4.5/5 – (10 votes)
Kinh tế Quốc dân (NEU) là trường đại học tiên phong trong khối các ngành kinh tế, quản lý và cũng là ngôi trường mơ ước của bao bạn học sinh. Bạn đang băn khoăn về thông tin trường và việc nên học ngành nào ở Kinh tế Quốc dân? Cùng JobsGO giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nào!
Giới thiệu Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
Thành lập vào năm 1956, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (National Economics University hay NEU) ban đầu được đặt dưới tên Trường Kinh tế Tài Chính. Trường luôn tiên phong trong việc phát triển giáo dục, nghiên cứu khoa học, hàng đầu trong khối các trường đào tạo về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh tại miền Bắc Việt Nam.
Sau hơn 60 năm thành lập, với khẩu hiệu “Đổi mới, hòa nhập, phát triển”, NEU hiện đào tạo 50 chuyên ngành bậc đại học, hơn 20 chuyên ngành bậc Thạc sỹ, Tiến sỹ. Đội ngũ hơn 1,200 cán bộ, giáo viên chất lượng, chuyên môn cao, thực hiện giảng dạy khoảng 50,000 sinh viên các khoa.
Bên cạnh đó, Đại học Kinh tế Quốc dân nổi tiếng với các sinh viên luôn năng động, nhiệt huyết, cống hiến cho xã hội. Với khoảng 50 CLB cùng các sự kiện, cuộc thi chuyên nghiệp được tổ chức bởi chính sinh viên trường, NEU hứa hẹn sẽ là một sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên thỏa sức đam mê, phát triển toàn diện.
👉 Xem thêm: Top 5 trường đại học du lịch “hot” nhất 2021 khu vực miền Bắc
Các phương thức tuyển sinh của trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Phương án xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phương án này phù hợp cho các bạn học sinh thuộc những nhóm đối tượng sau:
-
Thí sinh được chứng nhận Anh hùng lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân hoặc Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
-
Thí sinh đã trúng tuyển vào các trường, sau khi hoàn thành lệnh tham gia nghĩa vụ quân sự, được xem xét tuyển thẳng vào các trường trước đó.
-
Thí sinh được triệu tập tham dự Olympic Quốc tế, Cuộc thi Khoa học kỹ thuật Quốc tế.
-
Thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia ngành Thể dục Thể thao, xác nhận tham dự cuộc thi quốc tế.
-
Thí sinh đạt Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi HSG quốc gia, cuộc thi KHKT quốc gia. Đối với thí sinh đạt Khuyến khích sẽ được ưu tiên xét tuyển.
-
Thí sinh có giấy xác nhận khuyết tật cấp độ đặc biệt nặng. Thí sinh người nước ngoài, căn cứ dựa trên kết quả thi tốt nghiệp bậc THPT.
-
Thí sinh có hộ khẩu thường trú trên 3 năm, học 3 năm tại các huyện nghèo.
-
Thí sinh đạt Nhất, Nhì, Ba trong các cuộc thi tay nghề khu vực Asean, hoặc Quốc tế
Phương án xét kết hợp
Trường đại học Kinh tế quốc dân vẫn giữ 3 phương thức tuyển sinh như năm trước, thế nhưng có sự biến động về chỉ tiêu. Theo đó, chỉ tiêu xét tuyển dựa vào quy chế tuyển sinh của Bộ giáo dục Đào tạo và xét tuyển kết hợp chiếm 80-85%, còn lại là 10-15% cho xét tuyển theo điểm thi THPT.
Xét tuyển kết hợp theo đề án riêng của nhà trường sẽ có 7 đối tượng như sau:
-
Thí sinh có chứng chỉ SAT, ACT, trong đó điểm thi SAT đạt từ 1200 điểm trở lên, ACT đạt từ 26 điểm trở lên. ( dự kiến 1-3% tổng chỉ tiêu)
-
Thí sinh có điểm đánh giá năng lực của trường đại học quốc gia Hà Nội từ 100 điểm trở lên hoặc đại học quốc gia TPHCM từ 800 điểm trở lên. (dự kiến 10-15% tổng chỉ tiêu)
-
Thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy của trường đại học Bách Khoa Hà Nội từ 20 điểm trở lên. (dự kiến 5% tổng chỉ tiêu)
-
Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp điểm thi đánh giá năng lực của đại học quốc gia Hà Nội/TPHCM. Trong đó, điểm đạt IELTS 5.5 hoặc TOEFL ITP 500, TOEFL IBT 46 hoặc TOEIC (nghe đọc 785 điểm, nói 160 điểm, viết 150 điểm). (dự kiến 10-15% tổng chỉ tiêu)
-
Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp với 2 môn thi THPT (toán hoặc môn bất kỳ thuộc tổ hợp môn xét tuyển trừ tiếng Anh).
-
Thí sinh học trường chuyên, trường trọng điểm quốc gia kết hợp với 2 môn thi PTTH. (dự kiến 10-20% tổng chỉ tiêu)
-
Thí sinh có tham gia đường lên đỉnh Olympia hoặc đạt giải nhì học sinh giỏi tỉnh/thành phố hoặc giải khuyến khích cấp quốc gia kết hợp với điểm thi THPT.(dự kiến 10-15% tổng chỉ tiêu)
Phương án xét tuyển theo điểm thi THPT
Với phương án này, trường đại học Kinh tế Quốc dân chỉ dành khoảng 10-15% chỉ tiêu xét tuyển và lấy điểm từ cao xuống thấp. Ngưỡng đảm bảo đầu vào dự kiến 20 điểm đã bao gồm điểm ưu tiên.
👉 Xem thêm: Ngành quản trị khách sạn học trường nào tốt nhất?
Mức điểm chuẩn năm 2021 của trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Trong năm 2021, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng của trường có điểm chuẩn cao nhất (28.30 điểm). Ngay sau đó là ngành kinh doanh quốc tế (28.25 điểm), ngành quan hệ công chúng, kiểm toán (28.10 điểm).
Một số ngành như marketing, tài chính, kinh doanh quốc tế,… điểm chuẩn tăng 0.5 điểm so với năm trước. Cụ thể điểm từng ngành:
-
Ngành luật kinh tế: 28,5
-
Ngành kinh doanh quốc tế: 28,25
-
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng: 28,3
-
Ngành marketing: 28,15
-
Ngành thương mại điện tử: 28,1
-
Ngành Quản trị khách sạn: 27,35
-
Ngành kế toán: 27,65
-
Ngành kiểm toán: 28,1
-
Ngành Quản trị kinh doanh: 27,55
-
Ngành Kinh doanh thương mại: 27,9
-
Ngành ngân hàng: 27,6
-
Ngành Tài chính công: 27,5
-
Ngành Tài chính doanh nghiệp: 27,9
-
Ngành Quản trị nhân lực: 27,7
-
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: 27,2
-
Ngành Kinh tế: 27,55
-
Ngành Kinh tế phát triển: 27,5
-
Ngành Toán kinh tế: 27,4
-
Ngành Hệ thống thông tin quản lý: 27,5
-
Ngành Công nghệ thông tin: 27,3
-
Ngành Khoa học máy tính: 27
-
Ngành Luật kinh tế: 27,35
-
Ngành Luật: 27,1
-
Ngành Thống kê kinh tế: 27,3
-
Ngành Bất động sản: 27,2
-
Ngành Khoa học quản lý: 27,2
-
Ngành quản lý công: 27,2
-
Ngành Bảo hiểm: 27
-
Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường: 26,9
-
Ngành Kinh tế đầu tư: 27,7
-
Ngành quản lý dự án: 27,5
-
Ngành Kinh doanh nông nghiệp: 26,9
-
Ngành Kinh tế nông nghiệp: 26,95
-
Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên: 26,95
-
Ngành quan hệ công chúng: 28,1
-
Ngành ngôn ngữ Anh: 37,3
-
Chương trình định hướng ứng dụng: 36,75
-
Ngành quản trị kinh doanh (E-BBA): 27,05
-
Ngành Quản lý công và Chính sách (E- PMP): 26,85
-
Ngành Định phí Bảo hiểm & Quản trị rủi ro (Actuary): 26,95
