18/10/2021 07:26
Sao Kim là hành tinh thứ hai tính từ Mặt Trời, chỉ sau sao Thủy. Sao Kim còn có tên là Venus, được đặt theo tên của một vị thần La Mã. Chúng ta có thể nhìn thấy sao Kim bằng mắt thường từ Trái Đất.
Sao Kim, hành tinh thứ hai gần Mặt Trời là một vì tinh tú khá kỳ thú. Hãy cùng khám phá những điều kỳ lạ về một trong những người “anh em láng giềng” gần gũi nhất với Hành Tinh Xanh của chúng ta trong Hệ Mặt Trời. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
I. Sao Kim là gì?
Sao Kim là một trong bốn hành tinh đất đá trong hệ Mặt Trời. Theo khối lượng và kích thước, nó gần giống với Trái Đất và có lúc gọi là “hành tinh chị em” hoặc “hành tinh sinh đôi” với Trái Đất. Đường kính của Sao Kim bằng 12.092 km (chỉ nhỏ hơn 650 km của Trái Đất) và khối lượng của nó bằng 81,5% khối lượng Trái Đất.
II. Sự thật về sao Kim
1. Sao Kim màu gì?
Sao Kim có rất nhiều màu, tùy thuộc vào việc bạn quan sát nó bằng cách nào. Nếu nhìn bằng mắt thường từ Trái Đất, sao Kim giống như một ngôi sao sáng chói. Thực tế nó là ngôi sao sáng nhất và xuất hiện sớm nhất trên bầu trời vào những đêm trời trong.
Sao Kim có bầu khí quyển rất dày với những đám mây acid sulphuric cực kỳ đậm đặc khiến cho môi trường ở đây giống như sát thủ đối với sự sống. Chúng ta thường nhìn thấy bầu khí quyển này có màu vàng nhạt hoặc màu trắng.
Tuy nhiên, bên dưới các tầng khí quyển, bề mặt sao Kim lại có màu nâu đỏ. Đó là màu của lớp đá và bụi trên bề mặt hành tinh này. Chúng ta cũng đã chụp được nhiều bức ảnh sao Kim với những bước sóng ánh sáng khác nhau kèm theo nhiều chi tiết ở các mức độ khiến cho hành tinh này có nhiều màu sắc tùy vào thời điểm và phương pháp chụp ảnh.
Tuy vậy, những bức ảnh này cũng lại không giống với những gì bạn nhìn thấy bằng mắt thường nếu bạn đến gần được sao Kim. Và trong tương lai không xa, khi con người thực hiện những chuyến bay thám hiểm đến hành tinh này, chúng ta sẽ còn hiểu rõ hơn nữa về sao Kim.
2. Những đặc điểm kỳ lạ khác của sao Kim
Sao Kim là hành tinh thứ hai tính từ Mặt Trời, chỉ sau sao Thủy. Sao Kim còn có tên là Venus, được đặt theo tên của một vị thần La Mã. Chúng ta có thể nhìn thấy sao Kim bằng mắt thường từ Trái Đất.
Ngôi sao này có kích thước và khối lượng gần bằng Trái Đất. Mỗi năm sao Kim dài bằng 224,7 ngày Trái Đất. Đó là thời gian ngôi sao này đi hết một vòng quanh Mặt Trời.
Một ngày của Trái Đất dài 24 giờ, còn một ngày của sao Kim rất dài, bằng 116,75 ngày Trái Đất.
Một đặc điểm kỳ lạ nữa của sao Kim là nó quay theo chiều kim đồng hồ, trong khi tất cả các hành tinh khác của hệ mặt trời đều quay ngược chiều kim đồng hồ. Điều đó có nghĩa là nếu bạn đang ở trên sao Kim, bạn sẽ thấy Mặt Trời mọc ở phía Tây và lặn ở phía Đông.
Sao Kim còn là hành tinh có nhiệt độ bề mặt cao nhất trong hệ mặt trời, mặc dù sao Thủy còn ở gần Mặt Trời hơn. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt sao Kim là 464 độ C, kết hợp với tầng mây acid sulphuric thì bạn có thể tưởng tượng nó chính là “địa ngục”.
Các nhà khoa học cho rằng trên sao Kim đã từng có những đại dương chất lỏng nhưng chúng dần biến mất do nhiệt độ quá cao.
Khám phá sao Kim là việc vô cùng khó bởi vì điều kiện khắc nghiệt nơi đây. Chuyến đi của tàu thám hiểm Magellan lên quỹ đạo sao Kim vào năm 1991 đã giúp chúng ta lập được bản đồ bề mặt hành tinh này. Hiện nay, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ đang lên kế hoạch cho những chuyến thám hiểm hành tinh này trong tương lai.
