Thực phẩm tốt cho người máu nóng


Những loại thực phẩm dưới đây có tác dụng thanh nhiệt rất tốt cho người thường xuyên bị nóng trong. Ngoài ra, những thực phẩm này còn có nhiều lợi ích khác với sức khỏe

Thường xuyên bị nóng trong, không thể bỏ qua những thức uống này

1. Cây chó đẻ răng cưa 200g, lá đắng 100g, cam thảo 100g, bạch truật 100g. Các dược liệu ở dạng khô. Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bao kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 – 40g. Hãm nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày. Công dụng: Mát gan, chống khát, dưỡng tỳ vị. Bài này phù hợp với những người có chức năng gan bị suy giảm, hay lở ngứa, ít ngủ, tiêu hóa kém.

2. Rau má 200g, nhân trần 100g, lá đinh lăng 200g, cam thảo 100g. Các dược liệu đều ở dạng khô. Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bao kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 – 40g. Hãm nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có th�� dùng được. Uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, nhuận gan, chống khát.

Nước rau má giúp thanh nhiệt.

3. Hoa hòe 200g, cỏ mần trầu 200g, cỏ xước 100g, táo nhân 100g, lá sen 200g, cam thảo 100g. Táo nhân sao đen. Các vị kia sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bao kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 – 40g. Hãm nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày. Công dụng: thanh tâm, bổ tâm, giải khát, làm bền thành mạch. Bài này phù hợp với những người đang bị tăng huyết áp, biểu hiện những triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, ngủ không yên giấc, hồi hộp, hay quên.

4. Ích mẫu 200g, kim tiền thảo 200g, lá đinh lăng 200g, rễ cây bí đỏ 100g, cam thảo 100g (dược liệu ở dạng khô). Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bao kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 – 40g. Hãm nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, lợi niệu, bài thạch.

5. Táo đỏ khô 25 quả, quả lê ta (mắc cọp) 1 quả, 1 củ gừng nhỏ, 3 lít nước, đường hoặc mật ong vừa đủ. Bổ tư quả lê, bỏ hạt, không cần gọt vỏ. Gừng rửa sạch, thái lát. Táo thái lát. Cho tất cả các nguyên liệu và nồi (trừ đường). Đun sôi nước, sau đó hạ nhiệt hầm ít nhất 1 tiếng. Chắt lấy nước uống ngay hoặc rót vào chai để trong tủ lạnh dùng dần. Khi uống trà táo đỏ có thể cho thêm đường hoặc mật ong tùy thích.

6. Nước bí xanh: bí xanh 300g, lá sen to 1/2 lá. Bí xanh để cả vỏ rửa sạch, bỏ ruột, thái miếng. Lá sen rửa sạch thái nhỏ cho bí xanh và lá sen vào nồi, thêm nước đun sôi kỹ chắt lấy nước đặc bỏ bã, chia 3 lần uống trong ngày.

7. Nước sắn dây quất:
 Đồ uống sắn dây quất giúp thanh nhiệt, giải độc và làm ra mồ hôi. Đặc biệt, trong sắn dây có chất isoflavon giúp tăng lượng máu lên não, làm giảm huyết áp, nên cũng là thức uống phòng cao huyết áp.

Cách làm đồ uống này rất đơn giản. Cho 100 ml nước vào bột sắn dây quấy tan. Rửa sạch hai quả quất, bổ làm đôi, vắt bỏ hạt lấy nước cốt rồi cho vào nước bột sắn quấy thật đều. Cho thêm đường và quấy tan. Khi thưởng thức có thể cho thêm đá.

8. Nước râu  ngô: Râu ngô có thể dùng tươi hoặc phơi khô, kết hợp với mía lau, lá dứa nấu nước uống thay nước lọc hàng ngày, có tác dụng lợi tiểu. Những người bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường dùng nước này rất tốt.

Bông a-ti-sô nấu chín có tác dụng bổ gan, lọc máu, bổ tim, chống độc, lợi tiểu.

