Đắp móng gel giữ được bao lâu? Có nên đắp móng gel không?

Đắp móng gel là kỹ thuật được nhiều chị em ưa chuộng bởi vẻ đẹp tự nhiên và khắc phục được những khuyết điểm của móng thật. Móng tay sẽ trở nên thon dài, nữ tính và quyến rũ. Tuy nhiên, đắp móng gel giữ được bao lâu là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Dưới đây, bài viết sẽ chia sẻ đến bạn câu trả lời và các thông tin liên quan.

Phân biệt các kỹ thuật đắp móng phổ biến

Hiện nay có nhiều phương pháp đắp móng như đắp móng bột, gel và lụa. Các kỹ thuật này ra đời là cứu tinh cho những chị em có móng tay ngắn và thích tạo nhiều kiểu nail. Nhiều chị em còn đang nhầm lẫn giữa các phương pháp này. Trước khi tìm hiểu đắp móng gel giữ được bao lâu, bạn cần phân biệt được các kiểu làm móng này.

Với đắp gel thì móng tay bạn sẽ được đắp một lớp gel, kết dính với móng bằng keo chuyên dụng và được khô dưới đèn. Loại gel này được kết hợp giữa polymer và monomer có sẵn. Sau khi đắp gel, bạn có thể thực hiện sơn, vẽ như trên móng thật. Khi móng bột bị nứt hay hỏng thì dễ dàng khắc phục.

Đắp móng bột là móng tay được phủ một lớp bột sau khi chà sát để tạo độ ma sát. Loại bột này do chính người thợ nail trộn từ hỗn hợp của polymer và monomer dạng lỏng. Lớp bột trên móng sẽ dày hơn so với đắp gel và để khô tự nhiên nên cần chờ thời gian lâu hơn. Khi móng gel bị sứt mẻ, bạn cần tới tiệm để những nhân viên có tay nghề  khắc phục.

Tương tự hai phương pháp trên, đắp móng lụa sử dụng móng nhân tạo đắp trên móng thật, giúp đắp và nối móng cho dài, dày và cứng cáp hơn. Móng giả này được tạo thành bởi các sợi dạng lụa, sợi thủy tinh hoặc tơ tằm. Nhờ vào siêu keo (super glue) nên các sợi được dán chặt vào nhau. Sợi tạo móng giả có thể bị bào mòn trong nước nên có thể dễ dàng tháo khi ngâm tay trong acetone.

Các phương pháp đắp móng là cứu tinh cho những chị em có móng ngắnCác phương pháp đắp móng là cứu tinh cho những chị em có móng ngắn

Ưu nhược điểm của các phương pháp đắp móng

Các phương pháp đắp móng đều là kỹ thuật tạo móng giả, giúp cải thiện các khuyết điểm của móng thật như móng tay ngắn, yếu, dễ gãy. Từ đó, người thợ có thể tự do trang trí, tạo hình với nhiều kiểu dáng đa dạng, sang trọng. Mỗi phương pháp làm móng sẽ có những đặc điểm nổi bật riêng.

Phương pháp đắp móng bột

Đắp móng bột là kỹ thuật có trước đắp móng gel và phổ biến tại hầu hết các tiệm nail. Phương pháp này được nhiều người ưa chuộng nhờ vào giá thành rẻ hơn đắp móng gel và bạn có thể tự khắc phục tại nhà nếu móng bị hư. Hơn nữa, khi bạn đắp móng bột sẽ không cần kiêng nước quá kỹ. Bên cạnh những thế mạnh trên, kỹ thuật đắp móng bột còn một số nhược điểm, gồm:

  • Móng giả khá dày, kém tự nhiên;
  • Khi sử dụng nhiều sẽ gây hại, làm hư móng thật;
  • Có mùi mạnh, khó chịu, nhiều người nhạy cảm sẽ bị dị ứng;
  • Thời gian làm lâu hơn do lớp bột lâu khô.

Phương pháp đắp móng gel

Phương pháp đắp móng gel ra đời sau và khắc phục được những khuyết điểm của đắp móng bột. Nhiều người yêu thích kỹ thuật này nhờ vào những ưu điểm như:

  • Đắp móng gel nhanh khô, thời gian hoàn thiện nhanh chóng;
  • Không có mùi gây khó chịu và không gây nhiều ảnh hưởng đến móng tay của bạn;
  • Độ dày vừa phải, không gây cảm giác vướng víu, khó chịu;
  • Mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho móng tay, thoải mái vẽ, tạo hình trên móng;
  • Giá cả phù hợp với chất lượng đem lại, dao động khoảng từ 150.000 VNĐ đến 400.000 VNĐ, phụ thuộc vào độ dài móng, họa tiết trang trí;
  • Khi chăm sóc tốt độ bền khá cao so với các phương pháp khác.

