Lễ nạp tài là gì? Tiền nạp tài và sính lễ đám cưới cần gồm những gì?

Một trong những phong tục cưới hỏi truyền thống của Việt Nam đó là lễ nạp tài. Lễ nạp tài là gì? Cần chuẩn bị gì cho lễ này. Xem ngay bài viết dưới đây của Mimosa Wedding.

Các quốc gia trên thế giới đều rất ngưỡng mộ Việt Nam vì sau bao năm bị xâm lược, chiến tranh liên miên vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc. Nghi thức lễ nạp tài truyền thống trong đám cưới người Việt chính là một minh chứng rõ ràng. Hôm nay, chúng là sẽ cùng tìm hiểu về lễ nạp tài trong đám cưới truyền thống Việt Nam

Lễ nạp tài là gì

Trước đám cưới, giữa hai bên nhà trai và nhà gái thường nhắc đến lễ nạp tài, hôm nay, Mimosa sẽ cùng bạn tìm hiểu lễ nạp tài là gì. Trong phong tục truyền thống của người Việt Nam, đây là hoạt động không thể thiếu trong lễ ăn hỏi hoặc lễ rước dâu.  Lễ nạp tài được coi như một lời cảm ơn của nhà trai đối với nhà gái khi đã sinh thành, nuôi dưỡng cô dâu và đã tin tưởng chàng rể tương lai có thể đem lại hạnh phúc cho con gái của mình.

le nap tai la gi

Trong đám hỏi nhà trai thường đem đến nhà gái nhiều tráp lễ. Các tráp lễ trong truyền thống không thể thiếu như tráp trầu cau, tráp hoa quả, tráp bánh nướng/bánh dẻo,… Ngoài ra, nhà trai cần chuẩn bị một khoản tiền cho cô dâu trước khi về nhà chồng có thể chi tiêu một phần cho đám cưới, mua đồ cá nhân.

Thường thì mỗi địa phương sẽ có hình thức và mức độ tài sản cho lễ nạp tài khác nhau và còn tùy thuộc vào kinh tế gia đình đôi bên. Lễ nạp tài là bước đầu thể hiện sự thiện ý và gắn bó giữa cô dâu và chú rể cũng như hai bên thông gia.

Trong lễ nạp tài, để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất thường các gia đình 2 bên sẽ phải thuê thợ chụp phóng sự cưới.

le nap tai la gi

Tiền nạp tài đám cưới bao nhiêu

Tiền nạp tài đám cưới bao nhiêu là do sự thỏa thuận của hai bên thông gia. Nhưng tuy nhiên cũng có những nguyên tắc truyền thống. Ví dụ như tiền nạp tài ở miền Bắc bắt buộc phải là đầu số lẻ, có thể là 3 triệu, 5 triệu, 7 triệu hoặc có thể lớn hơn nữa tùy quy mô đám cưới và tài sản hiện có. Nhưng ở miền Nam thì ngược lại, người ta quan niệm là tiền nạp tài nên chọn đầu số chẵn như 4 triệu, 6 triệu…

Thông thường, số tiền này cũng không quá lớn, tuy nhiên cũng là một vấn đề mà hai gia đình nên cân nhắc để tránh xảy ra xung đột đáng tiếc giữa hai bên. Nhà gái cũng cần dựa theo hoàn cảnh bên nhà trai để đưa ra “tiền thách cưới” hợp lý. Quan trọng vẫn là hai con có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, đầy đủ.

Sính lễ đám cưới gồm những gì?

Ngoài tiền nạp tài thì không thể không tính đến chi phí cho sính lễ rước dâu. Đó là các mâm tráp nhà trai đem đến nhà gái trong lễ ăn hỏi. Vậy tiền sính lễ đám cưới gồm những gì?

