Trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn thấy sự xuất hiện của thuật ngữ “PA” nhưng liệu có mấy ai thực sự hiểu “PA là gì?”. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn nắm trọn PA “trong tầm tay”.
PA là gì?
PA là nghề gì?
Thực chất, PA là viết tắt của cụm từ “Personal Assistant”. Có thể hiểu, Personal Assistant là “người hỗ trợ cá nhân”. Trong lĩnh vực kinh tế – tài chính, PA mang nghĩa là thư ký, trợ lý cá nhân – những người hỗ trợ công việc cho sếp của mình. Tuy nhiên, trong bài viết này, JobsGO sẽ mang đến cho bạn những thông tin về PA dưới góc nhìn là “nghề của tình thương và trách nhiệm”.
Bạn đang xem: nhân viên pa là gì
Thật vậy, PA ở đây là chủ thể của những hành động, sự hỗ trợ về thể chất và tinh thần với mục đích giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn không may bị khiếm khuyết một phần cơ thể. Hay có thể hiểu, PA như những “cố vấn tâm lý” mang đến niềm vui, sự thoải mái, giúp các bạn khiếm khuyết tự tin hòa nhập với cộng đồng.
Công việc của PA là gì?
Cụ thể, PA sẽ hỗ trợ những người sử dụng dịch vụ trợ giúp cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày như: dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, nấu cơm rửa bát, đi lại, vệ sinh cá nhân… PA cũng sẽ dành thời gian chia sẻ, trò chuyện để giúp họ vượt qua khỏi sự tự ti của bản thân.
Có không ít người nhầm lẫn PA với tình nguyện viên. Mặc dù có đôi nét giống nhau trong mục đích hành động, song, đó là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Trong khi tình nguyện được coi là một công việc phi lợi nhuận thì PA lại là một nghề và có thể mang lại thu nhập (mặc dù không cao) cho người làm.
Hơn nữa, PA có thể coi là “thư ký” riêng của những người mất khả năng chăm sóc bản thân. Tức là chỉ trợ giúp những người sử dụng dịch vụ chứ không giúp đỡ toàn thể gia đình họ như những tình nguyện viên.
👉 Xem thêm: Việc làm tâm lý mới nhất
Làm thế nào để vào nghề Personal Assistant?
Tham khảo: Sự quan tâm là gì? Làm thế nào để thể hiện sự quan tâm đúng cách
Vậy muốn trở thành một Personal Assistant thì cần những yêu cầu và quy trình như thế nào? Theo dõi nội dung dưới đây để có câu trả lời nhé!
Yêu cầu khi trở thành PA
Được gán mác là “nghề” nhưng thực chất PA vẫn hướng tới mục đích nhân đạo. PA không đề cao về thu nhập cũng như chế độ đãi ngộ như những công việc khác, PA chủ yếu tạo ra những trải nghiệm mới mẻ cho người tham gia cùng một phần hỗ trợ nho nhỏ về thu nhập.
Cụ thể, với nhân viên thử việc thì mức lương là 8000 đồng/ giờ. Còn khi đã thành thục và trở thành nhân viên chính thức thì bạn sẽ nhận được mức lương 11.000 – 12.000 đồng/ giờ.
Vậy nên, yêu cầu khi muốn gia nhập “hội” PA không quá khắt khe. Bạn cần đảm bảo một vài tiêu chí dưới đây:
- Độ tuổi: 18 – 35 tuổi.
- Thời gian: PA sẽ không cố định khung giờ làm việc mà bạn có thể đăng ký làm theo giờ, tùy thuộc vào thời gian rảnh của bản thân. Do đó, nếu bạn là những người có nhiều thời gian tự do, muốn kiếm thêm thu nhập ngoài giờ như sinh viên thì PA là một sự lựa chọn phù hợp.
- Tính cách: Vì là công việc hỗ trợ mang mục đích nhân đạo nên yêu cầu được đặt ra cho người tham gia là sự trung thực, nhiệt tình, cảm thông, thấu hiểu, biết sẻ chia, thật tâm muốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Có thể nói, yêu cầu lớn nhất để vào nghề PA là phải xuất phát từ tâm. Tức là, không vì mưu cầu lợi ích cá nhân mà bạn thật sự mong muốn thực hiện sứ mệnh cộng đồng, giúp lan tỏa và gắn kết yêu thương giữa con người với con người.
Quy trình tham gia nghề PA
Ở trên là những yêu cầu căn bản để bạn đủ điều kiện tham gia vào nghề. Tuy nhiên, thực sự trở thành một PA, bạn sẽ phải trải qua một kỳ thử thách. Sau khi ứng tuyển công việc này, những hồ sơ phù hợp sẽ được bước tiếp vào vòng tập huấn. Có thể nói đây là một kỳ huấn luyện đặc thù giúp ứng viên làm quen, thích nghi với công việc. Tại đó, ứng viên sẽ được rèn luyện về:
- Kỹ thuật đẩy xe lăn.
