Có nhiều thợ làm nghề chăm sóc chó, mèo tay nghề cao muốn mở cửa hàng riêng nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Việc này không hề đơn giản, đòi hỏi bạn có kế hoạch rõ ràng, sự chuẩn bị, tính toán kỹ càng. Cùng Kimi Pet tìm hiểu chi phí mở spa thú cưng cũng như cửa hàng thú cưng trong bài viết này.
1. Phân biệt spa, làm đẹp cho thú cưng và cửa hàng thú cưng
1.1. Spa cho thú cưng là gì?
Đây là nơi cung cấp các dịch vụ chăm sóc thú cưng như dịch vụ cắt tỉa lông, nhuộm lông, cắt tỉa móng, tắm trọn gói, nhận trông giữ…
Ở đó họ cũng có bán một số sản phẩm, phụ kiện liên quan tới chăm sóc thú cưng như đồ ăn, hạt, đồ chơi, kéo cắt tỉa, thuốc nhuộm, chuồng…
1.2. Cửa hàng thú cưng là gì?
Còn với cửa hàng thú cưng, là một hình thức lớn hơn và chứa tất cả những hoạt động của spa, làm đẹp cho thú cưng. Ngoài ra, ở đây sẽ bán tất cả những sản phẩm, phụ kiện liên quan tới thú cưng và còn có cả dịch vụ mua, bán thú cưng.
2. Chi phí mở spa thú cưng cơ bản cho người mới bắt đầu
Một điều quan trọng trước khi bắt đầu kinh doanh đó chính là tìm hiểu các nguồn chi phí sẽ có cũng như nguồn vốn bạn cần để có thể bắt đầu.
2.1. Tiền nhập hàng, phụ kiện và trang thiết bị cho spa
Để bắt đầu kinh doanh thì bạn sẽ cần khảo sát thị trường thú cưng và chuẩn bị rất nhiều phụ kiện, đồ dùng như:
- Thức ăn (hạt, thức ăn khô…): cần phải là đồ có chất lượng tốt và an toàn cho thú cưng.
- Phụ kiện (cát vệ sinh, chuồng, bồn tắm, đồ chơi, balo, nệm nằm, dây dắt, xích…): nên ưu tiên các sản phẩm phổ thông, mẫu mã đẹp với mức giá trung bình trước.
- Máy móc, trang thiết bị như
kéo cắt tỉa
Tối ưu nhất là bạn sẽ đi tìm kiếm những nhà phân phối các phụ kiện, sản phẩm trên. Việc này sẽ giúp bạn có những ưu đãi, giá tốt hơn khi mua hàng với số lượng lớn, liên tục.
Với những shop mới mở, quy mô nhỏ thì chi phí ban đầu cho việc nhập hàng, trang thiết bị rơi vào khoảng 60 – 70 triệu đồng cho lần đầu tiên. Tùy thuộc vào kết quả kinh doanh mà bạn có thể nhập thêm số lượng, mẫu mã nhiều hơn trong những lần tiếp theo.
2.2. Địa điểm cửa hàng và chi phí thuê mặt bằng
Tiền mặt bằng cũng là một vấn đề khi bạn mở cửa hàng. Nếu bạn có sẵn địa điểm thì đó là điều tốt, nếu không thì bạn cần phải tìm vị trí để thuê. Lúc này bạn cần chú ý để thuê cửa hàng có những đặc điểm sau:
- Gần khu dân cư như chợ, trường học… và những khu vực mà người dân có thu nhập trung bình khá trở lên.
- Thuận tiện đi lại, có nơi trông gửi xe.
- Cửa hàng không nhất thiết phải ở mặt đường nhưng phải dễ tìm.
Khi bạn thuê cửa hàng ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng thì chi phí mở pet shop mỗi tháng sẽ rơi vào khoảng từ 5 – 10 triệu đồng. Ngoài ra, cửa hàng có diện tích càng lớn, càng gần trục đường chính, đông dân cư thì giá sẽ càng cao.
Với những cửa hàng ở các thành phố khác thì chi phí thuê cửa hàng sẽ thấp hơn nhiều.
2.3. Chi phí trang trí và làm đẹp lại cửa hàng
Đây chính là chi phí mở spa thú cưng tiếp theo mà bạn cần phải biết. Một cửa hàng với trang trí, bày biện đẹp mắt, sạch sẽ thì chắc chắn sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng cũng như tạo sự hứng thú cho thú cưng. Điều này sẽ gia tăng sự uy tín của cửa hàng trong mắt của khách hàng.