9. Nước a-ti-sô: Bạn có thể mua a-ti-sô thành phẩm hoặc tươi về nấu lấy nước uống như trà. Bông a-ti-sô nấu chín có tác dụng bổ gan, lọc máu, bổ tim, chống độc, lợi tiểu.

10. Nước vối: Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nước vối giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát.

11. Trà xanh: Điều kỳ diệu nằm trong những chiếc lá trà xanh chính là hàm lượng EGCG, là chất chống oxy hóa mạnh nhất có nguồn gốc tự nhiên giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng khi làm việc ở cường độ cao và làm mát da, lọc bỏ độc tố trên da, làm sáng, mịn da. Thời tiết nóng, uống trà vừa tốt cho sức khoẻ, vừa đã khát.

Ngoài ra uống trà xanh thường xuyên còn mang lại rất nhiều tác dụng khác. Mỗi ngày uống 4 – 5 tách trà khoảng (800 ml – 1 lít) là có thể giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc, phòng ngừa được một số bệnh như cao huyết áp, cholesterol máu tăng, xơ vữa động mạch… Tuy nhiên, chỉ nên uống vào buổi sáng, trưa, chiều; không uống vào buổi tối để khỏi trở ngại đến giấc ngủ.

200g, lá đắng 100g, cam thảo 100g, bạch truật 100g. Các dược liệu ở dạng khô. Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bao kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 – 40g. Hãm nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày. Công dụng: Mát gan, chống khát, dưỡng tỳ vị. Bài này phù hợp với những người có chức năng gan bị suy giảm, hay lở ngứa, ít ngủ, tiêu hóa kém.200g, nhân trần 100g, lá đinh lăng 200g, cam thảo 100g. Các dược liệu đều ở dạng khô. Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bao kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 – 40g. Hãm nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có th�� dùng được. Uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, nhuận gan, chống khát.200g, cỏ mần trầu 200g, cỏ xước 100g, táo nhân 100g, lá sen 200g, cam thảo 100g. Táo nhân sao đen. Các vị kia sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bao kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 – 40g. Hãm nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày. Công dụng: thanh tâm, bổ tâm, giải khát, làm bền thành mạch. Bài này phù hợp với những người đang bị tăng huyết áp, biểu hiện những triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, ngủ không yên giấc, hồi hộp, hay quên.200g, kim tiền thảo 200g, lá đinh lăng 200g, rễ cây bí đỏ 100g, cam thảo 100g (dược liệu ở dạng khô). Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bao kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 – 40g. Hãm nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, lợi niệu, bài thạch.25 quả, quả lê ta (mắc cọp) 1 quả, 1 củ gừng nhỏ, 3 lít nước, đường hoặc mật ong vừa đủ. Bổ tư quả lê, bỏ hạt, không cần gọt vỏ. Gừng rửa sạch, thái lát. Táo thái lát. Cho tất cả các nguyên liệu và nồi (trừ đường). Đun sôi nước, sau đó hạ nhiệt hầm ít nhất 1 tiếng. Chắt lấy nước uống ngay hoặc rót vào chai để trong tủ lạnh dùng dần. Khi uống trà táo đỏ có thể cho thêm đường hoặc mật ong tùy thích.bí xanh 300g, lá sen to 1/2 lá. Bí xanh để cả vỏ rửa sạch, bỏ ruột, thái miếng. Lá sen rửa sạch thái nhỏ cho bí xanh và lá sen vào nồi, thêm nước đun sôi kỹ chắt lấy nước đặc bỏ bã, chia 3 lần uống trong ngày.Đồ uống sắn dây quất giúp thanh nhiệt, giải độc và làm ra mồ hôi. Đặc biệt, trong sắn dây có chất isoflavon giúp tăng lượng máu lên não, làm giảm huyết áp, nên cũng là thức uống phòng cao huyết áp.Cách làm đồ uống này rất đơn giản. Cho 100 ml nước vào bột sắn dây quấy tan. Rửa sạch hai quả quất, bổ làm đôi, vắt bỏ hạt lấy nước cốt rồi cho vào nước bột sắn quấy thật đều. Cho thêm đường và quấy tan. Khi thưởng thức có thể cho thêm đá.Râu ngô có thể dùng tươi hoặc phơi khô, kết hợp với mía lau, lá dứa nấu nước uống thay nước lọc hàng ngày, có tác dụng lợi tiểu. Những người bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường dùng nước này rất tốt.Bạn có thể mua a-ti-sô thành phẩm hoặc tươi về nấu lấy nước uống như trà. Bông a-ti-sô nấu chín có tác dụng bổ gan, lọc máu, bổ tim, chống độc, lợi tiểu.Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nước vối giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát.Điều kỳ diệu nằm trong những chiếc lá trà xanh chính là hàm lượng EGCG, là chất chống oxy hóa mạnh nhất có nguồn gốc tự nhiên giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng khi làm việc ở cường độ cao và làm mát da, lọc bỏ độc tố trên da, làm sáng, mịn da. Thời tiết nóng, uống trà vừa tốt cho sức khoẻ, vừa đã khát.Ngoài ra uống trà xanh thường xuyên còn mang lại rất nhiều tác dụng khác. Mỗi ngày uống 4 – 5 tách trà khoảng (800 ml – 1 lít) là có thể giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc, phòng ngừa được một số bệnh như cao huyết áp, cholesterol máu tăng, xơ vữa động mạch… Tuy nhiên, chỉ nên uống vào buổi sáng, trưa, chiều; không uống vào buổi tối để khỏi trở ngại đến giấc ngủ.