III. 12 điều kỳ thú nhất về Sao Kim
1. Nhiều núi lửa
Sao Kim có nhiều núi lửa hơn bất kỳ hành tinh nào khác trong Hệ Mặt Trời. Các nhà thiên văn học đã đếm được 1.600 ngọn núi lửa trên bề mặt Kim tinh, nhưng rất có thể con số này sẽ còn nhiều hơn do kích thước quá nhỏ mà chúng ta không thể nhìn thấy. Các nhà khoa học cho rằng phần lớn núi lửa trên Sao Kim đã ngủ yên mặc dù có thể có một số ít vẫn đang hoạt động.
2. Ngày dài hơn năm
Ở góc nhìn từ phía cực Bắc của Mặt Trời, sao Kim là một trong hai hành tinh của hệ tự quay quanh trục theo chiều kim đồng hồ. Chuyển động theo cách đặc biệt với tốc độ quay siêu chậm, khiến một ngày ở trên sao Kim dài bằng 243 ngày của Trái Đất. Thậm chí, thời gian này còn dài hơn cả một năm của nó (tính chu kỳ quay hết một vòng quanh mặt trời), vốn chỉ bằng 225 ngày của Trái Đất.
3. Áp suất rất cao
Ở góc nhìn từ phía cực Bắc của Mặt Trời, sao Kim là một trong hai hành tinh của hệ tự quay quanh trục theo chiều kim đồng hồ. Chuyển động theo cách đặc biệt với tốc độ quay siêu chậm, khiến một ngày ở trên sao Kim dài bằng 243 ngày của Trái Đất. Thậm chí, thời gian này còn dài hơn cả một năm của nó (tính chu kỳ quay hết một vòng quanh mặt trời), vốn chỉ bằng 225 ngày của Trái Đất.
Áp suất không khí trên bề mặt Sao Kim cực lớn, cao hơn khoảng 90 lần áp suất của mực nước biển trên Trái Đất. Nói cách khác, áp suất trên Kim tinh tương đương với áp suất nước đại dương Trái Đất ở độ sâu 1km.
Tàu vũ trụ Nga, Venera, thực ra đã hạ cánh xuống bề mặt hành tinh và chụp gửi và những hình ảnh tuyệt đẹp về sự khắc nghiệt trên mặt đất, nhưng với sức nóng khủng khiếp, áp suất và những điều kiện khắc nghiệt khác, tàu du hành đã không tồn tại lâu được sau khi hạ cánh.
4. Từ Trái Đất có thể nhìn thấy Sao Kim lướt qua Mặt Trời
Sao Kim nằm trong số hiếm hoi các hành tinh mà chúng ta có thể quan sát được khi nó lướt qua Mặt Trời. Trái Đất là hành tinh thứ ba của hệ Mặt Trời, vì thế chúng ta chỉ có thể quan sát được sự kiện trên với hai hành tinh là Sao Thủy và Sao Kim. Sao Kim lướt qua Mặt Trời là hiện tượng rất hiếm gặp, phải hơn một thế kỷ mới lại xảy ra một cặp, tức hai lần diễn ra cách nhau khoảng 8 năm.
5. Hành tinh sáng nhất
Trong hệ Mắt Trời, Sao Kim không phải là hành tinh lớn nhất nhưng vị trí gần Trái Đất khiến nó trở thành ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Nó cũng là vật thể sáng thứ hai về ban đêm chỉ sau Mặt Trăng.
Sao Kim đạt độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh, do vậy mà dân gian còn gọi là sao Hôm (khi hành tinh này mọc lên lúc hoàng hôn) và sao Mai (khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh).
6. Bí mật của người cổ đại
Sao Kim đã là mục tiêu quan sát của con người từ hàng thiên niên kỷ nay. Theo ghi chép, từ 1.600 năm trước Công Nguyên, người Babylon cổ đại đã theo dõi quỹ đạo của hành tinh này trên bầu trời. Nhà toán học Hy Lạp Pythagoras là người đầu tiên phát hiện ra rằng những ngôi sao sáng nhất vào sáng sớm và chiều tối thực tế chính là một – Sao Kim.