-
Ngành Khoa học dữ liệu trong Kinh tế & Kinh doanh (DSEB): 26,95
-
Ngành Kinh doanh số (E-BDB): 27,15
-
Ngành Phân tích kinh doanh (BA): 27,3
-
Ngành Quản trị điều hành thông minh (E-SOM): 27,1
-
Ngành Quản trị chất lượng và Đổi mới (E-MQI): 27,1
-
Ngành Công nghệ tài chính (BFT): 27,1
-
Ngành Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế (ACT-ICAEW): 27,3
-
Ngành Kiểm toán tích hợp chứng chỉ quốc tế (AUD-ICAEW): 27,55
-
Ngành Kinh tế học tài chính (FE): 26,95
-
Ngành Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh (BBAE): 36,45
-
Ngành Quản trị khách sạn quốc tế (IHME): 36,6
-
Ngành Đầu tư tài chính (BFI):37,1
-
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tích hợp chứng chỉ quốc tế (LSIC): 37,55
👉 Xem thêm: Review những ngôi trường đào tạo ngành Quan hệ công chúng khu vực miền Nam
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển sinh những chuyên ngành nào năm 2022?
Tên ngành
Chỉ tiêu
Logistics và Quản lý CCU
120
Kinh doanh quốc tế
120
Kinh tế quốc tế
120
Thương mại điện tử
60
Kinh doanh thương mại
180
Marketing
220
Kiểm toán
120
Kế toán
240
Tài chính – Ngân hàng
400
Bảo hiểm
180
Quản trị nhân lực
120
Quản trị kinh doanh
280
Quản trị khách sạn
60
Quản trị dịch vụ du lịch và LH
120
Kinh tế học (ngành kinh tế)
70
Kinh tế và quản lý đô thị (ngành kinh tế)
80
Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực (ngành kinh tế)
70
Kinh tế phát triển
230
Toán kinh tế
60
Thống kê kinh tế
125
Hệ thống thông tin quản lý
120
Công nghệ thông tin
120
Khoa học máy tính
60
Luật kinh tế
120
Luật
60
Khoa học quản lý
130
Quản lý công
5570
Quản lý tài nguyên và môi trường
75
Quản lý đất đai
65
Bất động sản
130
Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
80
Kinh tế nông nghiệp
80
Kinh doanh nông nghiệp
80
Kinh tế đầu tư
180
Quản lý dự án
60
Quan hệ công chúng
60
Ngôn ngữ Anh (tiếng Anh hsố 2)
140
Quản trị khách sạn
60
Quản trị lữ hành
60
Truyền thông Marketing
60
Luật kinh doanh
60
Quản trị kinh doanh thương mại
60
Quản lý thị trường
60
Thẩm định giá
60
Quản trị kinh doanh (E-BBA)
160
Quản lý công và Chính sách (E-PMP)
80
Định phí Bảo hiểm & Quản trị rủi ro (Actuary)/ Được cấp chứng chỉ Actuary quốc tế
55
Khoa học dữ liệu trong Kinh tế & Kinh doanh (DSEB)
55
Kinh doanh số (E-BDB)/ngành Quản trị kinh doanh
55
Phân tích kinh doanh (BA)/ngành Quản trị kinh doanh
55
Quản trị điều hành thông minh (E-SOM) /ngành Quản trị kinh doanh
55
Quản trị chất lượng và Đổi mới (E-MQI)/ngành Quản trị kinh doanh
55
Công nghệ tài chính (BFT)/ngành Tài chính-Ngân hàng/02 năm cuối có thể chuyển tiếp sang ĐH Á Châu, Đài Loan
55
Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế (Kế toán – tài chính – kinh doanh/ICAEW CFAB)
55
Kiểm toán tích hợp chứng chỉ quốc tế (Kế toán tài chính – kinh doanh/ICAEW CFAB)
55
Kinh tế học tài chính (FE)/ngành Kinh tế/02 năm cuối có thể chuyển sang ĐH Lincoln, Anh quốc
55
Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh (BBAE)/ngành QTKD/02 năm cuối có thể chuyển tiếp sang ĐH Boise, Hoa Kỳ
120
Quản trị khách sạn quốc tế (IHME)
55
Đầu tư tài chính (BF)/ngành Tài chính-Ngân hàng
55
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tích hợp chứng chỉ Logistic quốc tế (LSIC)/02 năm cuối có thể chuyển tiếp sang ĐH Waikato, New Zealand
55
Tổng chỉ tiêu
6100
👉 Xem thêm: Ngành kinh tế là gì? Học khối ngành kinh tế có là lựa chọn đúng?
