Có Nên Ly Hôn Khi Vợ Không Tôn Trọng Chồng, Làm Gì Khi Vợ Không Tôn Trọng

*

Lướt qua các trang mạng xã hội mỗi ngày, sẽ không khó để bắt gặp những câu chuyện về rạn nứt tình cảm, về ly hôn.

Bạn đang xem: Có nên ly hôn khi vợ không tôn trọng chồng

Và hầu hết những cuộc ly hôn này đều dừng lại khi một trong hai/ hoặc cả hai người đều trong trạng thái uất hận, căm thù nhau.

Và hầu hết những cuộc ly hôn này đều dừng lại khi một trong hai/ hoặc cả hai người đều trong trạng thái uất hận, căm thù nhau.

Yêu, hẹn hò, kết hôn, và sinh con: Đây có lẽ là một lộ trình màu hồng mà tất cả các cặp đôi luôn hướng đến. Thế nhưng, có một điều mà không ai mong muốn nhưng lại xảy ra rất thường nhật quanh chúng ta – đó là ly hôn. Vậy nguyên nhân đẩy những cặp vợ chồng xa nhau là gì và khi nào thì nên níu giữ, khi nào nên buông bỏ hoàn toàn để cả 2 cùng hạnh phúc, PGS.TS Phạm Mạnh Hà – Chuyên gia tâm lý học, Khoa Quản lý Giáo dục, trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã có buổi trò chuyện xoay quanh vấn đề này.

*

– MC: Những năm gần đây người ta nhắc nhiều về sự gia tăng tỉ lệ ly hôn. Tuy nhiên, gia tăng như thế nào, mức độ gia tăng ra sao và đã đáng báo động hay chưa, ông có thể phân tích rõ hơn được không?

PGS.TS Phạm Mạnh Hà: Nếu chúng ta nhìn vào con số tổng điều tra dân số trong 10 năm chúng ta sẽ thấy tỉ lệ ly hôn của các cặp đôi ở Việt Nam đã gia tăng rất nhiều. Cách đây 10 năm, tỉ lệ ly hôn trung bình trên cả nước chiếm 1,7% dân số. Tính đến thời điểm này, tỉ lệ ly hôn đã tăng lên khoảng hơn 2%, từ 2,2-2,3%. Điều đó có nghĩa rằng xu hướng ly hôn là 1 trong những vấn đề khi chúng ta nói đến hôn nhân.

Rõ ràng, từ con số thống kê của các cuộc điều tra cho đến sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông và báo chí khi nói đến những câu chuyện ly hôn, chúng ta đều thấy rằng ly hôn thực sự là câu chuyện nóng bỏng chứ không còn là câu chuyện của mỗi gia đình nữa.

*

– MC: Vậy thưa ông, trong tổng số các vụ ly hôn, nguyên nhân đến từ người vợ hay người chồng nhiều hơn?

PGS.TS Phạm Mạnh Hà: Những con số thống kê đã cho thấy tỉ lệ phụ nữ đệ đơn ly hôn cao hơn đàn ông. Rõ ràng là trước đây, cuộc sống hôn nhân ở Việt Nam rất hiếm khi xảy ra chuyện ly hôn. Bởi vì khi ly hôn, người phụ nữ sẽ phải chịu rất nhiều búa rìu dư luận, sự cay nghiệt của cuộc sống. Điều này dẫn đến rất nhiều người phụ nữ chấp nhận, chịu đựng tất cả vấn đề mà họ gặp phải trong gia đình, từ bạo lực cho đến sự khinh bỉ hoặc cả những vấn đề khác của cuộc sống.

Nhưng bây giờ thì khác rồi, chúng ta thấy rằng tỉ lệ nữ đệ đơn ly hôn rất cao so với nam giới. Điều này cũng cho thấy người phụ nữ được tự do hơn trong việc ra quyết định về hôn nhân của mình. Bên cạnh đó, những tiếng nói, những áp lực của xã hội đè lên câu chuyện gia đình cũng đã bớt gay gắt, bớt đi những định kiến mà người phụ nữ phải chịu đựng.

Vì vậy, con số những người phụ nữ đệ đơn ly hôn ra tòa nếu nhìn nhận về mặt tích cực thì đó chính là khía cạnh của sự giải phóng phụ nữ, khía cạnh về sự độc lập và chủ động của người phụ nữ. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy một mối lo hơn, đó chính là trong gia đình, người phụ nữ thường là người xây dựng và duy trì tổ ấm. Nhưng khi người phụ nữ lại quyết định dứt bỏ thì có nghĩa rằng gia đình đó thực sự đang có rất nhiều vấn đề. Xu hướng này ngày càng nhiều, đó mới là điều đáng lo.

