Ngành Kinh tế là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo – ReviewEdu

Cập nhật 27/07/2021 bởi

Trong những năm qua, ngành Kinh tế luôn là ngành nằm trong top đầu những ngành hot. Bởi sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đã khiến cho cơ hội việc làm trong ngành này vô cùng phong phú và đa dạng. Ngoài ra mức lương béo bở mà ngành này mang lại cũng không kém phần phần quan trọng khiến cho rất nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm. Vậy thì ngành Kinh tế là học gì? Ra trường sẽ làm gì? Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số thông tin khách quan cũng như những lưu ý quan trọng tới người đọc về chuyên ngành này.

Ngành Kinh tế là học gì?

Ngành Kinh tế hay Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ. Kinh tế học cũng nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên (nguồn lực) khan hiếm của nó. Nghiên cứu Kinh tế học nhằm mục đích giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau. Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính và hành chính công, thậm chí là trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học, luật học và nhiều ngành khoa học khác.

Chương trình học ngành Kinh tế nhằm đào tạo những sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành tốt, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có sức khỏe, khả năng làm việc độc lập và sáng tạo, có đủ trình độ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.  Theo học ngành Kinh tế, sinh viên sẽ được trang bị hệ thống kiến thức sâu rộng, hiện đại về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô cũng như kinh tế học ứng dụng…

Các khối thi vào ngành Kinh tế là gì?

Các trường đào tạo ngành Kinh tế thường xét tuyển những khối thi sau đây:

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học

  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

  • A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn

  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học

  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lý

  • C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học

  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí

  • C20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân

  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

  • D10: Toán, Địa lí và Hóa học

  • D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh

  • D96: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh

  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

Bên cạnh đó bạn cũng có thể xét tuyển tại một số trường bằng cách xét học bạ hoặc tham gia kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Kinh tế là bao nhiêu?

Điểm chuẩn của ngành Bảo hiểm những năm gần đây cao nhất là Đại học Kinh tế Quốc dân xét tuyển mức 21,75 điểm. Bên cạnh đó, những cơ sở đào tạo khác chỉ xét tuyển ở mức 15 – 20 điểm.

Trường nào đào tạo ngành Kinh tế?

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền

  • Học viện Chính sách và Phát triển

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam

  • Học viện Tài chính

  • Đại học Kinh tế Quốc dân

  • Đại học Lao động Xã hội

  • Đại học Ngoại thương

  • Đại học Thương mại

  • Đại học Lâm nghiệp

  • Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên

  • Đại học Hải Dương

  • Đại học Hồng Đức

  • Đại học Nông lâm Bắc Giang

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

  • Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh

  • Đại học Thái Bình

Khu vực miền Trung

  • Đại học Vinh

  • Đại học Kinh tế Nghệ An

  • Đại học Kinh tế – Đại học Huế

  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng

  • Đại học Nha Trang

  • Đại học Tây Nguyên

  • Đại học Quang Trung

Khu vực miền Nam

  • Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)

  • Đại học Kinh tế TP.HCM

  • Đại học Mở TP.HCM

  • Đại học Ngoại thương – Cơ sở phía Nam

  • Đại học Nông Lâm TP.HCM

  • Đại học Cần Thơ

  • Đại học Tiền Giang

  • Đại học Trà Vinh

  • Đại học Dân lập Lạc Hồng

Ngành Kinh tế gồm những chuyên ngành nào?

Nhóm ngành liên quan tới quản trị

Bao gồm quản trị kinh doanh, quản trị lữ hành, quản trị nguồn nhân lực, quản trị kinh doanh quốc tế, thương mại, ngoại thương, marketing… Nhóm ngành này sẽ cung cấp nhiều kiến thức, kỹ năng giúp bạn trở thành nhà quản trị trong tương lai tại lĩnh vực chuyên ngành mình chọn.

Nhóm ngành tài chính

Lựa chọn nhóm ngành này bạn sẽ có kiến thức kinh tế tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính các công ty đa quốc gia, tài chính quốc tế hoạch định ngân sách vốn đầu tư chứng khoán phân tích tài chính, thị trường, chứng khoán, nghiệp vụ ngân hàng.

Kế toán, kiểm toán

Đây là hai ngành phổ thông thu hút được rất nhiều học sinh quan tâm. Tuy sở hữu cái tên khá giống nhau nhưng thực tế đây là hay ngành nghề khác biệt. Ngành kế toán sẽ thiên về làm việc với sổ sách và các con số nhưng kiểm toán lại là người kiểm tra công việc của người làm kế toán. Do đó bạn nên lưu ý vấn đề này để có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân.

Liệu bạn có phù hợp với ngành Kinh tế?

Tố chất và kỹ năng chính là những yếu tố rất quan trọng khi bạn muốn theo đuổi một ngành nghề nào đó. Đối với ngành Kinh tế, các bạn sẽ cần phải có được những tố chất và kỹ năng sau đây:

  • Khả năng suy nghĩ thấu đáo và logic, óc phán đoán, tư duy tổng hợp và phân tích.

  • Năng khiếu về toán học

  • Kỹ năng giao tiếp tốt

  • Kỹ năng phân tích vấn đề

  • Quan tâm tới các vấn đề kinh tế

  • Có kỹ năng làm việc nhóm và năng lực giải quyết vấn đề độc lập

  • Kỹ năng tư duy phân tích

  • Kỹ năng nghiên cứu, tổng hợp và sáng tạo

Học Kinh tế cần giỏi những môn gì?

Có thể nói khi nhắc đến ngành Kinh tế ta sẽ nhớ ngay đến môn học thương hiệu của nó đó là Toán học. Tuy nhiên, ngành Kinh tế của một trường đại học cũng xét tuyển các khối D và C tạo điều kiện cho các bạn không có sở trường về môn Toán. Ngoài ra, các bạn cũng có thể bắt đầu xây dựng một học bạ đẹp dùng cho phương thức xét học bạ hoặc bắt đầu ôn thi cho kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển vào ngành này.

Cơ hội việc làm dành cho ngành Kinh tế như thế nào?

Tùy theo từng chuyên ngành học khác nhau mà các bạn sẽ cơ hội làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoặc tham gia các hoạt động tư vấn các vấn đề kinh tế cho các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp. Nhìn chung ngành này cung cấp cơ hội việc làm đa dạng và rộng mở. Do đó có rất nhiều ngành nghề bạn có thể theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Sau đây là một số vị trí có thể kể đến:

  • Nhân viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường.

  • Chuyên viên phân tích rủi ro tài chính.

  • Chuyên viên phân tích dữ liệu.

  • Nhà hoạch định tài chính.

  • Kế toán.

  • Nhà nghiên cứu kinh tế.

  • Cố vấn tài chính.

  • Nhà đầu tư.

  • Nhân viên bảo hiểm.

  • Làm việc trong các cơ quan Nhà nước.

  • Giảng viên tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu; các tổ chức tư vấn về các vấn đề  kinh tế vĩ mô và vi mô.

Mức lương của người làm Kinh tế là bao nhiêu?

Đi cùng với cơ hội việc làm đa dạng và phong phú của ngành Kinh tế là mức thu nhập khủng không kém bất cứ ngành nghề nào. Ngành Kinh tế hiện đang nằm trong TOP những ngành nghề được trả lương cao nhất tại Việt Nam hiện nay. Cụ thể mức lương ngành Kinh tế với từng đối tượng là:

  • Đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm: Từ 4 – 6 triệu đồng/tháng

  • Đối với những người đã có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm: Trên 6 triệu đồng/tháng

  • Đối với những người đã có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm: Trên 10 triệu đồng/tháng

  • Đối với những người đã có kinh nghiệm từ 5 – 10 năm: Trên 20 triệu đồng/tháng

  • Mức lương của vị trí Partner/trưởng phòng: Từ 30 – 40 triệu đồng/tháng và phần trăm doanh thu

  • Mức lương của vị trí Managing Partner/Giám đốc: Tùy thuộc vào doanh thu của công ty

Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc và công ty, đơn vị làm việc của bạn mà có mức lương có thể khác nhau.

Kết luận

Trên thực tế, ngành Kinh tế hiện đang là ngành nổi trội và thịnh hành nhất trên thị trường hiện nay. Bởi nó không chỉ đem lại những cơ hội việc làm rộng mở, đa dạng mà còn kèm theo đó là mức lương béo bở. Ngoài ra, Giáo dục Việt Nam còn chú trọng đầu tư vào ngành này nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội về nhân lực chất lượng.

Đánh giá bài viết

Rate this post

Viết một bình luận