- Kỹ thuật vật lý trị liệu.
- Kỹ năng thấu hiểu tâm lý.
- Kỹ năng lắng nghe, cảm nhận những nỗi đau, những câu chuyện trải lòng của người khiếm khuyết.
- Cách hỗ trợ người khuyết tật trong nhà như nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh cá nhân…
- …
Vượt qua kì tập huấn thực tế, bạn sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề PA, đồng thời phải trải qua 2 tuần thực tập. Trung tâm sẽ lựa chọn những người cần được chăm sóc dựa trên mức độ tương quan với bạn, chẳng hạn như: cùng giới, không quá cách biệt về tuổi tác,… Điều đó đảm bảo sự hòa hợp trong quá trình làm việc, hạn chế xảy ra những bất đồng không mong muốn. Qua khoảng thời gian thực tập, nếu đạt yêu cầu, bạn sẽ được ký hợp đồng chính thức và trở thành một thành viên của “gia đình” Personal Assistant.
👉 Xem thêm: Cố vấn là gì? Những ngành, lĩnh vực nào cần cố vấn?
PA – Nghề “rèn” mình cho giới trẻ
Tham khảo: Bệnh cúm – hành trình tìm diệt sát thủ vô hình – Kỳ 1: Săn lùng thủ phạm gây bệnh cúm
Mặc dù, độ tuổi để tham gia PA dao động trong khoảng 18 – 35 nhưng có thể thấy, phần lớn PA hiện nay là giới trẻ (chủ yếu là sinh viên). Không chỉ vì sinh viên là đối tượng có nhiều thời gian rảnh, muốn kiếm thêm thu nhập mà còn bởi PA là nghề giúp giới trẻ “rèn” mình. Tại sao vậy?
Trước hết, công việc PA giúp giới trẻ học được cách chăm sóc bản thân và chăm sóc gia đình của mình. Bởi họ sẽ được rèn luyện và trải nghiệm trong những công việc gia đình như: nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa… – những điều mà có thể họ chưa bao giờ làm trước đó.
Việc tiếp xúc với những hoàn cảnh khó khăn hơn mình giúp giới trẻ biết đồng cảm, thấu hiểu và trân trọng hơn những điều mình đang có. Bởi cuộc sống không chỉ có nỗi lo cơm – áo – gạo – tiền mà còn có rất nhiều giá trị tốt đẹp. Và chỉ khi cảm nhận bằng cả trái tim, các bạn mới thấy được.
Đã có một PA từng chia sẻ rằng: “Trước đây mình cứ nghĩ rằng giúp đỡ người khuyết tật giống như sự ban ơn. Nhưng tiếp xúc với họ rồi mình mới nhận ra rằng phải đặt người khuyết tật ngang bằng với vị thế của mình. Họ có thể sống độc lập, mình chỉ là người trợ giúp họ thôi”.
Thật vậy, đã có không ít những minh chứng về sự thành công của các bạn khiếm khuyết. Mặc dù họ mất khả năng chăm sóc bản thân nhưng họ vẫn rất giỏi trong nhiều lĩnh vực khác. Vậy nên, không phải chỉ có những người khiếm khuyết được giúp đỡ mà trong quá trình làm việc, bạn có thể học được từ họ sự nỗ lực, cố gắng, ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Đó đều là những yếu tố mà một bạn trẻ cần có.
👉 Xem thêm: Ngành Tâm lý học ra làm gì? Cơ hội việc làm cho cử nhân ngành Tâm lý
Một số thuật ngữ liên quan đến PA
Ngoài cách hiểu ở trên, chúng ta có thể “bắt gặp” PA trong một số hoàn cảnh khác, chẳng hạn như:
- Trong Marketing: PA Marketing là gì? Có thể hiểu PA ở đây là Page Authority – một chỉ số dự đoán sự xếp hạng của trang trên thanh công cụ tìm kiếm. Đây là chỉ số rất quan trọng trong SEO.
- Trong Kinh tế: PA là chức vụ gì? PA hay Personal Assistant trong kinh tế lại được hiểu là thư ký, trợ lý cá nhân.
- Trong Khoa học: Pa là đơn vị gì? Đó là một đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế (SI). Đơn vị này được đặt theo tên của nhà Toán học Blaise Pascal.
Khép lại những chia sẻ ở đây, hy vọng các bạn đã hiểu “PA là gì?”. Hãy một lần trở thành Personal Assistant để lan tỏa yêu thương tới những hoàn cảnh khó khăn cũng như tích lũy cho bản thân những trải nghiệm mới mẻ nhé!
Đọc thêm: Hướng dẫn, thủ thuật về Wiki – Thuật ngữ