Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ và ước lệ tượng trưng trong hai câu thơ
Nội dung chính
- Câu hỏi: “Làn thu thủy nét xuân sơn” nghĩa là gì?
- Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi
- 1. Chân dung của Thúy Kiều qua đoạn thơ
- 2. Nghệ thuật tu từ áp dụng trong câu thơ
- Video liên quan
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
(Câu mở đoạn). Nguyễn Du không chỉ thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ hay khắc hoạ tính cách nhân vật mà ông cũng rất thành công trong việc tả người. (Câu nọi dung) Chỉ vài dòng thơ ngắn nhưng vẻ đẹp của Thuý Kiều hiện lên rất rõ. Hai câu thơ: “Làn thu thuỷ nét xuân sơn / Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là một minh chứng cho điều đó. Không giống như miêu tả Thuý Vân, đến lượt miêu tả Thuý Kiều Nguyễn Du chỉ chú ý đặc tả đôi mắt và đôi lông mày của nàng. Chỉ hai chi tiết đó mà vẽ đẹp của Kiều đã hiện lên như một viên ngọc toàn bích. Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã miêu tả đôi mắt của Kiều đẹp trong xanh như nước hồ thu, lông mày của nàng thanh tú như dáng vẻ, nét núi chẳng khác gì sự mơn mỡn, tươi xanh của núi mùa xuân. Dùng hai hình ảnh thiên nhiên “làn thu thuỷ và nét xuân sơn” để ẩn dụ cho vẻ đẹp của Kiều là một sự thành công trong việc miêu tả của Nguyễn Du. Chưa hết, vẻ đẹp của Kiều khiến hoa phải “ghen” vì thua thắm, liễu phải “hờn” vì kém xanh thì người đọc dù không đợc nhìn thấy Kiều nhưng cũng có thể hình dung và tưởng tượng Kiều đẹp đến mức nào. Vẽ đẹp ấy không chỉ thiêu đốt lòng người mà đến thiên nhiên, tạo hoá cũng không thể dửng dưng hay nhường nhịn. Đó không chỉ là một vẻ đẹp hoàn thiện, không chỉ ngang hàng với tạo hoá mà còn vượt lên trên cả tạo hoá. Phải chăng cách sử dụng nghệ thuật nhân hoá “ghen” “hờn” như một sự báo trước cuộc một đời trắc trở mà cũng lắm chông gai cho nàng? Việc chỉ chọn đôi mắt để miêu tả cũng đủ để chứng minh cho tài năng của Nguyễn Du. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, qua đôi mắt người ta có thể nhìn thấu tâm can của con người, qua đôi mắt của nàng Kiều người đọc có thể hình dung một nàng Kiều không chỉ tuyệt thế giai nhân mà còn chứa đựng cả tâm hồn cao đẹp và trái tim nhân hậu ( Câu kết đoạn) Nguyễn Du xứng đáng là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ, bậc thầy trong việc miêu tả người.
Bạn đang xem tài liệu “Ngữ văn 9 – Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ và ước lệ tượng trưng trong hai câu thơ Làn thu thuỷ nét xuân sơn / Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ và ước lệ tượng trưng trong hai câu thơ
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
(Câu mở đoạn). Nguyễn Du không chỉ thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ hay khắc hoạ tính cách nhân vật mà ông cũng rất thành công trong việc tả người. (Câu nọi dung) Chỉ vài dòng thơ ngắn nhưng vẻ đẹp của Thuý Kiều hiện lên rất rõ. Hai câu thơ: “Làn thu thuỷ nét xuân sơn / Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là một minh chứng cho điều đó. Không giống như miêu tả Thuý Vân, đến lượt miêu tả Thuý Kiều Nguyễn Du chỉ chú ý đặc tả đôi mắt và đôi lông mày của nàng. Chỉ hai chi tiết đó mà vẽ đẹp của Kiều đã hiện lên như một viên ngọc toàn bích. Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã miêu tả đôi mắt của Kiều đẹp trong xanh như nước hồ thu, lông mày của nàng thanh tú như dáng vẻ, nét núi chẳng khác gì sự mơn mỡn, tươi xanh của núi mùa xuân. Dùng hai hình ảnh thiên nhiên “làn thu thuỷ và nét xuân sơn” để ẩn dụ cho vẻ đẹp của Kiều là một sự thành công trong việc miêu tả của Nguyễn Du. Chưa hết, vẻ đẹp của Kiều khiến hoa phải “ghen” vì thua thắm, liễu phải “hờn” vì kém xanh thì người đọc dù không đợc nhìn thấy Kiều nhưng cũng có thể hình dung và tưởng tượng Kiều đẹp đến mức nào. Vẽ đẹp ấy không chỉ thiêu đốt lòng người mà đến thiên nhiên, tạo hoá cũng không thể dửng dưng hay nhường nhịn. Đó không chỉ là một vẻ đẹp hoàn thiện, không chỉ ngang hàng với tạo hoá mà còn vượt lên trên cả tạo hoá. Phải chăng cách sử dụng nghệ thuật nhân hoá “ghen” “hờn” như một sự báo trước cuộc một đời trắc trở mà cũng lắm chông gai cho nàng? Việc chỉ chọn đôi mắt để miêu tả cũng đủ để chứng minh cho tài năng của Nguyễn Du. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, qua đôi mắt người ta có thể nhìn thấu tâm can của con người, qua đôi mắt của nàng Kiều người đọc có thể hình dung một nàng Kiều không chỉ tuyệt thế giai nhân mà còn chứa đựng cả tâm hồn cao đẹp và trái tim nhân hậu ( Câu kết đoạn) Nguyễn Du xứng đáng là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ, bậc thầy trong việc miêu tả người.
