Lời giải chính xác cho câu hỏi miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản tự sự là gì sẽ có trong bài viết sau. Có thể thấy trong quá trình phát triển của Văn học, việc thể hiện nhân vật thông qua nội tâm ngày càng có vai trọng quan trọng. Nội tâm đó là tâm trạng, suy nghĩ và những phản ánh tâm lý… của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời. Bởi vậy khi hiểu về miêu tả nội tâm nhân vật, ta sẽ biết được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện mà tác giả đề cập trong tác phẩm một cách rõ ràng nhất.
Trước khi tìm hiểu miêu tả nội tâm nhân vật, ta sẽ tìm hiểu khái niệm về văn tự sự là gì, nội tâm có nghĩa gì?
Miêu tả nội tâm nhân vật là một trong các yếu tố làm nên thành công tác phẩm
Đặc điểm chung văn bản tự sự
Văn tự sự (văn kể chuyện) là phương thức trình bày chuỗi các sự việc, hiện tượng, từ sự việc này đến hiện tượng kia, cứ thế nối tiếp nhau và đi đến kết quả cuối cùng thể hiện một thông điệp ý nghĩa nhất định.
-
Đối với văn bản tự sự kể chuyện đời thường: trình bày văn bản có bố cục 3 phần, các sự việc sắp xếp với nhau thành chuỗi có ý nghĩa, lời văn mạch lạc. Tuỳ thuộc vào từng nội dung, đối tượng để người viết lựa chọn tình huống hợp lý có ý nghĩa.
-
Đối với văn bản tự sự kể chuyện tưởng tượng, hư cấu: mang yếu tố không có thật nhưng các sự việc vẫn phải được sắp xếp hợp lý, câu chuyện phải có bố cục đầy đủ, đặc biệt là thể hiện được ý nghĩa rõ ràng.
Nội tâm được miêu tả như thế nào?
Nội tâm có nghĩa chỉ những điều bên trong – “nội”; còn “tâm” có nghĩa chỉ mặt tình cảm, suy nghĩ, ý chí của con người. Như vậy, đơn giản “nội tâm” là khái niệm chỉ tâm tư, tình cảm của con người, đây được xem như một phần tính cách của con người. Những người sống nội tâm thường rất hiếm khi chia sẻ về cuộc sống, tâm trạng, cảm xúc của mình với người khác, khi giao tiếp tạo cảm giác hơi khó để bắt chuyện, làm quen.
Miêu tả nội tâm đi sâu diễn tả những điều ẩn ý bên trong nhân vật
Nội tâm nhân vật nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật, đó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lý… của nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời.
Miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản tự sự
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩa, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật, đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật trở nên sinh động. Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm của nhân vật. Bên cạnh đó, nội tâm nhân vật còn có thể miêu tả gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,… của nhân vật.
Trong văn bản tự sự, đặc tả nội tâm nhân vật là bằng các biện pháp nghệ thuật, tác giả khắc họa đậm nét nội tâm nhân vật một cách khác biệt độc đáo, nổi bật, đạt đến mức điển hình nhằm chuyển tải một thông điệp nghệ thuật rõ ràng.
Tâm lý, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân, nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lý phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật là thước đo tài năng của người nghệ sĩ, tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật để tạo nên phong cách nhà văn. Một nhà văn tài ba là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn từ và khả năng miêu tả tâm lí nhân vật một cách tài tình.
Quá trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam, việc miêu tả nhân vật qua nội tâm được các nhà văn đặc biệt quan tâm. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã đạt được những thành tựu rực rỡ, chứng tỏ Nguyễn Du có khả năng nắm bắt một cách tài tình những ý nghĩ, cảm xúc thầm kín của nhân vật và diễn tả một cách trọn vẹn và sinh động nhất. Ta cũng bắt gặp cách miêu tả nội tâm nhân vật Chí Phèo đầy cảm xúc, giằng xé của Nam Cao, hay nỗi đau tận cùng của chị Dậu trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Nam Cao – tất cả tạo nên những tác phẩm tiêu biểu và bất hủ trong nền văn học.
Nền văn học Việt Nam rất nhiều tác giả thành công với việc miêu tả nội tâm nhân vật
Việc biểu hiện hợp lý và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân vật, nói như L.Tônxtôi: “Mục đích chính của nghệ thuật…là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được”. Để làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật.
Hi vọng câu hỏi miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản tự sự là gì đã có lời giải đáp. Trong văn học yếu tố nội tâm luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.