Đắp móng gel có nhiều ưu điểm nổi trộiĐắp móng gel có nhiều ưu điểm nổi trội

Bên cạnh những ưu điểm, khi đắp móng gel, bạn muốn thay đổi kiểu móng sẽ cần một khoảng thời gian để ủ và phá lớp gel cũ. Thời gian này từ 15 phút đến 1 tiếng. Hơn nữa, bạn nên cẩn thận trong quá trình chăm sóc vì lớp gel này khá dễ bong, gây mất thẩm mỹ. Khi bị tình trạng này, bạn không thể xử lý tại nhà mà phải ra tiệm nail.

Phương pháp đắp móng lụa

So với hai loại móng giả trên, móng lụa được sản xuất bởi công nghệ tiến tiến nhất. Kỹ thuật này giúp móng tay bạn trở nên xinh xắn và tự nhiên vì lớp móng rất mỏng và nhẹ như thật. Đắp móng lụa là an toàn, không gây kích ứng cho vùng da quanh móng, không có mùi khó chịu.

Hơn nữa, kỹ thuật này còn giúp bảo vệ móng tay thật của bạn, không xuất hiện các tình trạng viêm nhiễm, nấm ở khóe móng. Việc tạo form hay tháo lắp móng giả cũng dễ dàng thực hiện và nhanh chóng. Đắp móng lụa có độ thẩm mỹ và độ bền rất cao. Khi bạn chăm sóc cẩn thận, thời gian có thể kéo dài đến tận 4 hoặc 5 tháng.

Đắp móng lụa là một trong những kỹ thuật cao nhất, hiện đại nhất hiện nay. Vì vậy, giá thành một bộ móng lụa khá cao, tối thiểu 500.000 VNĐ, thậm chí lên đến tiền triệu. Những bạn thích sự thay đổi luân phiên kiểu dáng, hình vẽ nail thì sẽ khá tốn kém nếu dùng kỹ thuật này.

Đắp móng lụa là một trong những kỹ thuật cao nhất hiện nayĐắp móng lụa là một trong những kỹ thuật cao nhất hiện nay

Công cụ sử dụng để đắp móng gel

Bên cạnh câu hỏi đắp móng gel giữ được bao lâu, các công cụ sử dụng cho kỹ thuật này cũng được nhiều người quan tâm. Để có thể thực hiện đắp móng gel, những dụng cụ cần có bao gồm: keo dán móng, các loại móng giả để nối móng (móng clear, móng nature, móng white), khuôn giấy gel, giấy lau gel, nước rửa bụi, nước lau gel, chổi phủi bụi, sơn liên kết, cọ chải gel, bóng gel, các loại gel: clear, pink, white, nước phá gel.

Bên cạnh đó, để tạo hình móng cần có các màu sơn, màu nhũ gel yêu thích, phụ kiện (kim tuyến khô, xà cừ, hoa khô,…), đá để đính móng, dụng cụ gắp đá,,… Những công cụ làm nail này có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng bán đồ làm nail.

Để đắp móng gel cần nhiều công cụĐể đắp móng gel cần nhiều công cụ

Hướng dẫn các bước đắp móng gel

Đắp móng gel đang ngày càng thịnh hành nhờ vào những ưu điểm nổi trội mà nó mang lại. Phương pháp này cần tay nghề và kỹ thuật khá cao và bạn khó có thể tự thực hiện tại nhà một cách hoàn hảo. Để thực hiện đắp móng gel, người thợ cần trải qua quá trình học hỏi và luyện tập nhiều. Các bước thực hiện đắp móng gel gồm:

  • Bước 1: Vệ sinh thật sạch móng tay là cần thiết. Bạn hãy tẩy sạch các vết sơn cũ và tiến hành lấy những tế bào chết trên bề mặt móng, khóe và viền móng để tăng độ bám của gel.
  • Bước 2: Bạn cố định form móng tay bằng những miếng giấy, việc này giúp đắp móng gel dễ dàng hơn;
  • Bước 3: Chỗ phần móng không bị bao bởi giấy, bạn tiến hành chải gel vào. Sau khi chải, cho tay vào dưới ánh đèn chuyên dụng từ 1 đến 2 phút để gel khô hẳn. Khi thấy gel đã khô, bạn gỡ mảnh giấy form móng ra một cách nhẹ tay;
  • Bước 4: Tiến hành dũa theo hình dạng móng bạn thích. Bạn lưu ý cần dùng cây phủi bụi gạt những hạt bụi bám trên móng;
  • Bước 5: Trên phần đầu móng tay, bạn sơn một lớp sơn gel và cho vào ánh đèn chuyên dụng từ 1 đến 2 phút như lần đầu. Sau khi đã khô, bạn tiếp tục sơn một lớp dày hơn vào phần giữa móng. Bạn lưu ý cần dũa phần mặt trên móng để tạo độ mỏng, mịn;
  • Bước 6: Bạn bắt đầu tạo hình cho móng gel theo sở thích, bạn lựa chọn màu sơn yêu thích, vẽ, gắn thêm phụ kiện, dùng nhũ, đính đá để bộ móng thêm sinh động và nổi bật;
  • Bước 7: Trên móng đắp gel, bạn phủ thêm một lớp sơn bóng. Điều này giúp bảo vệ móng, giữ màu lâu hơn và bàn tay bạn thêm lấp lánh, óng ánh.