Tráp trầu cau: Người Việt Nam quan niệm “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Vì thế mâm tráp này là bắt buộc từ Bắc chí Nam và là sính lễ đầu tiên. Mỗi quả cau tương ứng với hai lá trầu và tổng số cau sẽ là số lẻ. Có nơi sẽ chỉ dùng loại tráp khoảng 50 quả cau trở lại, những có những gia đình dùng tráp rất lớn, khoảng 100 quả cau, hơn nữa hình dáng trang trí rất đẹp, từng quả đều được chọn lọc đẹp mã.

le nap tai la gi

Tráp hoa quả: Tương tự, số lượng hoa quả cũng sẽ là số lẻ. Thường có thể chọn những loại hoa quả là đặc sản của nhà sản, hoặc những loại hoa quả được coi là may mắn như xoài, nho, mãng cầu,…

Tráp bánh: Tùy nơi sẽ có những loại bánh đặc sản khác nhau. Bánh cốm là loại bánh phổ biến ở Việt Nam. Hoặc một vài tỉnh thành sẽ khác biệt, như ở Bắc Ninh sẽ dùng bánh phu thê đặc sản…

Hiện nay có nhiều nơi chuẩn bị các loại tráp từ 5-9 tráp, người mua chỉ cần chọn theo combo, giá cả có thể từ 2 triệu đến trên 10 triệu cũng có. Nhiều tráp rồng phượng, trang trí hoa tươi rất đẹp.

Tiền dẫn cưới bao nhiêu

Ngày nay, lễ dẫn cưới được gộp với lễ ăn hỏi. Tiền dẫn cưới được đựng trong lì xì, hoặc có thể biểu hiện bằng những vật chất có giá trị như trang sức, vàng miếng. Đây có thể coi là tiền thách cưới của nhà gái và giá trị cũng phụ thuộc vào vùng miền và hai bên gia đình. Vậy tiền dẫn cưới hết bao nhiêu? Tiền thách cưới trung bình trải dài từ 1 triệu đến 10 triệu đồng.

Tiền dẫn cưới cũng chính là tiền nạp tài, dùng trong lễ nạp tài. Tiền dẫn cưới trong phong bao màu đỏ sẽ được đính kèm với đồ sính lễ. Ngoài ra, tiền nạp tài, tiền dẫn cưới còn được gọi là tiền thách cưới hoặc lễ tiền đen.

le nap tai la gi

Phát biểu gì trong lễ nạp tài

Lễ nạp tài cần hai người đại diện của hai bên nhà trai nhà gái lên phát biểu, có thể ở những địa phương khác nhau sẽ có các phương thức khác nhau. Người đại diện, đặc biệt là bố mẹ cô dâu chú rể không phải ai cũng giỏi đứng trước đám đông phát biểu. Vậy, người đại diện cần phát biểu những gì?

  • Lời chào: Dù phát biểu gì thì đầu tiên cũng có lời thưa gửi bày tỏ sự tôn trọng, lời cảm ơn mọi người đã đến chung vui với hai gia đình cũng như cô dâu chú rể. Hơn nữa cũng thể hiện sự vui mừng, phấn khởi trước niềm hạnh phúc của cô dâu chú rể.

  • Lời giới thiệu: Người đại diện nên giới thiệu về hai bên nhà trai, nhà gái, cô dâu, chú rể (nếu đại diện nhà trai sẽ nói về nhà trai, tương tự như vậy với nhà gái).

  • Nội dung chính: Có thể nói sơ về sự hòa hợp của cô dâu chú rể, thể hiện sự vui vẻ của gia đình khi được đón dâu mới về/được nhà gái tin tưởng, tín nhiệm giao con dâu cho nhà trai chăm sóc về sau này. Đặc biệt, không thể thiếu việc chúc mừng hạnh phúc.

Thứ hai, nhà trai sẽ bày tỏ lòng thành kính với các đồ sính lễ đã chuẩn bị. Đại diện nhà gái phát biểu cần có lời cảm ơn sâu sắc khi nhà trai đã đến đông đủ, đúng giờ và món quà (sính lễ) đến với gia đình.

  • Kết thúc: Một lần nữa chúc phúc cô dâu chú rể và cảm ơn toàn thể những người đã có mặt trong buổi lễ nạp tài.

le nap tai la gi

Trên đây là những thông tin về một lễ nạp tài trong đám cưới từ xưa đến nay của người Việt Nam. Mong rằng mọi người đều đã định hình được những nội dung mà Mimosa Wedding đem đến. Chúc các bạn sắp cưới và sẽ cưới sẽ tìm được ý trung nhân của đời mình và có một đám cưới vui vẻ và hôn nhân đong đầy hạnh phúc!

Rate this post

Viết một bình luận