*

– MC: Vậy liệu có phải căn nguyên của những cuộc ly hôn chủ yếu là do người chồng nhiều hơn không?

PGS.TS Phạm Mạnh Hà: Tỉ lệ phụ nữ đệ đơn ly hôn cao hơn, thì rõ ràng nguyên nhân phải xuất phát từ phía nam giới. Tuy nhiên, nếu đổ hết lỗi cho nam giới cũng không hẳn là đúng. Chúng ta cần tìm hiểu cả những nguyên nhân mang tính chủ quan và khách quan, cả những yếu tố đến từ phía người vợ và những yếu tố đến từ phía người chồng.

Trước hết, chúng ta thấy rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc chính là liên quan đến người thứ ba. Và trong những cuộc đổ vỡ này đa phần đều xuất phát từ người chồng.

Một nguyên nhân khác đó là vấn đề về kinh tế. Trong cuộc sống ngày nay, câu chuyện “Một túp lều tranh, hai trái tim vàng” vẫn còn đúng ở đâu đó trong góc độ của những người trẻ – những người đang trưởng thành, những người đang chuẩn bị kết hôn. Tuy nhiên khi đã lấy nhau rồi thì câu chuyện đó đã không còn như vậy nữa.

Yếu tố thứ 3 mà chúng ta có thể nói đến chính là những xung đột về mặt văn hóa, xung đột về mặt giá trị. Nguyên nhân này ít hơn nhưng rất dai dẳng và dứt khoát.

Nguyên nhân thứ 4 mà chúng ta không thể không nói đến là những vấn đề “nắng mưa” của tuổi trẻ, của những người mới kết hôn. Rõ ràng chúng ta thấy rằng tỉ lệ các bạn trẻ khi kết hôn dưới 5 năm thì có xu hướng ly hôn rất cao. Ở một số địa phương, cứ 3-4 cặp kết hôn sẽ có 1 cặp vợ chồng trong độ tuổi trẻ sẽ ly hôn.

Tất nhiên vẫn còn những nguyên nhân nữa, nhưng có lẽ việc ly hôn tựu chung ở 4 nguyên nhân trên.

**

MC: Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay nhiều cặp đôi đến với hôn nhân nhanh nên hôn nhân cũng chóng tàn. Vậy ông có mách nước những hành trang mà người vợ, người chồng cần chuẩn bị khi bước vào một cuộc hôn nhân, thưa ông?

PGS.TS Phạm Mạnh Hà: Ở Việt Nam vẫn cổ vũ cho tình yêu chung thuỷ: Chỉ yêu một người và lấy chính người đó. Xét góc độ nào đó thì đấy là tình yêu rất đẹp. Thế nhưng ở một góc độ khác, chính vì việc xem nó quá đẹp, quá cao quý sẽ khiến cho chúng ta khó rời bỏ nó để tìm kiếm một mối quan hệ khác phù hợp hơn. Rõ ràng sự lựa chọn của chúng ta bị giới hạn bởi số lần mà chúng ta tìm kiếm những người phù hợp với mình. Điều đó như định khuôn cho chúng ta: Yêu ít và chỉ lấy 1 người.

Phương Tây rất khác, họ tôn trọng sự lựa chọn. Một người khi yêu một ai đó có thể rời bỏ khi không còn hợp nữa. Một người có thể có đến 10 mối tình, khi không hợp người này họ sẽ chia tay và yêu người khác, nhưng khi đã kết hôn, họ sẽ rất chung thủy.

Vậy nên, chúng ta nên kết hôn khi có đủ trải nghiệm, lúc đó hôn nhân sẽ bền vững.

Điều thứ 2, không ai dạy cho những bạn trẻ Việt Nam kĩ năng làm vợ, kĩ năng làm chồng. Yêu nhau đến khi bác sĩ bảo cưới là cưới, khi bố mẹ giục là cưới.

Xem thêm: Nhạc Sĩ Minh Vy, Người Khai Sinh Ra Dòng Nhạc Mưa Bụi, Sự Thật Về Gia Tài Triệu Đô Của Vợ Chồng Cẩm Ly

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, trước khi kết hôn phải đi học một khoá tiền hôn nhân để biết rằng khi bước vào hôn nhân cuộc sống sẽ như thế này, như thế khác.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, trước khi kết hôn phải đi học một khoá tiền hôn nhân để biết rằng khi bước vào hôn nhân cuộc sống sẽ như thế này, như thế khác.

Rate this post

Viết một bình luận