Sau khi dũa móng, bạn có thể tạo hình theo sở thíchSau khi dũa móng, bạn có thể tạo hình theo sở thích

Đắp móng gel giữ được bao lâu?

Đắp móng gel giữ được bao lâu là câu hỏi nhiều chị em quan tâm. Phương pháp này nhìn đẹp và có độ bền khá cao. Tuy nhiên, không thể có câu trả lời cụ thể vì còn phù thuộc vào tay nghề người làm, chất lượng gel và cách chăm sóc của bạn. Nếu bạn biết cách bảo quản, gel sử dụng tốt thì thời gian giữ móng sẽ lâu hơn và có thể giữ độ bền khoảng 1 tháng.

Đắp móng gel giữ được bao lâu phụ thuộc nhiều yếu tốĐắp móng gel giữ được bao lâu phụ thuộc nhiều yếu tố

Một số lưu ý khi chăm sóc móng tay đắp gel

Cách chăm sóc là một trong như yếu tố ảnh hưởng đến câu trả lời của đắp móng gel giữ được bao lâu. Một số lưu ý bạn cần biết để không làm ảnh hưởng đến độ bền móng tay đắp gel như sau:

  • Hạn chế để móng tay tiếp xúc với những vật cứng, sắt nhọn, dễ gây ra xước, bong tróc lớp gel;
  • Khi làm việc nhà như dọn dẹp, rửa chén,… nên đeo bao tay để hạn chế móng tay tiếp xúc trực tiếp với nước, đặc biệt là các chất tẩy rửa;
  • Nên để tay khô ráo nhất có thể;
  • Không sử dụng găng tay quá chật dễ gây trầy xước, gãy móng;
  • Không cắn móng tay sẽ ảnh hưởng đến lớp gel và ít nhiều gây ảnh hưởng sức khỏe của bạn vì lớp gel là hóa chất.

Sử dụng bao tay khi làm việc việc nhà để bảo vệ móng đắp gelSử dụng bao tay khi làm việc việc nhà để bảo vệ móng đắp gel

Cách chăm sóc móng luôn chắc khỏe

Không những chỉ trong giai đoạn đắp móng mà bạn cần chăm sóc móng thường xuyên để nó luôn khỏe, không dễ tổn thương. Bạn cần để móng có thời gian nghỉ ngơi, không nên sơn hay đắp móng giả liên tục, dù là phương pháp nào. Để tránh nhiễm trùng, bạn không nên lấy chất bẩn trong tay bằng các vật sắc nhọn, thay vào đó là bàn chải có lông mềm với xà bông để rửa sạch móng.

Bạn nên sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết để loại bỏ lớp sừng, giúp móng luôn cứng cáp. Bên cạnh đó, việc sử dụng các serum chuyên biệt sẽ giúp móng được bổ sung dưỡng chất. Bạn có thể sử dụng dầu dừa, dầu oliu thoa trực tiếp lên móng giúp dưỡng và bảo vệ bề mặt móng.

Bôi dầu dừa là một cách dưỡng móng hiệu quảBôi dầu dừa là một cách dưỡng móng hiệu quả

Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng đến độ cứng khỏe của móng. Bạn cần bổ sung vào thực đơn hằng ngày các loại thực phẩm chứa vitamin B1, B12, canxi thông qua ngũ cốc, bơ sữa,… Các vi lượng thiết yếu bạn cũng cần chú ý như lưu huỳnh, kẽm, sắt,… Khi gặp các vấn đề về nấm móng, viêm nhiễm cần liên hệ ngay bác sĩ da liễu để kiểm tra, chữa trị kịp thời.

Trên đây bài viết đã cung cấp đến bạn thông tin đắp móng gel giữ được bao lâu. Tuổi thọ móng sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Cách chăm sóc của bạn có ảnh hưởng lớn đến độ bền của nó. Hiện nay có nhiều phương pháp đắp móng trên thị trường để bạn có thể lựa chọn. Hy vọng những thông tin bài viết sẽ giúp bạn sở hữu bộ móng đẹp.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

Rate this post

Viết một bình luận