Cảm cúm là bệnh lý ai cũng có thể mắc nhất là vào thời điểm giao mùa hay những người có sức đề kháng kém… Cúm sẽ khỏi hẳn sau từ 7 – 10 ngày, tuy nhiên bạn có thể tham khảo các loại thuốc cảm cúm thường được dùng để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
1. Cảm cúm là gì?
Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra và thường xảy ra vào mùa thu đông hay đông xuân. Bệnh rất dễ lây lan thông qua các giọt bắn. Cúm thường xuất hiện đột ngột, kéo dài trong vòng từ 7-10 ngày thì khỏi hẳn và có thể dùng thuốc để trị cảm cúm.
2. Triệu chứng thường gặp của bệnh cảm cúm
Sau 2 ngày cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh thì sẽ có biểu hiện và những triệu chứng thường gặp có:
- Sốt cao
- Ớn lạnh
- Ho
- Hắt hơi
- Sổ mũi
- Đau họng
- Đau cơ
- Đau đầu
- Cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng
- Dạ dày khó chịu, dấu hiệu này thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn.
- Ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài đến 6 tuần.
3. Các loại thuốc trị cảm cúm phổ biến
3.1. Nhóm thuốc giảm sốt, đau họng, nhức đầu
Người bệnh cảm cúm thường sốt cao, đau đầu, đau họng… nên các thuốc thường được dùng là để cải thiện tình trạng này. Trong đó thuốc giảm đau hạ sốt phổ biến nhất là Paracetamol (còn gọi là Acetaminophen). Khi sử dụng thuốc này khá an toàn, giúp hạ sốt, giảm đau hiệu quả ở mức độ vừa và nhẹ, không cần kê đơn, chỉ cần được hướng dẫn liều dùng. Dựa vào cân nặng của người bệnh nên liều dùng Paracetamol khác nhau ở người lớn và trẻ em, chú ý hai lần uống thuốc cách nhau từ 4 – 6 giờ.
3.2. Nhóm thuốc giảm triệu chứng ngạt mũi
Do bị hắt hơi, sổ mũi… nên người cảm cúm dễ ngạt mũi và nhóm thuốc thường được dùng điều trị triệu chứng này là các loại thuốc co mạch, dùng dưới dạng thuốc nhỏ mũi như xylometazolin, Naphazolin… Thuốc sẽ có tác dụng làm co động mạch nhỏ, tĩnh mạch hang và mao mạch, đẩy máu đi nơi khác, làm thông thoáng hốc mũi. Khi sử dụng sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn, giảm tình trạng nghẹt mũi kéo dài. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng các loại thuốc này từ 3 – 5 ngày, hạn chế sử dụng kéo dài vì có thể gây tác dụng phụ như đau đầu, viêm mũi, phù nề, giảm khả năng ngửi…
3.3. Nhóm thuốc giảm ho
Ho là phản ứng của cơ thể để loại bỏ dị vật đường thở ra ngoài. Nếu người bệnh cảm cúm ho ít, ho nhẹ thì không cần dùng thuốc giảm ho. Nhưng nếu thường xuyên ho, ho nhiều và ho gây đau rát cổ họng, khó chịu thì có thể dùng thuốc giảm ho.
Các trường hợp ho khan có thể dùng thuốc chứa thành phần codein hay Dextromethorphan. Nếu ho khan kèm theo sổ mũi, ngạt mũi có thể dùng thuốc chứa Decolgen, Atussin, Rhumenol… hay các thuốc giảm ho dextromethorphan chứa hoạt chất kháng histamin như fexofenadine, chlorpheniramine sẽ đồng thời giúp giảm nhanh triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi. Trong số này thì thuốc kháng histamin sẽ khiến người bệnh cảm cúm buồn ngủ, mất tập trung nên cần lưu ý không lái xe hay điều khiển máy móc sau khi dùng thuốc.
Với trường hợp cảm cúm ho có đờm thì có thể sử dụng các thuốc chứa Ambroxol, Bromhexin, Acetylcystein,… giúp làm long đờm, tiêu đờm, giảm ho và bớt khó chịu hơn.
3.4. Thuốc kháng virus
Các loại thuốc cảm cúm đều chỉ giúp giảm triệu chứng của bệnh cảm cúm chứ không có tác dụng loại trừ nguyên nhân hay rút ngắn thời gian mắc bệnh. Do đó người bệnh cảm cúm có thể chọn sử dụng thêm sản phẩm giúp thời gian mắc cúm ngắn lại. Sản phẩm này gồm có các thảo dược quen thuộc như Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo. Khi sử dụng sản phẩm này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN, nguyên nhân gây các bệnh ác bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban… Sản phẩm thích hợp dùng để phòng và hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể, hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra…
4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc cảm cúm để điều trị
Thông thường khi mắc cảm cúm, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi là có thể khỏi bệnh sau vài ngày mà không cần dùng thuốc hoặc chỉ dùng các thuốc để cải thiện triệu chứng của bệnh như sốt, đau nhức người, ho, đau đầu… Tuy nhiên khi sử dụng thuốc cần thực hiện đúng chỉ dẫn về liều lượng, thời gian uống thuốc… Đặc biệt là người bệnh cảm cúm không được sử dụng thuốc kháng sinh để trị cảm cúm bởi kháng sinh không có tác dụng đối với virus. Tự ý sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây nguy cơ kháng thuốc, nguy cơ xuất hiện các tác dụng không mong muốn. Người bệnh chỉ nên sử dụng kháng sinh có chỉ định của bác sĩ.
Khi thấy các triệu chứng như sốt cao kéo dài, dùng thuốc hạ sốt không hiệu quả, ho nhiều, khó thở, tức ngực, đau nhức, mệt mỏi kéo dài hơn 1 tuần thì người bệnh nên đi khám để được điều trị đúng cách, tránh các biến chứng không mong muốn thậm chí có thể gây tử vong.
5. Phòng ngừa bệnh cảm cúm
Cách phòng bệnh nói chung và bệnh cảm cúm nói riêng là tăng sức đề kháng tốt, nâng hệ thống miễn dịch. Mọi người có thể cung cấp đủ dưỡng chất cơ thể cần qua chế độ ăn hàng ngày, tập thể thao nâng cao sức khỏe và nghỉ ngơi để cơ thể được tái tạo…
Bên cạnh những việc này thì còn có thể tăng sức đề kháng bằng sản phẩm thảo dược an toàn và hiệu quả. Sản phẩm này có chứa Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo thích hợp để tăng sức đề kháng, phòng bệnh nhất là các bệnh theo mùa, các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra đồng thời hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra, giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban.