Cây vạn tuế hợp mệnh gì? Nên đặt ở vị trí nào? – Mê Nhà Đẹp

Không phải ngẫu nhiên mà cây Vạn Tuế được xếp vào top 5 những cây quyền lực nhất Việt Nam và là loài cây có tuổi thọ cao nhất trong những loài sinh vật cảnh đẹp và ý nghĩa ở Châu Á. Có được điều này là do chúng mang lại rất nhiều điều tốt lành đến cho gia chủ. Tuy nhiên, nếu bạn trồng cây trong nhà thì bạn phải lưu ý hướng đặt cây để chúng phát huy khả năng của mình. Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn về loài cây này, về những công dụng, xem chúng đem lại những điều gì, vị trí đặt cây như thế nào? Chúng phù hợp với những người tuổi nào và cách trồng, chăm sóc vạn tuế có khó không?

Đây là loài cây được xếp vào top 5 những cây quyền lực nhất Việt NamĐây là loài cây được xếp vào top 5 những cây quyền lực nhất Việt Nam

Về cây Vạn Tuế

Nguồn gốc, đặc điểm

Là loài cây bắt nguồn từ miền nam nước Nhật, sau đó chúng được trồng khá nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và nhiều quốc gia khác.

Bạn Đang Xem: Cây vạn tuế hợp mệnh gì? Nên đặt ở vị trí nào?

Đây là loài cây đặc biệt với hình dáng khác lạ. Thân cây Vạn Tuế có hình trụ tròn, không có gai, có chiều cao từ 1 – 3m.. Nhưng đây chỉ là thân giả sinh trưởng cùng với sự thoái hóa của những bẹ lá.

Lá cây tỏa đều quanh thân, cuống lá như những chiếc lông chim công. Màu lá đậm dần theo thời gian, càng già, lá cây càng đậm.

Là loài cây đơn tính, trên cây có cả hoa đực và hoa cái. Hoa cái có hình dạng giống như trái bắp, xung quanh được bao phủ bởi lớp lông màu trắng hơi ngả vàng. Hoa đực thì kích thước nhỏ và dài hơn.

Theo nhiều thông tin thì chúng không có quả nhưng thực ra là có. Quả Vạn Tuế có hình dáng tương tự như quả cau với màu da bò. Bên trong chứa nhiều hạt dẹt màu cam.

Thân lá cây kết hợp với nhau tạo thành một loài cây uy nghi, bệ vệ và thường được dùng để làm cảnh văn phòng, nơi công cộng. Đặc biệt chúng được đặt ở những nơi trang nghiêm như lăng Bác, các khu tưởng niệm, những di tích văn hóa và cả ở các văn phòng hội sở,… Đặc biệt, đền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ đang sở hữu một cây Vạn Tuế 800 năm tuổi.

Cây Vạn Tuế 800 năm tuổiCây Vạn Tuế 800 năm tuổi

Công dụng

Là loại cây cảnh được ưa chuộng bởi chúng có màu xanh tốt và hình dáng bắt mắt. Những không gian được trang trí bởi loài cây này đều thêm trang trọng và có sức sống hơn.

Nhiều người còn lựa chọn những chậu cây Vạn Tuế mini để trang trí bàn học, bàn làm việc.

Những nhánh lá cây mang hình dáng lạ nên thường được dùng để cắm hoa trong những dịp lễ, đám,…

Theo nhiều nghiên cứu Đông y, lá của chúng đem sao khô sẽ trở thành bài thuốc quý để giải độc, chữa viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày, rối loạn kinh nguyệt và chứng đau dây thần kinh…Hoa, quả, hạt và rễ cây cũng là những vị thuốc.

Chậu mini để bànChậu mini để bàn

Cây Vạn Tuế trong phong thủy

Ý nghĩa phong thủy

Với dáng cây sang trọng, uy nghi và tràn đầy sức sống, loài cây này mang thông điệp về sự bền vững trong sự nghiệp. Không những thế, chúng hân hạnh được xếp vào bộ 3 cây phong thủy quyền lực Phúc, Lộc, Thọ theo thứ tự là cây Sanh, cây Lộc Vừng và cây Vạn Tuế. Đại diện cho “Thọ” nên trồng loài cây này, gia chủ sẽ được bình an, may mắn, trường thọ.