Tài liệu đính kèm:
-
doan van Thuy Kieu.doc
Câu “làn thu thuỷ nét xuân sơn” ví mắt Kiều trong sáng như làn nước mùa thu, lông mày xinh đẹp như rặng núi mùa xuân. Để hiểu rõ hơn về câu thơ: “Làn thu thủy nét xuân sơn” nghĩa là gì, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé:
Câu hỏi: “Làn thu thủy nét xuân sơn” nghĩa là gì?
Trả lời:
“Làn thu thủy nét xuân sơn” được trích từ đoạn thơ tả Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.
Sấc đành đòi một tài dành họa hai.
Thu thủy là làn nước mùa thu, xuân sơn là chỉ nét núi mùa xuân.
Câu “làn thu thuỷ nét xuân sơn” ví mắt Kiều trong sáng như làn nước mùa thu, lông mày xinh đẹp như rặng núi mùa xuân. Tác giả dùng hình ảnh ẩn dụ để miêu tả đôi mắt Thúy Kiều. Đôi mắt tuyệt đẹp, sâu thăm thẳm, long lanh như làn nước mùa thu, nét mày cong mềm mại , thanh thoát như nét núi mùa xuân.
Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi
1. Chân dung của Thúy Kiều qua đoạn thơ
Chân dung Thúy Kiều: Sau những câu thơ giới thiệu chung về hai chị em và vẻ đẹp riêng của Thúy Vân thì Nguyễn Du đã để cho Thúy Kiều xuất hiện:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.
Sấc đành đòi một tài dành họa hai.
Chỉ mắt trong như làn nước mùa thu, lông mày nét tươi như sắc núi mùa xuân. Chữ của Tình sử “Nhãn như thu thuỷ, my tựa xuân sơn”, nghĩa là: Mắt như nước thu, lông mày như núi xuân. Nói chung khi tả người, Nguyễn Du cũng như các nhà vă xưa chỉ viết theo những từ ngữ có sắn, không viết theo cái nhìn trực tiếp.
Cũng giống như khi tả Thúy Vân, nhà thơ vẫn dùng bút pháp so sánh, ẩn dụ và ước lệ. Tác giả vẫn sử dụng cách gợi tả và những chuẩn mực thiên nhiên để làm đối tượng so sánh. Nét vẽ của thi nhân đã tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tám hồn và trí tuệ. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan tới đôi mắt. Hình ảnh ước lệ làn thu thủy (làn nước mùa thu) gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; còn hình ảnh ước lệ nét xuân sơn (nét núi mùa xuân) lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.
Vẻ đẹp của Kiều là phi thường, lộng lẫy, không tạo nên sự hài hòa, êm đềm giữa con người với tự nhiên mà đến mức làm thiên nhiên, tạo hóa phải đố kị, ghen ghét: hoa ghen, liễu hờn. Hai động từ ghen và hờn có dụng ý đối chọi với nhan sắc của Thúy Vân. Mức độ so sánh mạnh, gay gắt hơn so với hai từ thua và nhường. Điều đó chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ ngoài tưởng tượng, ngoài quy luật của tự nhiên, khiến cho tạo hóa phải ganh ghét.
Vẻ đẹp của Thúy Kiều còn có sức lôi cuốn mạnh mẽ, làm nghiêng nước nghiêng thành, vẻ đẹp của Kiều không có thang bậc nào cao hơn để đánh giá, cho nên xếp hàng đầu, xếp thứ nhất. Câu thơ sắc đành đòi một tài dành họa hai đã khẳng định tuyệt đối sắc đẹp của Kiều đến mức độc nhất vô nhị, không ai có thể sánh nổi.
>>> Xem thêm: Tác giả sử dụng bút pháp nào khi miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều?
2. Nghệ thuật tu từ áp dụng trong câu thơ
Đây là cách nói ẩn dụ : tượng trưng cho hình ảnh dôi mắt trong veo , long lanh như làn nước ; nét mày thanh tú , nhẹ nhàng như núi xuân. Thể hiện sự tinh anh , nét đẹp tâm hồn của nhân vật Kiều.
Hiệu quả để chỉ vẻ đẹp hoàn hảo, tuyệt mĩ của Thúy Kiều khiến cho tạo hóa cũng phải ghen ghét, đố kị:nghiêng nước nghiêng thành , giai nhân tuyệt thế.
Ông đã dùng nghệ thuật đòn bẩy để tôn vinh vẻ đẹp của Kiều. Nếu như tả Vân ông sử dụng nghệ thuật liệt kê: tả cẩn thận từng chi tiết khuôn mặt, nụ cười.. thì khi tả Kiều ông sử dụng nghệ thuật điểm nhãn. Tại sao vậy? Vì đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, chỉ đặc tả đôi mắt của Kiều, Nguyễn Du muốn khẳng định rằng nàng có tâm hồn trong sáng, bao dung, độ lượng.
Cũng như tả Vân, khi tả Kiều, Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật ước lệ tượng trưng ” Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh “. Đôi mắt của Kiều trong trẻo dịu êm như làn nước hồ thu, cặp lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Kiều đẹp sắc sảo, nổi trội hơn Vân. Tuy nhiên trong vẻ đẹp ấy của đôi mắt nàng dường như phảng phất 1 nỗi buồn. Chính vẻ đẹp quá sắc sảo, quá hoàn mĩ của Thúy Kiều đã khiến cho thiên nhiên nổi giận, ganh ghét. Điều đó dự báo số phận của Kiều sẽ gặp nhiều đắng cay, bất hạnh, bão tố.
——————–
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về “làn thu thủy nét xuân sơn nghĩa là gì”. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.