Bỏng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán & Điều Trị – Nhà Thuốc Phương Chính

1. Tổng quan về Bỏng

Bỏng là các thương tích của da hoặc các mô khác do tiếp xúc với nhiệt, bức xạ, hóa chất hoặc điện. Bỏng được phân loại theo độ sâu (bỏng dày cục bộ bề mặt và bỏng dày cục bộ sâu, bỏng dày hoàn toàn) và phần trăm bỏng trên tổng diện tích bề mặt cơ thể (TBSA).

Các biến chứng và các vấn đề liên quan bao gồm sốc giảm thể tích, tổn thương do hít, nhiễm trùng, sẹo và co thắt. Bệnh nhân bị bỏng nặng (> 20% TBSA) đòi hỏi hồi sức dịch. Các phương pháp điều trị vết bỏng bao gồm các chất kháng khuẩn tại chỗ, làm sạch thường xuyên, nâng cao, và đôi khi ghép da. Phục hồi chức năng đặc biệt, bao gồm các bài tập vận động và nẹp, thường là cần thiết.

2. Nguyên nhân gây bỏng

Bỏng do sinh hoạt chiếm 65% số người bị bỏng, trong khi đó bỏng do tai nạn lao động chiếm khoảng 10%, còn lại là do tai nạn giao thông, do điều trị cũng như do thiên tai gây ra.

Các tác nhân gây bỏng chủ yếu như sau:

  • Bỏng khô: Lửa hoặc tiếp xúc với vật nóng, thuốc lá, ma sát.
  • Bỏng nước: Hơi nước nóng, nước nóng hay dầu, mỡ nóng.
  • Bỏng điện: Điện hạ thế, điện dân dụng, sự phóng điện cao thế, sét đánh.
  • Bỏng lạnh: Kim loại rất lạnh, ni tơ lỏng (-1900C), ôxy lỏng…
  • Bỏng do hoá chất: Các hoá chất dùng trong công nghiệp, các loại khí độc, các chất ăn mòn, thuốc tẩy, nhất là các loại xút.
  • Bỏng do bức xạ: Bức xạ nhiệt, các đèn tia cực tím mạnh, các nguồn phóng xạ .

3. Triệu chứng và dấu hiệu Bỏng

Tình trạng của cơ thể khi bị bỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố:

Độ sâu của bỏng, diện tích của vết bỏng, vị trí của vết bỏng trên cơ thể.

Bỏng cấp độ 1

Bị bỏng nhẹ triệu chứng ban đầu thường bị ửng đỏ và đau rát bề mặt da.

Cấp độ (độ sâu) của vết bỏng:

Tùy theo cấp độ của bỏng mà sẽ có những triệu chứng khác nhau:

Độ I: Bỏng bề mặt. Trường hợp này chỉ lớp ngoài cùng da bị tổn thương làm cho da nơi bị bỏng đỏ ửng lên và đau rát do đầu mút đây thần kinh bị kích thích. Loại bỏng này thường lành hẳn sau 3 ngày.

Độ II: Bỏng một phần da. Trường hợp này thì lớp biểu bì và một phần của lớp chân bì bị tổn thương, các túi phỏng nước được hình thành, nếu các túi bỏng nước được hình thành, nếu các túi phỏng nước vỡ ra sẽ để lộ một bề mặt màu hồng và cũng rất đau. Nếu được giữ sạch vết bỏng sẽ tự lành sau khoảng 1 – 4 tuần không cần điều trị gì mà cũng không để lại sẹo hoặc sẹo nhưng không đáng kể. Nhưng tổ chức da sau khi lành vết bỏng có thể đỏ trong một thời gian dài hơn. Nếu bỏng độ II bị nhiễm khuẩn thì lớp da dưới sẽ bị phá hủy và bỏng độ II chuyển thành bỏng độ III.

Cần nhanh chóng ngâm vùng cơ thể bị bỏng vào nước mát.

Đối với bỏng một phần da, nếu được giữ sạch vết bỏng sẽ tự lành sau khoảng 1 – 4 tuần không cần điều trị gì mà cũng không để lại sẹo.

Độ III: Bỏng toàn bộ các lớp da: toàn bộ các lớp da đều bị tổn thương bao gồm cả lỗ chân lông và tuyến mồ hôi. Vết bỏng trắng nhợt hoặc xám lại, khô cứng và mất cảm giác (không đau) và các đầu nút dây thần kinh bị phá hủy.

Diện tích vết bỏng:

Bỏng càng rộng thì càng nguy hiểm hơn vì bỏng càng rộng càng gây mất nhiều dịch của cơ thể, gây đau nhiều hơn, dễ bị sốc và nhiễm khuẩn. Đối với người lớn nếu bỏng từ 15% trở lên và trẻ em từ 10% trở lên phải được coi là bỏng nặng và phải được chuyển tới bệnh viện.

Vị trí vết bỏng trên cơ thể:

Bỏng ở những vùng khác nhau cũng có ý nghĩa rất lớn đối với tính mạng và quá trình hồi phục.

