Khám phá về tengu – sinh vật huyền thoại trong truyền thuyết Nhật Bản | WeXpats Guide

 Khi du lịch đến Nhật Bản, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh về một nhân vật với chiếc mũi dài, khuôn mặt đỏ và giận dữ thường được bán trong các cửa hàng lưu niệm. Có lẽ nhiều người không biết rằng, ẩn sau lớp mặt nạ kỳ dị đó là vị thần linh thiêng trong văn hóa Nhật Bản – Tengu.

 Tengu – sinh vật mang hình ảnh một nhân vật với chiếc mặt nạ màu đỏ với khuôn mặt giận dữ và chiếc mũi dài. Trong văn hóa người dân Nhật Bản, Tengu mang nhiều ý nghĩa về tâm linh, nhiều người tìm đến những đền thờ Tengu để cầu nguyện ấm no, bình an, học vấn. 

 

Mục lục

Tên gọi tengu 

Tên gọi Tengu xuất phát từ một loài yêu quái nổi tiếng trong văn hóa Nhật Bản. Từ nguyên vị của Tengu là Tian-Gou, hay còn được biết đến với nghĩa “thiên cẩu”, chúng thường sống ở vùng rừng núi và được nhiều người tin rằng hiện thân của chúng là cầu nối giữa con người và thần linh. Ở Nhật, những vết tích đầu tiên về Tengu được tìm thấy sớm nhất vào thế kỷ VI, trùng với thời điểm Phật giáo du nhập vào quốc gia này.

Sự ra đời của tengu 

Trong văn hóa Nhật Bản, nguồn gốc của Tengu đến nay vẫn chưa được thống nhất rõ ràng. Một số cho rằng Tengu là một nhân vật xuất hiện trong các câu chuyện dân gian trung quốc du nhập vào Nhật Bản. Tuy nhiên, theo cổ sự ký kujiki thì tengu có nhiều điểm tương đồng với Amanozako – một nữ thần sinh ra từ thần bão tố Susanoo.

Hình dạng 

Thiên cẩu được mô tả là những sinh vật nửa người nửa quạ với một đôi cánh lớn trên lưng, lông vũ dài và bộ móng sắc nhọn. Tuy nhiên điểm đặt biệt của Thiên cẩu đến từ chiếc mũi của chúng. Ngày xưa, chúng có hình dạng một chiếc mỏ chim lớn, tuy nhiên đến khoảng thế kỷ XIV, chúng được thay thế bởi một cái mũi lớn và dài cùng khuôn mặt đỏ gay. Dù có vẻ ngoài quái dị hơn nhưng bù lại, hình dạng các Tengu lúc này lại giống con người hơn.

Tính cách 

Tính cách của các thiên cẩu Tengu được cho là khá kiêu ngạo, thù dai và rất dễ nổi nóng khi bị xúc phạm. Tuy nhiên chúng lại không thích những người kiêu ngạo và ích kỷ. Ngoài ra, các Tengu cũng thích can thiệp vào đời sống của con người dù nơi chúng sống khá tách biệt.

C:\Users\nguye\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\1500 hình 1.jpg

Sức mạnh của tengu 

Nhờ có hình dáng nửa quạ với đôi cánh lớn trên lưng nên Tengu có khả năng bay lượn rất giỏi, di chuyển cực nhanh. Bên cạnh đó, Tengu còn là một bậc thầy về nghệ thuật biến hình, chúng thường sử dụng khả năng này để trêu chọc, lừa gạt con người nhưng khác với các loài yêu quá khác, Tengu hầu như không làm hại họ.

Ngoài ra, sức mạnh của Tengu còn ở những kỹ năng vô cùng đặc biệt khác như tà thuật, hô phong hoán vũ bằng chiếc quạt thần. Về khả năng chiến đấu, Tengu rất giỏi võ, người ta cho rằng vào thời xưa, Tengu đã dạy võ cho các Ninja, samurai, kiếm sĩ. Khi đối diện với con người, khả năng ngoại cảm của thiên cẩu còn cho phép chúng trò chuyện mà không cần mở miệng hay mỏ, điều khiển và đọc được tâm trí của loài người.

