Lòng gà hay lòng vịt có thể xào với nhiều nguyên liệu khác nhau trong đó lòng gà xào dứa là cách làm được nhiều người lựa chọn, chỉ đứng sau lòng gà xào mướp . Cách làm lòng gà xào dứa đơn giản cùng với mùi tàu và hành là ngon ngọt lạ miệng hấp dẫn sẽ được trình bày trong bài viết này.
Món lòng mề gà , vịt tuy là nội tạng động vật (nhiều người không thích ăn vì cho rằng không vệ sinh) nhưng với văn hóa ẩm thực của người Việt, đây vẫn là bộ phận được chế biến thành nhiều món ăn rất ngon miệng. Trong đó món lòng mề gà xào dứa được nhiều người yêu thích bởi vị chua ngọt dịu của dứa, độ giòn của lòng mề gà, thoảng chút hương thơm của mùi tàu quả thực vô cùng hợp vị.
Ngoài dứa, nhiều người cũng dùng thêm giá đỗ để xào cùng. Khi dùng giá đỗ, hãy cho giá đỗ vào xào sau cùng vì giá đỗ nhanh chín. Hơn nữa giá đỗ xào chín tới ăn mới giòn và ngon.
Nêm gia vị cho vừa miệng. Khi dứa và lòng gà đã chín thì cho hành lá, mùi tàu vào đảo qua rồi tắt bếp ngay. Trút món ăn ra đĩa và ăn nóng.
Bắc chảo lên bếp, đun nóng 2 thìa dầu ăn rồi cho hành, tỏi, gừng băm nhỏ vào phi thơm với lửa nhỏ. Tiếp đó cho lòng gà vào xào. Khi thấy lòng gà bắt đầu săn lại thì cho dứa vào xào cùng.
Dứa gọt vỏ, khứa bỏ mắt. Bổ dọc dứa làm 4 rồi cắt bỏ lõi. Thái dứa thành những miếng mỏng vừa. Ướp dứa với 1 chút đường để dịu đi vị chua nếu ăn được ngọt.
Lòng gà rửa qua 1 lần rồi bóp với muối hạt và rượu gừng (nếu có) sau đó thái thành những miếng nhỏ vừa ăn.
Mẹo & lưu ý
Có thể cho thêm giá đỗ vào xào cùng nếu thích. Tuy nhiên mình không thích ăn dứa cùng giá đỗ nên mình không sử dụng. Khi xào giá chỗ bạn lưu ý chỉ cho giá vào sau cùng, đảo qua rồi tắt bếp ngay. Giá đỗ nhanh chín và nếu xào lâu sẽ bị nhũn nát mất đi độ giòn.
Gan là bộ phận thải độc của cơ thể người cũng như động vật. Mặc dù gan gà chứa nhiều dinh dưỡng và được dùng để chế biến thành nhiều món ăn như pate gan gà, cháo gan gà cho bé ăn dặm… nhưng nếu không chọn được bộ lòng từ gà ta (loại gà được nuôi ăn thóc ở quê) thì tốt nhất không nên sử dụng vì chứa nhiều độc tố. Đặc biệt gan gà nuôi công nghiệp khi ăn thường bị hôi, có mùi “gây gây” rất khó ăn.
Khi chế biến các món ăn từ lòng mề của gà, vịt… hãy sơ chế thật kỹ bằng cách bóp muối hạt, rượu gừng (nếu có), rửa nhiều lần với nước cho sạch trước khi nấu. Mọi người thường ngâm gan gà vào nước vo gạo để khử độc khi chế biến các món ăn từ gan gà cho trẻ ăn dặm.