Tổng hợp các loại bột làm bánh và cách chọn bột chuẩn nhất

Mỗi loại bột làm bánh có những tính chất và công dụng khác nhau. Do đó, bạn cần hiểu rõ về các loại bột này để lựa chọn đúng cho món bánh muốn làm. Cùng VinID hiểu đúng và đủ về các loại bột làm bánh qua bài viết!

1. Các loại bột làm bánh thông dụng

1.1. All purpose flour – Bột mì đa dụng

Bột mì đa dụng là loại bột được dùng nhiều trong các công thức làm bánh. Đây là bột được làm từ hạt lúa mì tạo ra bột có thành phần protein khoảng 10-12%. Có 2 loại bột mì đa dụng là bột được tẩy trắng (bleached) và loại bột không tẩy trắng (unbleached). 

Trong đó loại bột được tẩy trắng có màu sắc trắng hơn bột không tẩy. Phương pháp tẩy thường được sử dụng là dùng nguyên liệu thiên nhiên hoặc sử dụng hóa chất.

Bột mì đa dụng có khả năng làm nhiều món bánh khác nhau

Bột mì đa dụng được ứng dụng trong làm nhiều món bánh khác nhau như: bánh quy, bánh mì, bánh gato, các loại bánh nướng…

1.2. Cake flour – bột bánh bông lan

Cake flour là loại bột làm từ hạt lúa mì xay mịn, có chứa hàm lượng protein rất thấp khoảng 6-7%. Loại bột này có kết cấu nhẹ, hơi ẩm và màu trắng tinh. Chính vì hàm lượng protein rất thấp lên bột này ra ít sợi gluten.

Cake flour thích hợp cho làm các loại bánh có kết cấu mềm nhẹ, hàm lượng chất lỏng lớn và xôm xốp như chiffon, sponge hay các loại bánh quy. 

1.3. Pastry flour – Bột mì số 8

Pastry flour còn được gọi là bột mì số 8 là loại bột làm từ lúa mì mềm. Bột này tương tự như Cake flour nhưng không được tẩy trắng. Pastry flour có hàm lượng protein 8-10%, làm bánh cứng hơn khi nướng. 

Pastry flour khá mềm, thích hợp làm các loại bánh mỏng, mềm thích hợp cho nướng. Loại bột này rất thích hợp cho các loại bánh như bánh pie, bánh tart, muffin… 

Món bánh tart làm từ pastry flour

1.4. Bread flour – bột mì số 13

Bread flour còn được gọi là bột mì số 13. Đây là loại bột làm từ bột lúa mì cứng, chuyên dụng cho làm bánh mì. 

Bread flour có chứa 12-14% protein. Do loại bột này có hàm lượng protein cao nên khi kết hợp với nước bột sẽ đàn hồi cao giúp bánh mì dai và thơm hơn.

1.5. Self-rising flour – Bột mì có baking powder 

Self rising flour là loại bột mì có baking powder hay còn gọi là bột bánh tự nở. Loại bột này có chứa 8-9% protein. 

Bạn có thể tự pha trộn loại bột này bằng cách sử dụng 1 muỗng cà phê baking powder với 1/2 muỗng cà phê muối và 250g bột mì đa dụng sau đó trộn đều.

Self rising flour được ứng dụng trong làm các món bánh có độ nở cao như bánh bao, bánh mì… Còn đối với các loại bánh có tỉ lệ bột khác sẽ ít dùng self rising flour.

1.6. Bột gạo

Bột gạo (rice flour) là một trong những loại bột làm bánh phổ biến ở các nước châu Á. Loại bột này được làm ra bằng cách dùng gạo tẻ hoặc các loại gạo khác xay mịn. 

Bột gạo được sử dụng phổ biến tại Việt Nam trong các công thức làm món bánh ngon như: bánh cuốn,  bánh khoái, bánh canh, bánh bèo, bánh đập, bánh đúc, bánh bò, bánh hỏi,…

Bột gạo làm được nhiều món bánh khác nhau

1.7. Bột nếp

Bột nếp (Glutinous Rice Flour – Sticky Rice Flour) là loại bột được tạo ra từ hạt gạo nếp xay mịn. Bột nếp có đặc tính sệt, dẻo và thơm với độ kết dính cao. Do đó loại bột này được ứng dụng nhiều trong các món chè, món bánh như: bánh trôi nước, bánh ít, bánh giầy, bánh nếp, bánh cốm, bánh rán…

1.8. Bột nở

Bột nở là loại bột không thể thiếu trong các công thức làm bánh. Thành phần chính của bột là bột bắp và các loại acid. Loại bột này có công dụng giúp bánh nở phồng, tơi xốp và không bị xẹp. Do đó, bột nở được sử dụng trong các công thức làm bánh như: bánh bông lan, bánh tiêu, bánh kem tươi, bánh bao, bánh cookies,… 

1.9. Bột năng

Bột năng được làm từ củ sắn hoặc tinh bột mì, còn có tên gọi khác là bột đao. Loại bột này có công dụng tạo độ sệt cho nước sốt nên thích hợp dùng làm bánh da lợn, bột bánh canh, bánh bột lọc…

2. Cách chọn bột làm bánh chuẩn nhất

2.1. Chọn theo mục đích

Mỗi loại bột làm bánh lại có những đặc điểm, tính chất khác nhau nên sẽ phù hợp với từng loại bánh. Do đó, bạn nên căn cứ vào mục đích sử dụng để chọn đúng loại bột tùy thích. Ví dụ, nếu làm bánh mì, bạn không nên lựa chọn bột mì số 8 mà thay vào đó nên lựa chọn bột mì số 13.

2.2. Chú ý hàm lượng protein để bột đạt độ dai

Khi tìm hiểu về bột làm bánh, bạn cần đặc biệt chú ý rõ số % protein mà nhà sản xuất đã chú thích. Bởi lượng % protein này quyết định rất lớn đến sự thành công hay thất bại của món bánh mà chúng ta muốn làm. 

Do % protein gặp nước cộng với việc nhào bột tạo ra gluten giúp tạo độ dẻo dai và lỗ khí cho bánh. Khi % protein thấp thì gluten thấp sẽ giúp bánh mềm, mịn và ngược lại với % protein cao sẽ giúp bánh dai và cứng hơn. Vì vậy, khi chọn mua bột làm bánh, bạn cần đặc biệt chú ý đến thông tin này in trên bao bì sản phẩm.

Chọn bột chú ý vào hàm lượng protein

2.3. Mua bột có nguồn gốc rõ ràng

Việc lựa chọn bột có nguồn gốc rõ ràng là điều rất quan trọng. Bởi nó quyết định đến chất lượng bột cũng như độ ngon của bánh. Bạn nên chọn bột ở những địa điểm bán uy tín, bao bì kín, không hở. 

Ngoài ra, cần chú ý về thời hạn sử dụng của bột được in trên bao bì. Tốt nhất, bạn nên mua ở các siêu thị lớn để an tâm về nguồn gốc sản phẩm. 

Nắm rõ về tính chất cũng như ứng dụng của các loại bột làm bánh giúp bạn có được lựa chọn tốt nhất cho các món ăn. Mua bột tại Winmart hoặc qua app VinID để tích điểm ngay nào!

Banner CTA Đi chợ online 750

Rate this post

Viết một bình luận