Ví dụ: bỏng ở vùng mặt, cổ có thể gây phù nề chèn ép đường thở dễ bị sẹo xấu và sự biến dạng. Bỏng ở mắt có thể dẫn đến mù. Bỏng ở bàn tay hoặc vùng các khớp có thể dẫn đến co cứng, mất hoặc giảm chức năng hoạt động…

4. Di chứng bỏng

Di chứng thường gặp nhất của bỏng là các vết sẹo phì đại, sẹo lồi, sẹo lõm và sẹo co kéo, ngoài ra còn một số di chứng khác là dính tổ chức, loét thiểu dưỡng, ung thư hóa trên nền sẹo… Mức độ nặng nhẹ của di chứng bỏng phụ thuộc vào độ sâu, vị trí của bỏng, phương pháp điều trị tổn thương.

5. Các phương pháp sơ cứu khi bị bỏng

Trước đó, bạn cần phải nắm rõ các kỹ năng sơ cứu bỏng đúng cách. Điều này vô cùng quan trọng, giúp vết bỏng đỡ bị bỏng rát, nhanh chóng hồi phục và hạn chế tối đa những vết sẹo xấu.

Ngâm nước sơ cứu bỏng

Trong trường hợp bỏng nhẹ ngâm nước trong vòng 15 phút để giúp vết bỏng dịu đi.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bỏng mà sẽ có phương pháp sơ cứu khác nhau. Sau đây là một số gợi ý sơ cứu bỏng từ chuyên gia:

Bỏng ở mức độ 1

Ngâm vết bỏng vào nước lạnh ít nhất 15 phút, sau đó thoa lên vết bỏng một lớp kem dưỡng da có tác dụng bảo vệ, làm lành da như lô hội, thuốc mỡ kháng sinh.

Sử dụng băng gạc nhẹ nhàng quấn lỏng quanh vết bỏng. Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn.

Bỏng ở mức độ 2

Ngâm vết bỏng vào nước ít nhất 15 phút. Có thể đắp vải ướt nhúng nước lạnh lên vết bỏng nhỏ 2-3 phút mỗi ngày, sau đó thoa thuốc mỡ kháng sinh.

Sử dụng băng gạc khô băng vết bỏng, thay băng mỗi ngày một lần. Chú ý rửa sạch tay trước khi rửa vết bỏng.

Kiểm tra vết bỏng hàng ngày xem có xuất hiện những dấu hiệu như sưng đau, đỏ hơn không. Không lột da từ vết bỏng để tránh nhiễm trùng, không gãi.

Sử dụng kem chống nắng trước khi ra bên ngoài vì vết bỏng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trong vòng 1 năm.

Bỏng ở mức độ 3

Khi bị bỏng nặng, nên tới bệnh viện ngay lập tức. Tránh bất cứ vải vóc, quần áo nào dính vào khu vực vết bỏng, không sử dụng nhúng vết bỏng vào nước hay bất cứ loại thuốc nào bôi lên vết bỏng.

Nâng phần bị bỏng lên cao hơn tim, có thể băng bằng băng ẩm, mát, sạch.

Lưu ý: Khi bị bỏng điện, bỏng hóa chất thì cần đến bệnh viện càng nhanh càng tốt vì có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới các bộ phận trong cơ thể.

Những điều nên và không nên làm khi bị Bỏng

Tuyệt đối không thoa kem đánh răng, nước mắm, bơ hay dầu lên vết bỏng. Các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh không được ngâm vùng bị bỏng vào nước đá vì tình trạng lạnh đột ngột có thể khiến nạn nhân bị co mạch, có thể bị bỏng lạnh. Đây là cách sơ cứu bỏng sai lầm mà rất nhiều người mắc phải. Nếu vết bỏng kết vảy, không làm vỡ chúng khiến da càng tổn thương hơn.

Khi bị bỏng điện, bỏng hóa chất thì nên tới bệnh viện ngay. Bỏng điện có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới nội tạng.

Bị bỏng hóa chất có thể xối thật nhiều nước mát để rửa, cởi bất cứ quần áo hay nữ trang nào dính hóa chất, không đặt thứ gì lên vết thương, kể cả thuốc mỡ, vì chúng có thể gây phản ứng hóa chất nặng hơn. Có thể băng vết bỏng với gạc khô, vô trùng.

6. Đối tượng nguy cơ bị Bỏng

Bỏng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bỏng bao gồm:

  • Sử dụng bếp củi, tiếp xúc với nguồn nhiệt hoặc dây điện.
  • Lưu trữ không an toàn các vật liệu dễ cháy và ăn da.
  • Hút thuốc không cẩn thận.
  • Lạm dụng trẻ em.
  • Điều chỉnh nhiệt độ máy nước nóng trên 54,4°C.
  • Những thực phẩm và dụng cụ chứa thức ăn hâm nóng.
  • Tiếp xúc quá nhiều với ánh mặt trời.

7. Chẩn đoán Bỏng

Đánh giá lâm sàng về mức độ bỏng và độ sâu.

Làm các xét nghiệm và chụp X quang ngực đối với bệnh nhân nhập viện.

