So sánh là một biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong văn chương và cả cuộc sống thường ngày của chúng ta. Vậy so sánh là gì? Có những kiểu so sánh nào? Chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập toàn bộ kiến thức về phép so sánh qua bài viết dưới đây nhé!
So sánh là gì?
So sánh là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với các sự vật, hiện tượng khác dựa trên những nét tương đồng để làm tăng thêm sự lôi cuốn cho cách diễn đạt.
Ví dụ: Cô ấy trông trẻ như gái đôi mươi.
=> Tác giả đã so sánh “trẻ em” với “búp trên cành” bởi giữa chúng có nét tương đồng: đều non nớt, mong manh nên cần được chăm sóc, bao bọc và che chở.
Phép so sánh có tác dụng gì?
-
Làm nổi bật một đặc điểm, một khía cạnh nào đó của sự vật, hiện tượng trong các trường hợp cụ thể.
-
Giúp cho hình ảnh của sự vật, hiện tượng trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
-
Giúp người đọc, người nghe liên tưởng, hình dung rõ hơn về sự vật, sự việc hay hiện tượng được đề cập đến trong câu. Bởi đặc đặc trưng của so sánh là lấy cái cụ thể để nói về cái vô hình, trừu tượng,…
-
Giúp cho cách diễn đạt trở nên bay bổng, hấp dẫn, thú vị và không bị nhàm chán.
Cấu tạo của phép so sánh là gì?
Thông thường, mô hình cấu tạo đầy đủ của phép so sánh như sau:
Vế A – Phương tiện so sánh – Từ so sánh – Vế B
Trong đó:
-
Vế A: Các sự vật, hiện tượng được so sánh
-
Vế B: Các sự vật, hiện tượng được mang ra để so sánh với sự vật, hiện tượng của vế V
-
Phương tiện so sánh: Đó là những nét tương đồng giữa hai vế A và vế B
-
Từ so sánh: như, là, giường như, chẳng bằng,…
Ví dụ: “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
-
Vế A: Mồ hôi
-
Vế B: Mưa ruộng cày
-
Phương tiện so sánh: thánh thót
-
Từ so sánh: Như
=> Hình ảnh so sánh muốn nói lên sự vất vả, cực nhọc của người nông dân.
Tuy nhiên trong thực tế, mô hình này cũng được thay đổi ít nhiều. Cụ thể như sau:
-
Lược bỏ phương tiện so sánh và từ so sánh
Lúc này, mô hình trên sẽ trở thành: Vế A – Vế B
Ví dụ: “Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
Hay: “Trường Sơn: Chí lớn ông cha”.
-
Đảo từ so sánh và vế thứ hai lên đầu
Khi đó, mô hình cấu tạo phép so sánh như sau:
Từ so sánh – Vế B, Vế A
Ví dụ; Như loài kiến, con người cũng nên chăm chỉ và cố gắng.
Các kiểu so sánh
So sánh ngang bằng
Đây là kiểu so sánh những sự vật, hiện tượng có nét tương đồng nhau. Ngoài mục đích tìm sự giống nhau giữa các sự vật, so sánh ngang bằng còn là sự cụ thể hóa các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật để người nghe, người đọc dễ hiểu và dễ hình dung hơn.
Các từ so sánh ngang bằng: tựa như, như, là, như là, giống như, giống,… hoặc cặp quan hệ từ: bao nhiêu … bấy nhiêu.
Ví dụ:
-
“Tình yêu như bát bún riêu
Bao nhiêu sợi bún bấy nhiêu sợi tình”
-
Bạn Hồng xinh như hoa
So sánh hơn kém
Đây là kiểu so sánh để đối chiếu sự vật hoặc hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém nhằm mục đích làm nổi bật cái còn lại.
Các từ so sánh hơn kém thường gặp: chưa bằng, chẳng bằng, hơn, hơn là, kém gì, kém, hơn,…
Ví dụ: Cửa hàng này bán rẻ hơn cửa hàng kia mà đồ cũng chất lượng và đẹp nữa!
Ngoài ra, chúng ta còn có một số kiểu so sánh khác như:
-
So sánh sự vật này với sự vật khác: Đối chiếu sự vật này với sự vật khác dựa trên những điểm tương đồng nhau.
Ví dụ: Trời tối đen như mực.
-
So sánh sự vật với con người và ngược lại: Cách so sánh này dựa trên nét tương đồng giữa đặc điểm của sự vật với phẩm chất của con người nhằm làm nổi bật phẩm chất của con người.
Ví dụ: Cây tre giản dị như con người Việt Nam.
-
So sánh âm thanh với âm thanh: Kiểu so sánh này được hình thành dựa trên sự giống nhau về đặc điểm của những âm thanh được mang ra so sánh.
Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
-
So sánh hoạt động này với các hoạt động khác: Mục đích của kiểu so sánh này là cường độ hóa các sự vật, hiện tượng được đề cập đến, thường được dùng nhiều trong tục ngữ, ca dao.
Ví dụ: “Càу đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng càу”
Các dấu hiệu giúp nhận biết phép so sánh
Từ khái niệm so sánh là gì cũng như đặc điểm của chúng, ta có thể nhận biết phép tu từ này qua một số dấu hiệu sau:
-
Thường xuất hiện các từ so sánh: như, là, như là, giống như, chẳng bằng,…
-
Hai sự vật, hiện tượng được mang ra so sánh có nét tương đồng nhau.
Các dạng bài tập về biện pháp so sánh
Dạng 1: Đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh.
Dạng 2: Chỉ ra biện pháp so sánh được sử dụng trong câu thơ/ đoạn văn cho sẵn và cho biết tác dụng của nó.
Trên đây là bài viết chia sẻ phương pháp so sánh là gì và những đặc điểm, tác dụng cũng như dấu hiệu nhận biết phép so sánh. Nếu bạn có câu hỏi gì thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn!