– Nhất công nhất thụ: Một công một thụ, hình mẫu chuẩn trong đam mỹ (chung thủy một vợ một chồng)
– Nhất công đa thụ: Một công nhiều thụ (chế độ đa thê)
– Nhất thụ đa công: Một thụ nhiều công (chế độ đa phu)
– Mỹ công mỹ thụ: Cả công lẫn thụ đều đẹp
– Mỹ công sửu thụ: Công đẹp thụ xấu
– Nhược công/thụ: Yếu đuối về thể chất (tinh thần), luôn cam chịu, dễ bị lấn lướt, bắt nạt
– Cường công/thụ: Công/thụ thân hình khỏe mạnh, vạn năng, tính cách cực kì cứng rắn, mạnh mẽ
– Ôn nhu công/thụ: Tính tình hiền lành, điềm đạm, cư xử đúng mực, luôn đem lại cảm giác an toàn – ấm áp cho đối phương nhưng không dễ bị bắt nạt, lấn lướt
– Tổng công/thụ : Dù ghép đôi với ai cũng sẽ trở thành công/thụ (thuần túy bản chất là công/thụ)
– Phúc hắc công/thụ: Thông minh, lanh lợi, biết cách mưu tính, luôn có cách ứng phó trong mọi tình huống, không bao giờ chịu thua thiệt
– Trung khuyển công/thụ: Trung thành với đối phương, rất nuông chiều người yêu.
– Ánh mặt trời công/thụ = dương quang công/thụ: Tình tính cởi mở, bộc trực, có nhiều bạn bè, dễ làm quen, rất lạc quan.
– Ngạo kiều công/thụ: Ý nói công/thụ ngoài mặt thì tỏ vẻ lạnh lùng, cường ngạnh nhưng bên trong là tuýp người ôn thu, có phần ngại ngùng, xấu hổ. Có thể hiểu đơn giản là “Ngoài lạnh trong nóng”
– Kiện khí công/thụ : Nhân vật có tính cách phóng khoáng, hoạt bát
– Dụ công/ thụ: Đa tình, rất biết câu dẫn mục tiêu
– Bá đạo công/thụ : Kiểu người cương ngạnh, phải làm theo ý của mình, buộc đối phương tuân theo mệnh lệnh
– Lưu manh công/thụ : Nghĩa là công/thụ có tính cách lưu manh, côn đồ trong cách giao tiếp, ứng xử nhưng đối với người yêu cũng rất quan tâm và chu đáo. Đối với lưu manh công/thụ thường đi kèm với anh công/thụ tốt bụng, hiền lành
– Tốt bụng, hiền lành công/thụ : Tính cách hiền lành, tốt bụng, luôn quan tâm, biết suy nghĩ cho đối phương
– Bình thường (bình phàm) công /thụ : Ý nói nhân vật có vẻ ngoài bình thường, ưa nhìn
– Băng sơn (lạnh lùng) công/thụ : Thái độ lạnh lùng, thờ ơ đối nhưng trong lòng luôn yêu thương, ôn nhu chăm sóc người yêu
– Thâm tình = si tình công/thụ: Công/thụ là người có tình cảm sâu sắc, chung thủy với đối phương
– Ngụy công/thụ : “Ngụy thụ” ý chỉ anh công vẻ ngoài/hành động/tính cách tỏ ra giống thụ nhưng khi “make love” lại leo lên trên làm ở thế chủ động. “Ngụy công” ý chỉ bạn thụ vẻ ngoài/hành động/tính cách tỏ ra giống công ấy vậy lại nằm dưới.
– Ngoạn cụ công/thụ : Nghĩa là công/thụ xem thụ/công như một món đồ chơi
– Mặt than công/thụ : Là chỉ người mà xúc cảm không biểu hiện nhiều trên mặt, phần lớn thời gian khuôn mặt đều khá cứng & ít biểu tình, ít tươi cười nói chuyện.
– Tạc mao công/thụ : Kiểu người dễ xù lông, dễ phát cáu khi bị đối phương chọc
– Nhị hóa công/thụ : Nhị là mắng khờ khạo, ngốc nghếch => nhị hóa là đồ khờ, đồ ngốc. Ở đây ý nói công/thụ “chậm tiêu” trong mặt tình cảm hoặc 1 chuyện gì đó
– Thoát tuyến công/thụ : Là người có lối suy nghĩ hoặc hành động không bình thường, kiểu như thích làm gì thì làm, kiểu như có chút chạm mạch
– Biệt nữu công/thụ : “biệt nữu” có khá nhiều nghĩa, như là khó chịu, kỳ cục, khó tính rồi còn cả rắc rối, rầy rà (nhất là khi nói đến quan hệ giữa 2 người trở lên). Ở đây cụ thể là “công/thụ” tâm khẩu bất nhất, tức là nghĩ 1 đằng miệng nói 1 nẻo, thích che giấu ý nghĩ thật sự trong nội tâm bằng thái độ, hành động đi ngược với điều mình nghĩ.
