Ý nghĩa cầu Thê Húc ở Hà Nội – Nơi đón nhận dưỡng khí đất trời

Cầu Thê Húc là cây cầu nối bờ hồ Hoàn Kiếm với đền Ngọc Sơn, với màu đỏ đặc trưng cũng như thiết kế đặc biệt, đây là điểm đến được ưa thích của mọi người, hình ảnh cầu Thê Húc đổ bóng xuống hồ Hoàn Kiếm đã trở thành một trong những biểu tượng của thành phố Thủ đô.

Cầu Thê Húc ở Hà Nội nối bờ Hồ Hoàn Kiếm với Đền Ngọc Sơn. Cái tên Thê Húc có ý nghĩa là nơi lưu giữ ánh sáng, cầu được sơn màu đỏ, màu của hạnh phúc và sự sống với ước mong cầu có thể đón nhận được dưỡng khí ở khu vực.

Cầu Thê Húc ở đâu?

Cầu nằm trong cụm di tích lịch sử đền Ngọc Sơn,thuộc phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Lưu ý: Vì được xếp vào trong quần thể đền Ngọc Sơn nên nếu du khách muốn lên cầu check in hoặc quan sát view từ cầu, du khách sẽ phải mua vé tham quan cụm di tích Đền Ngọc Sơn với mức giá là 30.000đ; miễn phí với trẻ em dưới 15 tuổi

Ý nghĩa cầu Thê Húc hà nội

Ý nghĩa Lịch sử cầu Thê Húc

Vào năm 1865 dưới triều đại của vua Tự Đức, Nguyễn Văn Siêu (thánh Siêu) đã cho xây 1 cây cầu nối bờ hồ Hoàn Kiếm với đền Ngọc Sơn và đặt tên là Thê Húc. Tên cầu có nghĩa là Nơi mà ánh sáng được lưu lại hay Nơi ngưng tụ ánh hào quang.

Vào thời đó, cầu Thê Húc được xây hoàn toàn bằng gỗ và rất đơn sơ. Lúc mới xây cầu xong, các sĩ tử trước khi thi Hương đều đến đền Ngọc Sơn thắp hương cầu khấn rất đông dẫn đến việc chen lấn, xô đẩy làm cầu có nguy cơ sập rất nhiều lần.

Cầu Thê Húc xưaCầu Thê Húc xưaCầu Thê Húc khi xưa – Nguồn: petrotimes.vn

Cầu đã trải qua 2 lần trùng tu:  

  • Lần thứ nhất vào năm 1897, thời vua Thành Thái, cầu đã được trùng tu lại cho kiên cố và chắc chắn hơn. 
  • Đến năm 1952, vào đêm giao thừa Nhâm Thìn do lượng khách đi lễ quá đông dẫn đến một nhịp cầu bị gãy, cầu phải tiến hành trùng tu lần thứ 2.

Ở lần trùng tu lần  thứ 2, thị trưởng Hà Nội Thẩm Hoàng Tín đã cho phá bỏ cầu cũ để thiết kế cầu mới, qua một cuộc thu thập ý kiến, bản thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm đã được lựa chọn. Cầu được thiết kế lại mới dưới sự giám sát của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, ông đã cho thay móng cầu gỗ bằng móng cầu đúc bằng xi măng, giúp gia tăng sự kiên cố cho cầu.

Ý nghĩa trong Kiến trúc của cầu Thê Húc Hà Nội

Vào lúc thánh Siêu cho xây dựng cầu, cầu được làm bằng gỗ đơn sơ, gồm 15 nhịp, chống đỡ cầu là 32 chân gỗ trong được xếp thành 16 đôi, mặt cầu được lát bằng ván gỗ, thành  sơn màu đỏ thẫm, chữ Thê Húc ở trung tâm thành cầu được thếp vàng.

Kết cấu của cầu mang nhiều nét kiến trúc cổ xưa ở vùng quê Bắc Bộ, gần giống với chiếc nhà gỗ của người dân thời bấy giờ. Cầu được thiết kế có mộng, trụ giá, cột, khóa giang,… trên là nhà, dưới là cầu, thiết kế này của Cầu Thê Húc ở hà nội cũng được sử dụng cho một vài công trình khác như: Chùa Thầy ở Sài Sơn, khu du lịch Hội An, Cầu Ngói tại Huế,…

Đến năm 1952, sau khi xây lại cầu, những móng cầu cũ đã được thay thế bằng các móng cầu làm bằng xi măng, giúp tăng độ vững chắc cho cầu, mặt cầu và thành cầu vẫn được làm bằng gỗ. Cầu vẫn giữ nguyên màu sắc và số hàng cọc vẫn là 16. Sau khi xây dựng lại, cầu có độ cong lớn hơn cây cầu cũ và trông chắc chắn hơn trước rất nhiều.

