Là con nghiện trà sữa trân châu, nhưng chắc gì bạn đã biết những điều này?

Năm 2016, trà sữa đạt danh hiệu “món ăn được giới trẻ yêu thích nhất”. Nhưng cá 1 điều là, dù có hàng ngày đắm chìm trong món đồ uống này, thì chưa chắc bạn đã biết hết những thông tin quanh nó.  

Vào những năm 2007-2008, thức uống trà sữa Đài Loan bùng lên như một “cơn sốt” trong giới trẻ. Với hương vị đa dạng, nhiều cách pha chế, trà sữa trân châu trở thành đồ uống yêu thích của giới trẻ.

Năm 2016, trà sữa còn đạt danh hiệu “món ăn được giới trẻ yêu thích nhất”. Nhưng cá 1 điều là, dù có hàng ngày đắm chìm trong món đồ uống này, thì chưa chắc bạn đã biết hết những thông tin quanh nó.  

Tên gọi của trà sữa trân châu

Trà sữa là đồ uống có xuất phát từ Đài Trung – Đài Loan vào những năm 1980 và dần được phổ biến khắp thế giới. Thức uống này được làm từ trà và sữa với tỉ lệ pha chế hợp lý được lắc đều, thêm vào đó là các hạt trân châu màu đen hoặc nâu được làm từ bột sắn.


Tên tiếng Anh của trà sữa là “Bubble Tea”, hoặc “Pearl milk tea”, “Boba milk tea”, “Boba juice”. 
Tên tiếng Anh của trà sữa là “Bubble Tea”, hoặc “Pearl milk tea”, “Boba milk tea”, “Boba juice”. 

Là con nghiện trà sữa trân châu, nhưng chắc gì bạn đã biết những điều này?

Vì thường trà sữa đi kèm với trân châu (“pearl” hay “boba”) nên cái tên trà sữa trân châu được gọi từ các nguyên liệu làm nên nó. 

Các loại trà sữa

Trà sữa có thể được thêm một số nguyên liệu khác nhưng cốt yếu vẫn là 2 thành phần trên. Trà được làm từ cốt trà khô hoặc trà túi lọc, còn sữa chủ yếu là sữa tươi hoặc sữa bột.

Những cửa hàng trà sữa cổ điển thường chỉ chế biến theo công thức truyền thống với các hương vị quen thuộc và làm từ 1 loại cốt trà duy nhất đó là Hồng trà.


Trà sữa truyền thống được làm từ hồng trà
Trà sữa truyền thống được làm từ hồng trà

Tuy nhiên để thỏa mãn nhu cầu của thực khách, các cửa hàng đã thêm vào các hương vị khác nhau với những cách pha chế sáng tạo hơn từ những nhóm đồ uống không có sữa, thậm chí… không có trà! Chẳng hạn như: 

– Trà trái cây: thành phần là cốt hồng trà hoặc trà túi lọc và siro hoa quả

– Yakult: thành phần là sữa chua và nước trái cây

– Milkshake: làm từ sữa tươi và sữa chua uống không đường cùng nước trái cây

– Trà sữa Mousse/Macchiato: là đồ uống có lớp kem sữa (milk foam) phủ bên trên.

-Trà sủi bọt: Là cốc trà được nhân viên pha chế lắc đều cho đến khi sủi bọt giống như bọt bia

– Kem Cheese : Đây là phần kem mặn thường được sử dụng trong bánh kem. Tuy mới được ra mắt cách đây không lâu nhưng kem cheese đã nhanh chóng trở thành một trong những thành phần khiến giới trẻ “chao đảo”. Vị mặn của kem cheese kết hợp với hương thanh mát ngọt nhẹ của trà sữa tạo nên một thứ thức uống vô cùng đặc biệt.

Ngoài ra, các khách hàng tùy thích chọn mức đường, đá theo sở thích và thói quen của mình.

Là con nghiện trà sữa trân châu, nhưng chắc gì bạn đã biết những điều này?

Kem cheese trở thành nguyên liệu “cho thêm” yêu thích của giới trẻ khi sử dụng trà sữa chân trâu.

Các loại trân châu

1. Topping 

Trong ẩm thực, topping nghĩa là “thức ăn được đặt phía trên một loại thức ăn khác” (ở trên – “top”). Với trà sữa, “topping” là từ thông dụng được chỉ các loại thạch ăn kèm được cho vào cùng với trà sữa.


Các loại topping thường dùng có thể kể ra đó là trân châu và thạch.
Các loại topping thường dùng có thể kể ra đó là trân châu và thạch.