Những đồ trang trí cơ bản cho cửa hàng mà bạn cần phải có ví dụ như các phụ kiện treo tường, tủ kính, kệ để đồ, máy bán hàng, máy in… Chi phí cho nhưng đồ dùng trang trí này có thể dao động từ 10 đến 20 triệu đồng.
2.4. Bạn cần tính trước chi phí dự trù khi mở cửa hàng
Trong spa có nhiều công đoạn, việc thuê thêm nhân viên là điều gần như chắc chắn. Bạn phải tính trước chi phí nhân viên trong vòng 3 – 6 tháng, chi phí hàng tháng như tiền điện, nước…
Tính trước trường hợp thời gian đầu sẽ không có nhiều khách, bạn cần một khoản vốn để duy trì hoạt động của cửa hàng trong vài tháng.
3. Tìm hiểu chi phí mở cửa hàng thú cưng bạn cần biết
Vốn mở cửa thú cưng sẽ được tính tương tự như vốn mở spa thú cưng như tiền nhập hàng và các trang thiết bị, tiền thuê mặt bằng và trang trí cửa hàng, chi phí dự trù cho hoạt động của cửa hàng từ 3 – 6 tháng trở lên.
Ngoài ra bạn còn có các chi phí khác như tiền nhập thú cưng về để bán cũng như tiền đồ ăn và chi phí sinh hoạt cho chúng. Thú cưng càng chất lượng, nguồn gốc rõ ràng thì chi phí của việc này sẽ càng cao.
Còn nếu bạn chỉ là nơi trung gian mua bán giữa các trại nhân giống thú cưng trong nước, quốc tế với khách hàng thì chi phí bạn bỏ ra cho hoạt động này sẽ không quá nhiều.
Xem thêm ⇒ Top 12 Khách sạn cho chó mèo TPHCM hàng đầu
4. Kinh nghiệm quan trọng khi mở spa cho thú cưng & cửa hàng thú cưng
Khi bạn quyết định tự mình hay hợp tác để mở cửa hàng thì bạn cần biết những kinh nghiệm, lưu ý sau đây:
4.1. Bạn phải có kiến thức về chăm sóc thú cưng
Khi bạn muốn kinh doanh bất kỳ công việc hay ngành nghề gì, điều quan trọng nhất chính là bạn phải có kiến thức, sự hiểu biết về nó. Bạn chẳng thể nào kinh doanh một cách cảm tính mà không có chút kinh nghiệm nào.
Trước khi mở cửa hàng chăm sóc chó mèo, ngoài chi phí mở spa thú cưng thì bạn cũng cần trang bị cho mình những kiến thức sau:
- Sự hiểu biết về các loại động vật mà bạn định hướng kinh doanh: bạn cần phải nắm rõ các chủng loại, các giống và những đặc điểm về tính cách, ngoại hình, thức ăn cho phù hợp… Ngoài ra bạn cũng cần có chút hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật và cách điều trị cơ bản của thú cưng.
- Có kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu về làm đẹp cho thú cưng: Như bạn biết thì chăm sóc thú cưng có khá nhiều công đoạn khác nhau từ cắt tỉa lông, tắm, cắt mài móng… Do đó bạn phải có kiến thức, biết cách cắt lông cho chó
4.2. Lên kế hoạch kinh doanh, Marketing là điều bạn phải làm đầu tiên
Khi bạn là một nhân viên trong cửa hàng thú cưng thì bạn chỉ có kinh nghiệm làm nhân viên, làm công chứ bạn không có kinh nghiệm làm chủ. Tay nghề bạn có thể tốt, nhưng kiến thức kinh doanh bạn không có hoặc sơ sài thì rất khó cạnh tranh trong thời buổi này.
Do đó trước khi bắt đầu bất kỳ công việc nào thì bạn luôn cần xây dựng kế hoạch kinh doanh, cách Marketing để thu hút khách hàng đến với dịch vụ, cửa hàng của mình.
4.3. Tìm địa điểm mở cửa hàng hợp lý
Dịch vụ của bạn có chất lượng tốt đấy nhưng vị trí cửa hàng lại bất lợi thì việc kinh doanh sẽ khó khăn như không thuận tiện đi lại, xa khu dân cư, khó tìm hoặc sâu trong góc…
Có thể thấy vị trí cửa hàng sẽ đóng vai trò khá quan trọng quyết định thành bại trong công việc kinh doanh của bạn. Cửa hàng của bạn không nhất thiết phải ở mặt đường, nhưng phải thuận tiện đi lại, gần khu dân sống, quanh chợ, trường học…
4.4. Tìm nguồn hàng uy tín, chất lượng
Với những người lần đầu kinh doanh thì việc lựa chọn nguồn hàng cũng khiến họ hoang mang. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm, nguồn hàng với mẫu mã, giá cả khác nhau.