Vị trí và chiều sâu của vùng bỏng được ghi lại trên sơ đồ bỏng. Bỏng có độ tương thích về cả bỏng dày một phần sâu và bỏng dày toàn phần được coi là bỏng dày toàn phần.

8. Các phương pháp điều trị bỏng

Bôi thuốc trị bỏng để ngăn ngừa hình thành sẹo sau bỏng.

Bôi thuốc trị bỏng để ngăn ngừa hình thành sẹo sau bỏng.

Điều trị toàn thân: bao gồm bồi phụ dịch thể, truyền máu, đạm, huyết tương, kháng sinh (uống hoặc tiêm theo chỉ định), trợ tim, trợ sức, lợi niệu thải độc… Việc theo dõi người bệnh cần liên tục, phát hiện kịp thời các biến chứng để xử trí.

Điều trị tại chỗ vết bỏng:

Thay băng bỏng: tùy theo tính chất, vị trí tổn thương để quyết định dùng phương pháp băng kín, bán hở hoặc để hở vết thương; thay băng hàng ngày hoặc cách ngày; dùng thuốc thích hợp tại vết bỏng. Các loại thuốc điều trị tại vết bỏng bao gồm:

Nhóm thuốc có tác dụng làm rụng hoại tử: như trypsin, pepsin, papain, bromelain… hoặc mỡ axit salyxilic 40%, lanolin…;

Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, sát khuẩn: axit boric (dung dịch 2 – 3%, mỡ 5 – 10% hoặc bột tinh thể). Hiện nay, các cơ sở điều trị bỏng ở nước ta dùng phổ biến berberin dung dịch 0,1%, cream 0,5%; mỡ madhuxin. Ngoài ra, còn nhiều loại thuốc nam có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn vết bỏng như nước sắc cây cỏ lào, cây mỏ quạ, cây lân tơ-uyn, kháo vàng, kháo nhậm, lá trầu không, dung dịch vàng đắng…

Thuốc có tác dụng tạo màng che phủ vết bỏng: được dùng phổ biến là tanin dung dịch 5%. Một số thuốc nam có tác dụng làm se khô và tạo màng thuốc như cao đặc lá sim, cao đặc vỏ cây xoan trà (B76)… Hiện nay, cao đặc vỏ cây xoan trà được dùng rộng rãi tại nhiều địa phương. Sau khi rắc, phun sẽ tạo thành một màng thuốc che phủ vết bỏng, không cần thay băng, tiết kiệm bông băng gạc, bớt đau đớn vì không phải thay băng nhiều lần. Màng thuốc sẽ tự bong ra khi quá trình biểu mô hóa được hoàn tất, chất lượng sẹo tốt. Tuy nhiên, dùng thuốc phải đúng chỉ định (vết bỏng nông, bỏng mới), không dùng trên các vết bỏng sâu, vết bỏng đã nhiễm khuẩn, không dùng quanh chu vi chi thể và việc xử lý vết bỏng trước khi dùng thuốc phải đúng kỹ thuật.

Nhóm thuốc có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo vết bỏng: dầu gan cá thu, dầu gấc, thuốc mỡ rau má, tinh dầu mù u, biafine, madecassol, thuốc mỡ cao vàng, hebermin, chitosan…

Các vật liệu sinh học có tác dụng che phủ tạm thời vết bỏng: như màng nhau thai, da đồng loại, dị loại (da ếch, trung bì da lợn), màng biobrane, dermagraft, intergra, màng collagen, vải các-bon, tấm nguyên bào sợi đồng loại nuôi cấy… Việc sử dụng các loại vật liệu sinh học ngày càng rộng rãi góp phần quan trọng cứu sống các bệnh nhân bỏng sâu diện rộng.

9. Phòng ngừa Bỏng

Các phương pháp phòng ngừa bệnh bỏng diễn tiến nặng bao gồm:

  • Bỏng lạnh: để vết bỏng dưới vòi nước lạnh trong vòng 10 đến 15 phút cho đến khi cơn đau giảm xuống hoặc dùng khăn sạch làm ẩm bằng nước mát. Không được sử dụng đá trực tiếp trên vết bỏng vì có thể gây hại thêm
  • Tháo nhẫn hoặc các vật siết chặt khác ra khỏi vùng da bị bỏng
  • Không phá vỡ các mụn nước nhỏ. Nếu mụn nước vỡ, nhẹ nhàng rửa sạch bằng xà phòng nhẹ và nước, dùng thuốc mỡ chứa kháng sinh thoa lên, đắp lại bằng một miếng băng gạc không dính
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm, lô hội hoặc gel có thể làm dịu vùng bỏng và ngăn ngừa khô da
  • Sử dụng thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen, naproxen và acetaminophen
  • Chích ngừa uốn ván đầy đủ. Các bác sĩ khuyến cáo nên tiêm uốn ván ít nhất 10 năm một lần
  • Sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng ẩm thường xuyên: dù vết bỏng nhỏ hay nghiêm trọng người bệnh cũng cần phải dùng các sản phẩm này khi vết thương lành hẳn.

Rate this post

Viết một bình luận