2. Trân châu

– Trân châu đen: làm từ bột sắn, thường có màu đen, khi nhai hơi dai và dính, không vị. Đây là một trong những loại hạt vô cùng quan trọng với trà sữa.

Là con nghiện trà sữa trân châu, nhưng chắc gì bạn đã biết những điều này?

– Trân châu trắng: được làm từ bột rau câu dẻo và bột rau câu giòn cùng đường trắng khiến trân châu trắng có vị ngọt và thơn vô cùng.

– Trân châu nổ: Là một loại hạt mới xuất hiện thời gian gần đây nhưng được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Khi ăn những hạt trân châu sẽ tan ra trong miệng nên còn có tên gọi là “hạt thủy tinh”. Trân châu nổ có nhiều hương vị như chanh leo, kiwi, sữa chua…

Là con nghiện trà sữa trân châu, nhưng chắc gì bạn đã biết những điều này?

3. Các loại thạch 

– Thạch matcha: làm từ bột trà xanh và thạch rau câu. Ngoài trà xanh, bạn có thể chế biến nhiều vị khác như việt quất, dâu, xoài… tùy thích

– Thạch sương sáo: làm từ bột thạch sương sáo đen. Còn gọi tắt là thạch đen, có vị ngọt mát, ăn nhiều không biết chán!

– Thạch pudding: làm từ bột flan trứng. Loại thạch này có vị ngậy ngọt, thơm và màu vàng rất bắt mắt.

Là con nghiện trà sữa trân châu, nhưng chắc gì bạn đã biết những điều này?

Hiện nay, trà sữa trân châu đã trở thành một thức uống không thể thiếu đối với giới trẻ. Thậm chí nhiều tín đồ trà sữa còn không thể sống thiếu nó mỗi ngày.

Qua gần 17 năm thâm nhập vào thị trường đồ uống Việt Nam, trà sữa trân châu đã để lại những dấu ấn riêng của mình. Tuy nhiên hiện nay có những loại trà sữa trôi nổi, không rõ nguồn gốc có thể gây hại cho cơ thể. Vì thế, khách hàng cần tỉnh táo, chú ý chọn những thương hiệu uy tín để bảo vệ sức khỏe của mình.

Cái chết của thị trường trà sữa cách đây 7 năm, và sự trở lại đầy ngoạn mục

Tháng 8/2009, giữa lúc trào lưu trà sữa trân châu ở Việt Nam rộn ràng nhất thì tại Trung Quốc – “đất mẹ” của thức uống này xuất hiện thông tin thành phần làm ra ly sữa và hạt chân trâu rất độc hại, có chứa một số độc tố hóa học sử dụng trong công nghiệp như: Clo sunfat natri ngậm nước Na2SO4.10H2O, chất dẻo cao phân tử hay thường gọi là nhựa – polymer, đường hóa học và bột sữa..

Các cơ quan chức năng trong nước bắt đầu vào cuộc thanh kiểm tra hàng loạt các cửa hàng kinh doanh trà sữa trân châu. Trong khi những kết quả kiểm tra chính thức chưa được công bố, thì những thông tin Trung Quốc phát hiện có chất gây ung thư, gây vô sinh, gây rối loạn sinh lý… trong trà sữa trân châu lại liên tiếp dội về.

Đầu tháng 9/2009, Sở Y tế Hà Nội và TP. HCM công bố kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ phát hiện chất tạo ngọt vượt quá quy định, không đạt tiêu chuẩn vi sinh nhưng không phát hiện chất polymer trong trà sữa trân châu tại các cửa hàng được lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên. Mùa hè 2010 được ghi nhận là mùa hè kinh doanh ảm đạm nhất từ khi trà sữa trân châu “đổ bộ” vào Việt Nam.

Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, những tín đồ trà sữa lại một lần nữa được quay về với thứ thức uống đặc biệt này khi một số thương hiệu lớn xuất hiện để khai mở lại thị trường đầy tiềm năng. Thị trường trà sữa chuyển mình mạnh mẽ, và gần như thống trị hoàn toàn ở những thành phố lớn, khắp nơi đều thấy trà sữa “tung hoành” và thu hút giới trẻ một cách tuyệt đối.

Nếu như ở Việt Nam, trà sữa trân châu vẫn đang ở vị thế đỉnh cao, thì mới đây ở quê hương của món đồ uống này là Đài Loan, các bác sĩ đã tìm ra bằng chứng rằng uống nhiều trà sữa chẳng hề tốt cho sức khỏe. Mới đây, Đài Loan ghi nhận trường hợp một nữ sinh mắc bệnh thiếu sắt trầm trọng do liên tục uống khoảng 3 cốc trà sữa/ngày.

Tổng hợp

Rate this post

Viết một bình luận