Sự thay đổi quan niệm về tengu từ ác thần sang biểu tượng của may mắn, bảo hộ 

Từ thời xa xưa, Phật giáo quan niệm ác thần Tengu là loài quỷ gây rối và mang điềm báo chiến tranh. Chúng hay bắt cóc, làm hại và tàn sát tăng ni. Tuy nhiên theo thời gian, quan niệm này dần thay đổi, hình ảnh Tengu trở thành linh hồn che chở cho những nhà sư nơi núi rừng hoang vắng, những sự việc trong quá khứ vốn chỉ là sự tinh nghịch vốn có của thiên cẩu chứ không có tâm ý xấu xa thô bạo. Trong văn hóa Nhật Bản, Tengu cũng thường được gán ghép là yêu quái bởi có tính cách hiếu chiến, ngạo mạn. Việc người mất tích hoặc đi lạc vào thời bấy giờ cũng bị đổ lỗi cho Tengu. Tuy nhiên những người bị Tengu bắt cóc thường sẽ trở về ở một địa điểm cách xa nơi bị bắt và cũng không nhớ gì về chuyện này.

Khi muốn chiêm ngưỡng thần Tengu khi đến Nhật Bản, du khách có thể tìm đến Otaru thuộc vịnh Ishikari, Hokkaido. Dù có rất nhiều địa điểm ở xứ Phù Tang có Thiên cẩu ngự trị, Otaru đặc biệt ở chỗ đây là nơi có một ngọn núi mang tên Tengu, trên núi có đền thờ Thiên Cẩu với gương mặt khổng lồ cùng một bộ sưu tập hơn 700 mặt nạ Thiên Cẩu độc đáo từ khắp Nhật Bản.

Ngoài ra khi đến ngọn núi này, bạn đã có một địa điểm lý tưởng để ngắm nhìn toàn thành phố. Người dân Otaru mỗi khi lên đỉnh núi thường đến đây đề cầu nguyện. Bằng cách những cách vuốt mũi Tengu khác nhau, những ý nguyện được gửi gắm đi cũng khác nhau. Nếu cầu làm ăn phát đạt, cầu bình an thì dùng hai tay nhẹ nhàng xoa hai bên cánh mũi. Nếu cầu học vấn tấn tới, thuận lợi, đặt tay hai bên sống mũi và vuốt mạnh cùng lúc về chóp mũi. Nếu cầu gia đình êm ấn, mọi chuyện đều suông sẻ, dùng từng tay xoa cánh mũi ba lần. Nếu cầu mẹ tròn con vuông, con cái lớn lên khỏe mạnh, dùng tay xoa chóp mũi. 

Ngày ngày, có rất nhiều người lên núi thăm viếng và gửi gắm những mong muốn của mình đối với thần Tengu nên chiếc mũi dài cũng dần đổi màu do bị xoa quá nhiều. Qua đó có thể thấy, đối với tín ngưỡng người dân Nhật Bản, vì thần Thiên cẩu Tengu đã đóng một phần quan trọng trong đời sống tâm linh cũng như thể hiện sự linh thiêng mà con người nơi đây đang tin tưởng.

Tengu là vị thần nổi tiếng trong văn hóa người Nhật Bản. Ngày nay, hình ảnh của vị thần này đã được phát triển thành nhiều ý tưởng trong nhiều bộ phim, truyện hay game và được truyền bá rộng rãi. Nếu có cơ hội du lịch Nhật Bản, đừng bỏ qua cơ hội xoa lên mũi những bức tượng, đền thờ vị thần Thiên cẩu này nhé!

Rate this post

Viết một bình luận