Và việc bạn cần quan tâm đó là cần phải tìm được nguồn hàng uy tín, đảm bảo chất lượng và có nhiều mức giá cho từng đối tượng khách hàng khác nhau.
Và nếu bạn mở cửa hàng với dịch vụ mua bán thú cưng thì bạn sẽ cần phải tìm các bé có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo sức khỏe…
Tìm hiểu chi phí mở spa thú cưng & chi phí mở cửa hàng thú cưng
4.5. Trang trí, thiết kế cửa hàng bắt mắt
Khi bước vào một cửa hàng chăm sóc chó mèo thì thứ thu hút khách hàng đầu tiên chính là cách bày biện, trang trí cửa hàng. Một cửa hàng trang trí một mèo, hời hợt sẽ làm giảm đi giá trị của cửa hàng.
Bạn nên thiết kế và tạo những điểm nhấn, sự khác biệt riêng cho spa của mình mà những nơi khác không có. Điều này không chỉ hấp dẫn khách hàng mà còn thu hút cả thú cưng của họ nữa.
5. Thủ tục mở spa, cửa hàng làm đẹp cho thú cưng
Khi bạn đã lên được các chi phí cơ bản và có kinh nghiệm chăm sóc thì việc tiếp theo chính là tìm hiểu thủ tục mở cửa hàng.
5.1. Có mấy hình thức kinh doanh spa thú cưng
Theo tìm hiểu của Kimi Pet, hiện nay có 2 hình thức mở pet shop bao gồm:
- Đăng ký hộ kinh doanh cá thể: Với hình thức này thì bạn chỉ mở được 1 cửa hàng. Nhưng các thủ tục và cách tiến hành khá đơn giản.
- Thành lập công ty theo Luật doanh: Với hình thức này thì bạn có thể mở một chuỗi cửa hàng của riêng mình.
5.2. Giới thiệu về hình thức hộ kinh doanh cá thể
Sau đây chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn về hình thức hộ kinh doanh cá thể. Đây là cách mở shop đơn giản, dễ dàng nhất cho người mới bắt đầu:
- Chủ shop phải trên 18 tuổi
- Thủ tục đăng ký thì bạn cần đầy đủ những giấy tờ sau:
- Bản sao có dấu công chứng của chủ cửa hàng: chứng minh thư, căn cước công dân hay thẻ hộ chiếu.
- Giấy đề nghị để đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Với giấy này thì bạn cần xin mẫu để làm.
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nếu bạn là chính chủ địa điểm đó. Nếu bạn đi thuê thì cần hợp đồng thuê cửa hàng.
- Sau khi có đầy đủ thủ tục, chủ shop sẽ mang tất cả giấy tờ nộp lên Phòng kinh tế của UBND quận / huyện / phường mà họ đặt địa chỉ kinh doanh.
- Sau khoảng 5 ngày thì Phòng kinh tế của UBND sẽ báo giấy phép đăng ký của bạn hợp lệ hay không. Nếu chưa hợp lệ thì bạn cần hỏi và đăng ký lại cho chính xác.
Xem thêm: Cách tẩy giun cho chó đúng cách tại nhà
5.3. Những lưu ý về thủ tục mở Pet shop
- Đăng ký ngành nghề kinh doanh chính xác nhất với công việc của bạn:
- Bạn có thể thấy ngạc nhiên khi mở spa, làm đẹp cho thú cưng, cửa hàng thú cưng lại phải quan tâm về ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên đây là khâu quan trọng khi bạn làm thủ tục đăng ký mở shop.
- Chủ cửa hàng cần phải chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp để làm thủ tục cho chính xác, việc này giúp giấy phép của bạn hợp lệ và công việc làm ăn sau này cũng thuận lợi hơn.
- Chú ý việc đóng thuế theo quy định cho cửa hàng: Khi bạn chính thức mở shop thì có những loại thuế định kỳ sau bạn cần quan tâm là thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài,… Bạn cần tìm hiểu kỹ về những loại thuế đó, tránh vi phạm pháp luật.
Bài viết này đã giúp bạn tìm hiểu và nắm rõ hơn về chi phí mở spa thú cưng, chi phí mở cửa hàng thú cưng cũng như những kinh nghiệm trước khi mở cửa hàng. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn cho công việc sắp tới.