Mẹo vặt giảm “nóng trong người”

Các bác sĩ đã khuyến cáo teen đừng xem thường các dấu hiệu nóng trong người như: mất ngủ, bứt rứt, khó chịu về đêm, sờ vào da thì thấy nóng ran lên và khô ráp.

Ngoài ra, mụn là một vấn đề khiến rất nhiều teen lo lắng đến “mất ăn mất ngủ”. Tham khảo ngay những loại nước mát cực kì đơn giản được các bác sĩ khuyên dùng dưới đây để thổi bay cơn nóng trong người 

1. Nước lọc

Nước lọc là thức uống thải độc tốt nhất, nó làm pha loãng độc tố và có thể đưa độc tố ra ngoài cơ thể theo tuần hoàn máu. Vì thế teen nhà mình nhất định phải uống 8 cốc nước mỗi ngày (khoảng 2 lít), tốt nhất nên uống một cốc vào sáng sớm, hạn chế các loại nước uống có gas nhé. 

Mẹo vặt giảm "nóng trong người" 1

2. Nước chanh

Muốn khỏe mạnh, bạn phải giữ cho chất dịch lưu thông trong cơ thể đều đặn để “lau chùi” các cơ quan. Thực phẩm được coi là

“chất siêu tẩy rửa”

cho cơ thể chính là chanh. Chanh rất giàu vitamin C, giúp chuyển hóa các độc tố thành nước có thể hòa tan để mau chóng thải ra khỏi cơ thể.

3. Chè đậu xanh

Mùa hè chúng ta thường ăn chè đậu xanh, để giúp thanh nhiệt giải độc. Đậu xanh có tác dụng “giải độc” rất tốt với các triệu chứng như: ngộ độc kim loại nặng, ngộ độc thuốc, ngộ độc thực phẩm… 

Ngoài ra, đậu xanh còn có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất các chất độc hại trong cơ thể, thải độc ra ngoài cơ thể. 

Ngoài món chè, teen cũng có thể nấu đậu xanh lấy nước uống hoặc luộc nguyên quả đậu còn tươi để ăn. 

4. Nước ép cà rốt

Cà rốt chứa nhiều chất carotine nên có thể thải loại độc tố. Cà rốt càng tươi thì khả năng khử độc càng mạnh. Bạn có thể dùng nước ép cà rốt trộn với mật ong để làm tăng hương vị và khả năng giải độc.