Là loài cây giúp loại bỏkhí độc, cân bằng âm dương, khi được kết hợp với nhiều cây khác trang trí nhiều công trình, Vạn Tuế sẽ thể hiện sự uy nghi như những tráng sỹ.

Xem Thêm : Cây Kim Ngân hợp với tuổi nào? Mệnh gì?

Ngoài ra, chúng còn đại diện cho những người kiên nhẫn, quyết liệt và sống giàu tình cảm.

Theo phong thủy, khi cây ra hoa là lúc chúng phát huy tác dụng phong thủy mạnh mẽ nhất.

Cây Vạn Tuế hợp mệnh gì? Tuổi nào?

Với mỗi loài cây phong thủy, trước khi trồng mọi người thường không quên việc xem chúng có hợp với năm sinh cũng như bản mệnh theo Ngũ Hành của mình hay không. Nếu như bạn thuộc mệnh Mộc hay mệnh Thủy thì đây là loài cây dành cho bạn. Trồng và chăm sóc chúng tươi tốt, bạn sẽ đón nhiều may mắn, tài lộc và sự phát triển công danh bền vững.

Những người mệnh Thủy và mệnh Mộc là những người có năm sinh sau đây: 1942 – Nhâm Ngọ, 1943 – Quý Mùi, 1950 – Canh Dần, 1954 – Tân Mão, 1956 – Bính Thân, 1957 – Đinh Dậu, 1958 – Mậu Tuất, 1972 – Nhâm Tý, 1973 – Quý Sửu, 1974 – Giáp Dần, 1980 – Canh Thân, 1981 – Tân Dậu, 1982 – Nhâm Tuất, 1989 – Kỷ Tỵ, 1996 – Bính Tý, 1997 – Đinh Sửu.

Xem thêm : Cây lộc vừng vừa đẹp vừa mang nhiều ý nghĩa phong thủy

Khi cây ra hoa là lúc chúng phát huy tác dụng phong thủy mạnh mẽ nhất.Khi cây ra hoa là lúc chúng phát huy tác dụng phong thủy mạnh mẽ nhất.

Trồng cây Vạn Tuế trong nhà được hay không?

Với nhiều nghĩa và tác dụng kể trên, cộng thêm đặc tính dễ thích nghi, dễ dàng sống khỏe mạnh trong nhiều điều kiện sinh trưởng khác nhau nên nhiều người lựa chọn trồng chúng trong nhà. Điều này cũng rất tốt bởi nó càng đem lại nhiều may mắn, giàu có và quyền lực cho chủ nhân.

Vị trí đặt cây Vạn Tuế

Nhưng nếu bạn muốn thực hiện tốt điều này, bạn phải lựa chọn nơi trồng thích hợp. Tốt nhất nên đặt cây ở những nơi thoáng mát, không khí lưu thông tốt, không gian rộng rãi và đặc biệt tránh xa tầm tay trẻ em vì chúng có chứa độc tố nguy hiểm.

Những nơi như phòng khách, đại sảnh, hành lang, cầu thang hoặc trước sân nhà là những nơi có địa thế tốt để trồng cây Vạn Tuế vì khá thông thoáng, mát mẻ, rộng rãi và ít ánh sáng.

Bạn không nên trồng cây ở nơi kín gió như những phòng kín, phòng ngủ,… cũng đừng nên đặt cây nơi cửa ra vào vì lá chúng xòe ra sẽ gây hẹp lối đi và cũng không tốt theo phong thủy.

Tuy nhiên, chúng lại có tác dụng tích cực trong việc chắn luồng khí lớn di chuyển qua lại khi đặt nơi đại sảnh hay ở vị trí chắn giữa 2 cửa thông nhau.

Cây Vạn Tuế sẽ khỏe mạnh khi được đặc ở nơi nhiều nắng gió và ngập tràn ánh sáng nhưng không phù hợp với những nơi có ánh nắng gắt. Ánh nắng dễ làm chúng cháy và khô héo lá dễ dẫn đến chết cây. Khả năng chịu lạnh của cây kém.

Nếu trồng cây, bạn nên lựa chọn nơi hướng Bắc hoặc hướng Tây.

Tốt nhất nên đặt cây ở những nơi thoáng mát, không khí lưu thông tốt.Tốt nhất nên đặt cây ở những nơi thoáng mát, không khí lưu thông tốt.