– Thổ tào công/thụ : Thổ tào – 吐槽 . Thổ có nhiều nghĩa: nhổ, nhả, khạc, nhả ra, nói ra. Ở đây định nghĩa thổ = nói ra, Tào = máng, tàu ngựa, mương, rãnh. (Theo QT). Vậy có thể nôm na hiểu thổ tào công/thụ là tuýp người có lối nói năng hay chế nhạo, phát ngôn xấc xượt dễ chọc giận đối phương.
– Ngu ngơ công/thụ : Ở đây ý nói công/thụ “chậm tiêu” trong mặt tình cảm hoặc 1 chuyện gì đó chứ không nói về mặt trí tuệ
– Thông minh công/thụ : Ở đây ý nói công/thụ là tuýp người lanh lợi, thông minh, biết suy tính trước sau vẹn toàn
– Đế vương công/thụ : Công/thụ thật sự là vua (còn vua cường hay nhược thì tùy vào nội dung truyện)
– Thánh mẫu công/thụ: Công/thụ là tuýp người có tình tình hiền lành, quá đỗi tốt bụng, dễ bị thiệt thòi.
– Hồ ly tinh công/thụ: Xét 2 khía cạnh.
. Thứ 1: Đúng như nghĩa đen hồ ly tinh, tức là công/thụ là loài hồ ly đã thành tinh.
. Thứ 2: Công/thụ là loài người bình thường, ở đây ý nói về tính cách của công/thụ rất ma mãnh, phúc hắc, tính tình biến hóa khôn lường, khó đoán được tâm ý
– Hoa công/thụ = hoa hoa công/thụ : Ý nói những anh công/thụ có thói trăng hoa, không chịu yên phận với đối phương
– Công S thụ M/công M thụ S : S (Sadist) – là người thích ngược đãi kẻ khác, M (Masochist) – là người bị ngược đãi mà vẫn thích. Và đó cũng là cách thức đem lại cảm giác hưng phấn, khoái cảm cho cả công/thụ khi họ quan hệ.
– Nữ vương công/thụ: Ở đây xét về khía cạnh tính cách. Tính tình táo bạo, kêu ngạo, có thói quen sai bảo.
– Tiện công/thụ : Xét về tính cách nhân vật “Tiện” ý nói đó là con người đê tiện, ti tiện, ích kỉ, chỉ biết mình. Nhưng nếu trong truyện có thể loại ghép đôi tra công – tiện thụ thì tiện thụ lại được hiểu là người có tính cách yếu đuối, hèn mọn luôn sống cam chịu, không phản kháng trước công. Thường thì nhân vật tiện thụ sẽ dễ thấy hơn tiện công.
– Chủ công/thụ: Tác giả viết truyện được xây dựng dưới góc nhìn của công/thụ, thường văn chủ thụ phổ biến hơn, dễ viết hơn.
– Đại thúc thụ : Thụ lớn tuổi hơn công, tầm từ khoảng 30 tuổi trở lên.
– Niên hạ công: Công nhỏ tuổi hơn thụ nhưng thụ từ khoảng 30 tuổi trở xuống
– Niên thượng : Công lớn tuổi hơn thụ
– Hỗ công : Nghĩa là vừa làm công vừa làm thụ, 2 anh thay nhau ở trên, kiểu này thường thấy ở một cặp cường cường nhưng không có nghĩa cường cường thì sẽ là hỗ công . Hai bên đều ngang sức ngang tài.
– Qủy súc công : Công thuộc hệ SM, thường hay sử dụng đạo cụ để hành hạ đối phương (thụ) cả tình thần lẫn thể xác
– Tra công : “Tra” ý chỉ cặn bã, khốn nạn. Tra công thuộc tuýp người thích hành hạ, đối xử khốn nạn đối với thụ. Thường thì tra công sẽ kết hợp với tiện thụ.
– Song tính nhân : Nhân vật thụ có 2 bộ phận sinh dục. Sẽ là sinh tử văn. Nhưng không có nghĩa là thể loại sinh tử văn thì thụ sẽ song tính
Cảm ơn đã tham khảo!.