Mẹo vặt giảm "nóng trong người" 2

5. Bột sắn 

Để giải độc, thanh nhiệt trong lúc nắng quá gắt, teen có thể dùng một ít bột sắn dây pha loãng với nước chín để nguội, thêm tí đường phèn cho dễ uống.

6. Nước bí đao

Nước mát nấu từ trái bí đao rất tốt để thanh nhiệt, giải độc mùa nóng và còn giúp teen giảm cân hiệu quả. Nước bí đao có tác dụng giải khát, làm nguội cơn bốc hỏa, tiêu trừ cảm giác bứt rứt trong người, miệng khô, ra mồ hôi trộm… do ảnh hưởng nắng nóng hay khi mắc các chứng bệnh do hỏa nhiệt, căng thẳng.

7. Nước sâm khổ qua (mướp đắng)

Khổ qua bỏ ruột, thêm đường phèn trộn đều, để sau hai giờ, ép lấy nước uống. Cũng có thể chỉ dùng khổ qua nấu ra nước sâm để uống. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, chống say nắng, mát tim, sáng mắt, nhất là khi bị kiết lỵ do nóng. Khi mua khổ qua, teen chú ý chọn trái có mắt to sẽ ít đắng hơn.

8. Nước mắt 

Món “nước mắt” này thì tất nhiên không thể uống được rồi. Tuy nhiên, đừng xem thường màn “mít ướt” này nhé. Các chuyên gia y học đã chứng minh, nước mắt chứa một lượng lớn chất có hại gây bất lợi cho sức khỏe. Những người ít khóc có thể xem những bộ phim truyền hình cảm động hoặc thái hành tây để cho tuyến lệ vận động ít nhất mỗi tháng một lần nhằm tống độc tố ra ngoài

9. Trà thảo mộc 

Có nhiều cách nấu trà thảo mộc cho teen lựa chọn như: trà hoa cúc, trà gừng, trà sâm… Những loại thảo mộc này đều có thể mua tại các nhà thuốc đông y. 

– Trời nóng, dễ đổ mồ hôi làm cho da ngứa ngáy, khô da, để giải độc có thể dùng các vị thuốc: bồ công anh, lẻ bạn (mỗi loại 30g) và 50g cát căn, đem nấu uống.

– Nóng nhiệt trong người, đi tiểu vàng, gắt, thì dùng cỏ tranh, mã đề, bồ công anh (mỗi loại 30g), nấu uống trong ngày.

Nếu thấy quá rườm rà và mất nhiều thời gian, teen có thể dùng trà thảo mộc Dr.Thanh được chiết xuất từ 9 loại thảo mộc quý trong tự nhiên giúp thanh lọc cơ thể, không lo bị nóng. 

Mẹo vặt giảm "nóng trong người" 3

Một số triệu chứng như: mất nước, thiếu nước, vui chơi hoạt động ngoài trời nhiều, ăn uống nhiều chất cay hoặc áp lực công việc, khiến cơ thể sinh “nội nhiệt” với các biểu hiện như: sốt, bứt rứt, mệt mỏi, mạch nhanh… đều có thể dùng trà thảo mộc để thanh lọc cơ thể.

6 bí quyết ăn uống tốt nhất cho sức khỏe trong ngày nóng

Thời tiết mùa hè nóng bức khiến cơ thể mệt mỏi và dễ mắc bệnh hơn. Nhưng chỉ cần chú ý một chút trong chuyện ăn uống là bạn đã có thể bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất rồi. Bạn hãy học các bí quyết ăn uống sau đây nhé.

1. Món canh tốt nhất: Canh cà chua

Ăn canh cà chua vào mùa hè vừa hấp thụ được chất dinh dưỡng, vừa có thể bổ sung nước rất tốt. Sau khi nấu hãy đợi món canh này nguội đi rồi mới ăn, bởi vì canh cà chua chứa chất lycopene, có tác dụng nhất định trong việc chống lại ung thư tuyến tiền liệt và bảo vệ tim, thích hợp nhất với nam giới.