Cách trồng cây Vạn Tuế

Chuẩn bị đất và dụng cụ trồng

Đây là loài cây không kén đất, chúng có thể thích nghi nhanh với nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn chuẩn bị loại đất thịt, giàu dinh dưỡng và trộn với phân chuồng ủ hoai, tro trấu và xỉ than thì sẽ là loại đất phù hợp nhất.

Xem Thêm : 10 Loại Cây Cảnh Treo Tường Trong Nhà Mang Lại Không Gian Xanh

Nếu là đất cũ, bạn nên bón vôi bột để xử lý mầm bệnh tiềm ẩn trong đất.

Dụng cụ trồng cây là những chậu có lỗ thoát nước. Tùy theo kích thước cây mà bạn chọn chậu phù hợp.

Cách nhân giống và thời điểm trồng

Thông thường có 2 cách nhân giống bằng hạt và bằng cách tách cây con.

  • Dùng hạt giống cây Vạn Tuế: đây là cách dễ dàng tạo được cây con, tỷ lệ nảy mầm và sống cao nhưng lại mất thời gian rất lâu cây mới ra hoa kết trái (thường mất tầm 10 năm).
  • Phương pháp tách cây con được lựa chọn nhiều bởi đơn giản, cây nhanh ra hoa. Nhưng bạn cần lựa chọn cây mẹ khỏe mạnh.

Thời điểm trồng thích hợp là khoảng tháng 3, tháng 4 hay tháng, tháng 9 vì lúc này thời tiết dễ chịu, mát mẻ cây dễ bén rễ vào môi trường mới.

Nhân giống bằng hạt hoặc tách gốcNhân giống bằng hạt hoặc tách gốc

Kỹ thuật chăm sóc

Đây là một trong những loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng để chúng luôn tươi tốt và phát huy tác dụng phong thủy của mình thì bạn phải lưu ý những điểm sau đây:

Tưới nước

Bạn nên chú ý tưới nước vừa đủ cho cây đặc biệt là vào mùa nắng và mùa mưa. Cây chịu hạn tốt nhưng bạn cũng không nên để đất quá khô, cây nhanh cỗi. Mùa mưa bạn nên chống úng cho cây vì khả năng chịu úng của cây rất kém.

Trường hợp trồng cây trong nhà, mỗi tuần bạn chỉ cần tưới 1 – 2 lần.

Lượng nước tưới mỗi lần tỷ lệ thuận với tuổi thọ và kích thước của cây.

Ánh sáng

Như đã nói ở trên, cây Vạn Tuế cần ánh sáng để phát triển nhưng không phải ánh nắng gắt. Tốt nhất là nên đặt cây ở điều kiện bán râm.

Nếu cây sống chủ yếu trong nhà, trong văn phòng thì mỗi tuần bạn nên đưa cây ra ngoài môi trường tự nhiên 2 lần vào buổi sáng từ 6 – 9h. Nếu bạn không thực hiện việc này, cây sẽ bị thiếu ánh sáng, dễ bị vàng lá, không khỏe mạnh.

Bón phân và phòng trừ sâu bệnh

Để cung cấp dinh dưỡng cho cây, bạn nên định kỳ bón phân NPK khoảng 4 – 6 tháng 1 lần. Đồng thời bạn nên chú ý làm cỏ, giữ thông thoáng gốc cây và tỉa bỏ những lá khô héo kịp thời để tránh sâu bệnh cho cây.

Nên giữ thông thoáng gốc cây và tỉa bỏ những lá khô héo kịp thời để tránh sâu bệnh cho câyNên giữ thông thoáng gốc cây và tỉa bỏ những lá khô héo kịp thời để tránh sâu bệnh cho cây

Đến đây có lẽ bạn đã nắm được những ý nghĩa phong thủy, những công dụng cũng như cách trồng và chăm sóc cây Vạn Tuế rồi đúng không? Đặc biệt, những người mệnh Mộc và mệnh Thủy nên trồng loại cây này. Tốt nhất là trồng cây ở hướng Bắc và hướng Tây để tốt cho cả cây và chủ nhân bạn nhé!

Chúc bạn sớm trồng được những cây tuyệt đẹp!

Nguồn: https://menhadep.com
Danh mục: Trang trí văn phòng

Rate this post

Viết một bình luận