Nên học ngành gì Kinh tế Quốc dân?
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những cơ sở giáo dục đại học hàng đầu trong nước. Theo đó, tất cả chuyên ngành được đào tạo tại đây luôn được đảm bảo về cơ sở vật chất thiết bị đáp ứng nhu cầu chung, chất lượng giảng dạy uy tín và môi trường phát triển toàn diện cho các bạn sinh viên.
Vậy nên, việc lựa chọn theo học ngành nào tại Kinh tế Quốc dân không quan trọng. Quan trọng hơn chính là việc các bạn sinh viên luôn cần giữ một tinh thần cầu tiến, chăm chỉ và năng nổ hoà đồng trong mọi môi trường học tập.
Tuy nhiên, việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân là vô cùng cần thiết cho kế hoạch phát triển sự nghiệp tương lai, ngay từ khi các bạn còn đang là học sinh cấp 3.
Ngành nghề phù hợp với bạn chính là hội tụ giữa các yếu tố bản thân muốn làm gì, giỏi điều gì và việc xã hội này cần gì ở mình. Các bạn học sinh cùng tham khảo kỹ hơn qua các lưu ý sau nhé.
Sở thích của bản thân
Để biết nên học ngành nào ở Kinh tế Quốc dân, bạn nên nhìn nhận xem bản thân mình thực sự yêu thích làm việc gì, đam mê tìm hiểu về lĩnh vực nào. Hãy nuôi dưỡng sở thích và khát khao học hỏi của bạn. Đây chính là tiền đề cho ngành nghề phù hợp với bạn trong tương lai. Dù có gặp khó khăn, mệt mỏi thì chính sự đam mê sẽ cổ vũ bạn kiên trì bước tiếp trên con đường sự nghiệp đầy gian truân.
Năng lực của bản thân
Bạn cũng nên tự hỏi bản thân về sở trường, tài năng của mình. Bản thân mỗi người đều sở hữu màu sắc cá nhân, điểm mạnh đặc biệt để đóng góp cho xã hội, xây dựng thành công theo cách riêng. Nếu bạn chưa thể định hình được năng lực của bản thân, hãy khám phá thế giới, tích cực trải nghiệm các hoạt động nhiều hơn. Tự tin vào bản thân, bạn nhất định sẽ tìm ra ưu điểm của mình.
Nhu cầu của xã hội
Nhu cầu đối với một lĩnh vực nhất định tăng lên, cơ hội việc làm ngành nghề đó cũng sẽ được mở rộng. Chỉ khi xã hội cần tới tài năng, nhiệt huyết của bạn thì mình mới có cơ hội khẳng định bản thân, xây dựng thành công sự nghiệp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tham khảo về sự phát triển của một ngành nghề trước khi quyết định theo đuổi là vô cùng cần thiết.
JobsGO hy vọng bài viết tư vấn Nên học ngành nào tại Kinh tế Quốc dân sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc của các bạn về ngôi trường danh tiếng này. Hãy nhớ kỹ những lưu ý trong việc xác định ngành nghề phù hợp JobsGO đã tổng hợp cho bạn nhé.