Nguồn: @htn2048

Ý nghĩa cầu thê Húc

Cầu hướng về phía Đông, phía mặt trời mọc, tương truyền cầu xây dựng như vậy là để có thể đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí. 

Cầu được sơn màu đỏ, đây là màu của hạnh phúc, màu của sự sống, với cái tên Thê Húc, cầu được mệnh danh là “cầu của thần mặt trời”.

>>> Tìm hiểu thêm một số cây cầu nổi tiếng khác: Cầu Long Biên, cầu Nhật Tân Hà Nội

Địa điểm tham quan ở gần Cầu Thê Húc

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai xây dựng nên non nước này.”                        

                                                       Trần Tuấn Khải

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc tại Hồ Hoàn Kiếm, đây là một trong những địa điểm thuộc di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội.

Cầu Thê Húc về đêmCầu Thê Húc về đêmCầu Thê Húc về đêm – Nguồn: @ludovicsoranzo

Trong Đền thờ  Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và vị thần chủ quản công danh Văn Xương Đế Quân. Ngoài ra đền còn thờ Phật A Di đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường,… thể hiện rõ quan niệm Tam giáo đồng nguyên, bình đẳng giữa các tôn giáo của người dân Việt Nam.

  • Giờ mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần từ 7 – 18h
  • Giá vé: 30.000đ với người lớn, miễn phí cho trẻ em dưới 15 tuổi

Tháp Bút – Đài Nghiên

Đúng như cái tên, Tháp Bút có hình dạng như một chiếc bút dựng đứng lên trời, Nguyễn Văn Siêu đã cho xây dựng tháp với ý tưởng là công trình tượng trưng cho nền “văn vật” của Việt Nam. Tháp gồm 5 tầng, ở phần thân tháp ở vị trí 3 tầng giữa có 3 chữ “Tả Thanh Thiên”, nghĩa là “Viết lên trời xanh” thể hiện được cái chí lớn của bậc sĩ phu thời bấy giờ.

Tháp BútTháp BútTháp Bút – Nguồn: @hoanggio

Đã có bút thì phải có nghiên mực, Đài Nghiên được đặt ở đầu cầu Thê Húc. Nghiên được làm bằng đá xanh, có hình dáng như một nửa quả đào cắt ngang theo chiều dọc, được khoét lõm, Ba chân kê nghiên là 3 con cóc (thiềm thừ), trên thân nghiên có khắc một bài Minh của Nguyễn Văn Siêu gồm 64 chữ Hán thuộc thể thơ Cổ Phong.

Tháp Rùa cầu Thê Húc

Nằm ở một mô đất nhô lên ở chính giữa Hồ Gươm, Tháp Rùa sở hữu vị trí đắc địa của Hà Nội. Tháp gồm 4 tầng với kiến trúc mang phong cách kết hợp giữa phong cách Gô tích của Châu Âu và phong cách cổ Việt Nam. Tháp được thiết kế nhỏ dần lên đến đỉnh,tầng 4 của Tháp được thiết kế giống như một chiếc vọng lâu, ở tầng 3 Tháp, trên cánh cửa hình tròn có dòng chữ “Quy Sơn Tháp” nghĩa là Tháp núi Rùa.

Tháp RùaTháp RùaTháp Rùa – Nguồn: @theghostofmyself

Tháp Rùa là địa điểm check in được nhiều người ưa chuộng, với hình ảnh tháp đổ bóng trên Hồ Hoàn Kiếm qua những tán lá tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật thơ mộng.

Ngoài ra, bạn có thể tham quan và mua sắm ở một số địa điểm du lịch gần đó như: Nhà hát lớn Hà Nội, nhà tù Hỏa Lò, phố Cổ Hà Nội, phố Hàng Mã, Tràng Tiền Plaza

Cầu Thê Húc ở Hà Nội với màu đỏ tươi, cong cong như con tôm,… là những miêu tả về cây cầu trong sách giáo khoa lớp 3 mà chắc ai cũng đã đọc qua một lần, cây cầu cùng với di tích Đền Ngọc Sơn từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa không thể thiếu của người dân Hà Thành.

Rate this post

Viết một bình luận