Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi? – MarryBaby

Nhận biết dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn

Trước khi biết trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì; mẹ tham khảo một số dấu hiệu nhận biết con bị tình trạng này nhé!

Theo các chuyên gia y tế, những triệu chứng khi trẻ bị ngộ độc có thể xuất hiện sau khi ăn hoặc uống chỉ vài phút, vài giờ; nhưng cũng có trường hợp biểu hiện sau một ngày. Trẻ bị ngộ độc thức ăn sẽ có những dấu hiệu như:

  • Đột ngột bị đau bụng, cảm giác buồn nôn hay nôn ói; có thể nôn ra những thực phẩm đã ăn trước đó hoặc nôn ra máu
  • Đi ngoài nhiều lần với phân lỏng, có thể lẫn máu
  • Có thể xuất hiện tình trạng sốt cao ở trẻ nhỏ, và sốt nhẹ ở những trẻ lớn hơn. Đặc biệt, với những trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, các triệu chứng của ngộ độc thức ăn thường diễn tiến nặng hơn.

Khi bị nôn ói và đi cầu nhiều lần, trẻ dễ bị mất nước và điện giải dẫn đến trụy tim mạch. Những dấu hiệu mất nước thường thấy ở bé bị ngộ độc thức ăn là khát nước, khô miệng, khô môi, mắt trũng, thở nhanh sâu, mạch nhanh, mệt lả, có thể xuất hiện co giật, nước tiểu ít và sẫm màu… Lúc này, mẹ nên xử trí kịp thời, ngăn chặn nguy cơ trẻ tử vong do mất nước. Và câu trả lời cho trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì càng thêm quan trọng!

trẻ bị ngộ độc thức ăn

Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ

Trẻ bị ngộ độc thức ăn có rất nhiều nguyên nhân khác nhau; hiểu được lý do tại sao sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì dễ dàng hơn.

Thông thường, tình trạng bé bị ngộ độc thức ăn thường xuất phát từ 2 nguyên nhân chính:

1. Do hóa chất

Có rất nhiều loại hóa chất có thể khiến trẻ em bị ngộ độc thức ăn như phẩm màu dùng trong trong chế biến thực phẩm; các loại thuốc diệt côn trùng; sâu hại còn tồn dư trên rau quả; chất bảo quản chống thối rữa, sâu mọt; hoặc các loại nước uống bị nhiễm kim loại như asen, kẽm, chì…

2. Các vi sinh vật

Thống kê cho thấy, tình trạng trẻ bị ngộ độc thức ăn do vi khuẩn thường chiếm tỉ lệ cao hơn so với hóa chất. Các vi sinh vật thường phát triển ở môi trường giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa… nếu những loại thực phẩm này không được bảo quản và xử lý đúng cách.

Ngoài ra, các chất độc có tự nhiên tồn tại trên một số loại rau, quả, cá, thịt như nấm độc, lá ngón, cá nóc, gan cóc, trứng cóc, mật cá trắm/chép/ trôi, nọc ong, nọc rắn… cũng có thể gây ngộ độc cho trẻ nếu chẳng may nếm phải.

>> Mẹ có thể quan tâm Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ và những biểu hiện thường gặp

Làm gì khi trẻ bị ngộ độc thức ăn?

Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, việc chăm sóc trẻ tại nhà tốt sẽ đẩy nhanh tiến trình hồi phục, ngăn ngừa các biến chứng ở trẻ bị ngộ độc thức ăn. Và trong đó, trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì; ăn bao nhiêu cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng mà mẹ cần hết sức lưu ý.

  • Dừng ăn thực phẩm khiến trẻ bị ngộ độc: Bố mẹ cần cho bé ngưng ngay món ăn mà bố mẹ nghi ngờ là nguyên nhân gây ngộ độc.
  • Mẹ nên để bé nghỉ ngơi thật nhiều, bởi cơ thể trẻ hiện rất yếu. Những hoạt động mạnh có thể sẽ làm bé thêm mệt mỏi. Hơn nữa, nguy cơ gặp phải những chấn thương không mong muốn cũng rất cao.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ bị ngộ độc cần được uống nước biển khô oresol hoặc nước cháo, nước dừa, nhất là sau mỗi lần nôn hay đi ngoài để bù lại lượng điện giải đã mất.
  • Không tự ý cho trẻ uống thuốc: Đặc biệt, dù tình trạng ngộ độc của trẻ ở mức độ nào đi nữa; bố mẹ cũng không được tự ý cho trẻ uống thuốc, nhất là thuốc cầm tiêu chảy hoặc những loại kháng sinh, mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Cho trẻ nhập viện: Nếu đã chăm sóc trẻ bị ngộ độc thức ăn như trên mà tình trạng không cải thiện; trẻ vẫn nôn nhiều, không thể ăn uống được hoặc bỏ bú, mệt lả, quấy khóc dữ dội, nôn ra máu, đi cầu phân có máu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám và sớm nhập viện điều trị.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì để thải độc; phục hồi năng lượng và nhanh chóng khỏe mạnh là mối quan tâm lớn của nhiều bố mẹ. Sau đây là nội dung nhằm giải đáp thắc mắc đó.

Rate this post

Viết một bình luận