Rượu, bia có chứa cồn, tên hoá học là ethanol (C2H5OH) là một chất gây nghiện làm ức chế hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương. Rượu, bia được sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam. Với đa số, uống một lượng nhỏ rượu, bia không gây ra tác hại gì đáng kể, nhưng nếu uống nhiều rượu, bia thường xuyên sẽ gây ra các vấn đề về sức khoẻ cá nhân và quan hệ xã hội.
Tác động của rưọu, bia
Tác động của rượu, bia đối với người sử dụng phụ thuộc vào:
• Lượng rượu, bia sử dụng
• Tốc độ uống nhanh như thế nào
• Chiều cao cân nặng
• Giới tính
• Tình trạng sức khoẻ nói chung
• Chức năng gan
• Uống rượu, bia một mình hay với nhiều người
• Có dùng rượu, bia với các chất gây nghiện khác không
Tác động tức thì
Rượu, bia làm chậm quá trình chuyển tải thông tin từ não đến toàn bộ cơ thể. Điều này khiến cho người sử dụng:
-
Cảm thấy thư thái, sảng khoái
-
Có những lời nói và hành động khác thường
-
Quay cuồng, khó giữ thăng bằng
-
Khó khăn trong việc kiểm soát và phối hợp các cử động của cơ thể
-
Phản ứng chậm
-
Dễ nổi cáu
-
Nôn ói
-
Nhìn không rõ
-
Líu lưỡi (nói không rõ)
Uống rất nhiều rượu, bia trong một thời gian ngắn gây ra:
• Trạng thái lơ mơ
• Đau đầu
• Buồn nôn hoặc nôn
• Run rẩy
• Bất tỉnh (ngất xỉu)
• Ngừng thở (hiếm)
Rượu, bia gây ảnh hưởng đến thị lực và chức năng kết hợp động tác của cơ thể, do đó trong tình trạng say rượu, bia, người sử dụng dễ gây tai nạn giao thông hoặc chết đuối.
Hậu quả lâu dài
Uống nhiều rượu bia trong một thời gian dài gây ra các vấn đề về sức khoẻ, tinh thần và gây ra các vấn đề xã hội khác. Uống nhiều rượu trong thời gian dài còn gây tổn thương vĩnh viễn đối với một số bộ phận của cơ thể. Các vấn đề này bao gồm:
-
Kém ăn
-
Đau dạ dày
-
Viêm nhiễm thường xuyên
-
Bệnh lý về da
-
Tổn thương gan và não
-
Tổn thương cơ quan sinh sản
-
Mất trí nhớ lẫn lộn
-
Rối loạn tim mạch
-
Trầm cảm
-
Ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ
-
Gặp các vấn đề khó khăn tại nơi làm việc
-
Các vấn đề về tiền bạc và luật pháp
Sử dụng rượu, bia cùng với các chất gây nghiện khác
Sử dụng rượu, bia đồng thời với các chất gây nghiện, hoặc các thầy thuốc khác có thể gây nguy hiểm. Sự kết hợp này bao gồm cả việc người bệnh uống thuốc(do Bác sỹ kê đơn) trong khi vẫn uống rượu, bia. Một chất gây nghiện có thể làm gia tăng tác hại của một chất gây nghiện khác. Rượu cũng có thể làm giảm hoặc làm mất tác dụng của các thuốc chữa bệnh.
Sử dụng rượu kết hợp với các chất làm ức chế các hoạt động của cơ thể như thuốc ngủ , heroin, cần sa… có thể gây ra:
-
Tư duy không rõ ràng
-
Ngày càng khó kiểm soát các hoạt động của cơ thể.
-
Gây ngừng thở và thậm chí gây tử vong
Dung nạp và lệ thuộc
Dung nạp rượu, bia xảy ra với tất cả mọi người. Dung nạp có nghĩa là phải liên tục tăng lượng rượu, bia để có thể đạt được tác động mong muốn (thoả mãn) mà lẽ ra đã có thể đạt được chỉ với một lượng dùng nhỏ như trước đó.
Lệ thuộc rượu, bia là khi rượu bia luôn luôn hiện hữu trong ý nghĩ, tình cảm và mọi hoạt động của người sử dụng. Không phải ai uống rượu, bia cũng bị lệ thuộc. Nhưng khi đã lệ thuộc rượu, bia, người sử dụng khó có thể từ bỏ, hoặc khó có thể giảm uống rượu, bia. Điều này là do xuất hiện của các triệu chứng cai dưới đây:
-
Lo lắng
-
Đồ mồ hôi
-
Chân tay run
-
Nôn, ói
-
Say
-
Ảo giác (nhìn thấy hoặc nghe thấy điều không có thực)
Những dấu hiệu này xuất hiện khi giảm, hay dừng sử dụng rượu đột ngột.
Phụ nữ và rượu, bia
Các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ nên uống rượu ít hơn nam giới. Điều này là do nồng độ rượu ở các bộ phận trong cơ thể ở nữ giới cao hơn so với nam giới. Khi uống rượu, đối với phụ nữ:
· Nồng độ rượu tăng trong máu nhanh hơn so với nam giới
· Say rượu nhanh hơn so với nam giới
· Rã rượu(hết say rượu) chậm hơn so với nam giới
Rượu, bia và phụ nữ mang thai
Uống rượu thường xuyên trong thời kỳ thai nghén sẽ gây tác hại cho cả mẹ và con. Uống nhiều rượu trong khi mang thai có thể gây đẻ non hoặc sinh ra có hội chứng bào thai do rượu(tăng trưởng chậm trước và sau khi sinh, và có các vấn đề về sức khoẻ tâm thần).