2. Gia vị tốt nhất: Dấm

Trời nóng, mồ hôi ra nhiều, bạn nên ăn nhiều dấm hơn một chút để tăng nồng độ axit trong dạ dày, giúp tiêu hóa và hấp thụ, kích thích sự thèm ăn. Dấm còn có khả năng ức chế vi khuẩn một cách mạnh mẽ, có thể giết chết vi khuẩn S. pyogenes (hay còn được gọi là vi khuẩn liên cầu tiêu huyết beta nhóm A) trong thời gian ngắn. Nó còn có tác dụng phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm đường ruột như thương hàn, kiết lỵ… Mùa hè, cơ thể dễ mệt mỏi, khó chịu, nhưng ăn dấm có thể nhanh chóng làm giảm mệt mỏi, duy trì năng lượng cơ thể.

Mặc dù dấm rất tốt cho sức khỏe, nhưng bạn không nên ăn nhiều. Một số người có bệnh lý về dạ dày hoặc đang dùng thuốc điều trị bệnh nào đó thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem có nên ăn dấm hay không.

6 bí quyết ăn uống tốt nhất cho sức khỏe trong ngày hè 1

Chú ý một chút trong chuyện ăn uống là bạn đã có thể bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình. Ảnh minh họa

3. Món rau tốt nhất: Rau có vị đắng

Mùa hè nhiệt độ, độ ẩm đều cao thường khiến nhiều người có cảm giác uể oải, mệt mỏi, tức ngực, chóng mặt, chán ăn, sụt cân. Lúc này, ăn những món rau có vị đắng sẽ tốt cho sức khỏe. Bởi vì thực phẩm vị đắng giàu bazơ tự nhiên, axin amin, các chất đắng, vitamin và khoáng chất có tác dụng tiêu nóng, giải nhiệt, giảm mệt mỏi, nâng cao tinh thần và bảo vệ dạ dày. Bạn có thể lựa chọn các món như mướp đắng, rau đắng, cần tây, bách hợp, hạt sen…

4. Đồ uống tốt nhất: Trà nóng

Mùa hè không thể rời xa các loại đồ uống, lựa chọn hàng đầu không phải là đồ uống lạnh, cũng không phải là bia hay cà phê mà là trà nóng bình thường. Trong lá trà rất giàu kali, vừa giải khát vừa giảm mệt mỏi. Theo thí nghiệm của các chuyên gia Anh, khả năng giải nhiệt của trà nóng có thể còn vượt xa các sản phẩm đồ uống lạnh, đó là lựa chọn thích hợp nhất trong các loại đồ uống giải khát.

5. Món thịt tốt nhất: Thịt vịt

Mặc dù mùa hè ăn nên ăn uống thanh đạm, nhưng vẫn cần phải bồi bổ sức khỏe. Thịt vịt không chỉ giàu các dưỡng chất như protein, sắt cần thiết cho con người mỗi ngày mà còn có thể phòng ngừa và chữa bệnh. Ngoài ra, vịt thuộc loại thủy cầm, nên tính lạnh, đặc biệt thích hợp với những người đang bị nóng trong người.

6. Chất dinh dưỡng tốt nhất: Vitamin E

Các nhà khoa học Đức khẳng định, mùa hè mọi người thường gặp những nguy hiểm lớn từ ánh sáng mặt trời gay gắt, khí ozone gay ra thiệt hại về da, thị lực… Nhưng vitamin E có thể giảm thiểu các rủi ro đó xuống mức tối thiểu. Hàm lượng vitamin E có khá nhiều trong các thực phẩm như mạch nha, bánh mỳ bằng bột mỳ nguyên hạt, bí rợ, các sản phẩm từ sữa…


Phương pháp tăng cân cho người gầy nhanh nhất
Sầu riêng ăn có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Cách chữa nóng trong người bằng thiên nhiên
Nguyên nhân của bệnh nóng trong người
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?

(ST)

Rate this post

Viết một bình luận