Các bác sỹ khuyên rằng phụ nữ có thai, hoặc phụ nữ dư định có thai không nên uống một chút rượu, bia nào.
Cốc/ly tiêu chuẩn
Một”cốc/ly tiêu chuẩn” là đơn vị đo lường được sử dụng để xác định lượng uống và mức độ an toàn trong việc sử dụng rượu, bia.
Các cốc/ ly rượu bia dưới đây mặc dù có các kích cỡ khác nhau, nhưng nếu cùng chứa khoảng 10g cồn. Sở dĩ chúng có các kích cỡ khác nhau là do mỗi laọi rượu/bia có nồng độ cồn khác nhau. Mỗi một cốc/ly được tính là một đơn vị cốc/ly tiêu chuẩn.
Rượu sâm panh
100ml
13độ cồn
Rượu vang trắng
100ml
13độ cồn
Bia nhẹ(bia hơi)
425ml
2.7 độ cồn
Bia
285ml
4.9 độ cồn
Rượu vang đỏ
60ml
20độ cồn
Rượu mạnh
30ml
40độ cồn
Hướng dẫn sử dụng rượu, bia ít gây ảnh hưởng (nguy cơ cấp)
Liều dùng và mức độ nguy cơ trong bảng dưới đây KHÔNG áp dụng trong các trường hợp sau:
· Người mắc các chứng bệnh mà việc uống rượu sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.
· Người đang uống thuốc
· Người dưới 18 tuổi
· Phụ nữ đang mạng thai
· Người đang thực hiện các công việc đòi hỏi kỹ năng và sự tập trung(điều khiển xe máy, ôtô, máy bay, các môn thể thao dưới nước, vận hành máy móc…)
Rượu- Nguy cơ nếu sử dụng trong thời gian ngắn:
Số cốc tiêu chuẩn trung bình trong ngày
Nguy cơ thấp
Nguy cơ vừa
Nguy cơ cao
Nam
6 cốc với không quá 3 ngày trong 1 tuần
7-10 cốc cùng thời gian
11 cốc hoặc hơn cùng thời gian
Nữ
4 cốc với không quá 3 ngày trong 1 tuần
5-6 cốc cùng thời gian
7 cốc hoặc hơn cùng thời gian
Nguy cơ nếu sử dụng rượu trong thời gian dài:
Trung bình số cốc/ly chuẩn sử dụng
Nguy cơ thấp
Nguy cơ TB
Nguy cơ cao
Nam
Trung bình trong 1 ngày
4
5-6
>,= 7
Tổng số cốc trong 1 tuần
tối đa 28
29-42
>,=43
Nữ
Trung bình trong 1 ngày
Tối đa 2
3-4
>,=7
Trung bình trong 1 tuần
Tối đa 14
15-28
>,=20
(Nguồn hướng dẫn về sử dụng rượu của Úc: Nguy cơ sức khoẻ và lợi ích, Hội đồng Ytế Quốc gia và Nghiên cứu Y học, Canberra 2001)
Uống rượu, bia say xỉn
Uống rượu, bia say xỉn là tình trạng một số người thỉnh thoảng uống rất nhiều bia, rượu khi có điều kiện gì đó mà bình thường họ không phải là ngưòi nghiện rượu hoặc uống rượu, bia thường xuyên. Với người nghiện rượu là khi họ uống liên tục say khướt trong nhiều ngày, nhiều tuần. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người quá chén, say xỉn dễ bị tai nạn, dẫn đến chấn thương, thậm chí tử vong.
Cai rượu
Việc cai rượu hay đào thải rượu ra khỏi co thể mất rất nhiều thời gian. Chỉ một lượng nhỏ rượu(khoảng 10%) đào thải qua đường thở, mồ hôi hoặc nước tiểu, còn chủ yếu rượu được đào thải qua gan.Tốc độ trung bình gan chỉ có thể chuyển hoá và đào thải tối đa là 1 cốc/ly tiêu chuẩn trong 1 giờ- không có cái gì có thể làm tăng tốc độ chuyển hoá của gan như uống cà phê, xối nước lạnh, tập thể dục hay nôn.
Nồng độ cồn trong máu và điều khiển phương tiện giao thông
Để xác định mức độ rượu bia sử dụng, người ta có thể đo lường nồng độ cồn trong máu. Nồng độ cồn trong máu (BAC – Blood Alcohol Concentration) được đo bằng số gram rượu có trong 100 cc máu. Ngoài ra, nồng độ cồn trong cơ thể của một người còn có thể kiểm tra qua hơi thở bằng máy đo nồng độ rượu, bia qua hơi thở. Lái xe máy, ôtô trong tình trạng nồng độ còn trong máu cao có thể nguy hiểm như gây tai nạn giao thông, dẫn đến chấn thương, hay chết người. Theo qui định, khi điều khiển xe ôtô, người điều khiển tuyệt đối đối không được uống rượu, bia (BAC = 0). Khi điều khiển xe gắn máy, nếu BAC>0,1 là vi phạm luật và bị phạt theo quy định. Người ta vẫn có thể bị phạt do uống quá giới hạn pháp luật cho phép các ngay cả khi chỉ điều khiển phương tiện vài giờ sau khi uống và không cảm thấy bị say.
Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương sẽ tiếp thêm sức mạnh cho những người nghiện CÓ QUYẾT TÂM cai. Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!