7. Hành tinh gió
Sao Kim đã là mục tiêu quan sát của con người từ hàng thiên niên kỷ nay. Theo ghi chép, từ 1.600 năm trước Công Nguyên, người Babylon cổ đại đã theo dõi quỹ đạo của hành tinh này trên bầu trời. Nhà toán học Hy Lạp Pythagoras là người đầu tiên phát hiện ra rằng những ngôi sao sáng nhất vào sáng sớm và chiều tối thực tế chính là một – Sao Kim.
Những cơn gió thổi qua Sao Kim ở siêu vận tốc, có thể đạt tới 724kph trên lớp mây giữa. Những cơn gió trên Sao Kim còn nhanh hơn cả những cơn cuồng phong mạnh nhất của Trái Đất. Các nhà thiên văn học nói gió sao kim thổi nhanh đến nỗi chúng gây ra sự “siêu quay”, khiến các đám mây bị thổi quay 1 vòng quanh hành tinh chỉ trong 4 ngày trên trái đất.
8. Sao Kim cũng có pha
Ở Mặt Trăng, chu kì pha là 29 ngày hay còn gọi là tuần trăng. Do Sao Kim quay quanh Mặt Trời trong phạm vi quỹ đạo của Trái Đất nên hành tinh này cũng có các pha như Mặt Trăng. Khi Sao Kim ở vị trí đối diện với Mặt Trời là lúc nó đang ở pha tròn nhất (như trăng tròn) và khi hành tinh này nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời, nghĩa là nó đang ở pha mới (như trăng đầu tháng).
Người đầu tiên được chứng kiến những pha này là nhà thiên văn học người Italia Galileo Galilei, năm 1610.
9. Có thể tồn tại dạng sống trong đám mây của sao Kim
Điều kiện tự nhiên trên bề mặt sao Kim quá khắc nghiệt cho sự tồn tại của bất kỳ dạng sống nào. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, ở trong bầu khí quyển của nó, mà cụ thể là tại vị trí thuộc độ cao 50-60 km, lại có những đặc điểm về nhiệt độ cũng như áp suất khá tương đồng với Trái Đất. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều chuyên gia tin vào việc có thể tồn tại một số loài sinh vật đặc biệt, đang cư ngụ ở khu vực này trên sao Kim.
10. Một đám mây bay một vòng quanh sao Kim chỉ mất 4 ngày
Trái ngược với tốc độ tự quay quanh trục hết sức ì ạch, bầu khí quyển trên sao Kim lại rất linh động. Theo đó, ở hành tinh này, luôn tồn tại những trận cuồng phong cực mạnh, có tốc độ lên đến 724km/h. Những cơn gió này có khả năng đẩy các đám mây bay trọn một vòng sao Kim mà chỉ mất có 4 ngày. Các nhà khoa học đã đặt tên cho hiện tượng này là “siêu quay”. Do đó, cũng có thể hiểu rằng, bầu khí quyển của sao kim tự quay quanh trục hành tinh với chu kỳ 4 ngày.
11. Nóng cực độ
Bên cạnh việc nằm gần mặt trời, một nguyên nhân khác khiến sao Kim có nhiệt độ bề mặt cực kỳ cao, chính là “hiệu ứng nhà kính”. Để hiểu rõ hơn về loại hiệu ứng đang được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây, hãy xem ví dụ trực quan nhất là trái đất của chúng ta. Cứ mỗi giây trôi qua, ánh sáng mặt trời lại gửi xuống trái đất thêm nhiệt lượng thông qua tia bức xạ.
Các tia này sau khi đến được mặt đất sẽ tái bức xạ lại vũ trụ. Tuy nhiên, bầu khí quyển, mà đặc biệt là khí CO2 trong đó, lại ngăn cản quá trình tái bức xạ. Chính hiện tượng này là nguyên nhân khiến trái đất nóng lên từng ngày. Trong trường hợp của sao Kim, tình trạng trên thậm chí còn tồi tệ hơn rất nhiều.
Do phần lớn khí quyển của Sao Kim là carbon dioxide nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính cực lớn làm cho bề mặt của hành tinh này nóng lên. Nhiệt độ ở đây có thể lên tới 870 độ F (470 độ C), sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời. Một số nhà khoa học từng cho rằng sao Kim đã có những đại dương trong quá khứ, nhưng đã bốc hơi khi nhiệt độ hành tinh tăng lên do hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát. Toàn bộ bề mặt của Sao Kim là một hoang mạc khô cằn với đá và bụi.
12. Anh em sinh đôi của Trái Đất?
Trong số tất cả các hành tinh thuộc hệ Mặt Trời thì Sao Kim có nhiều đặc điểm giống với Trái Đất nhất. Cả hai hành tinh này đều có kích thước gần ngang bằng nhau và cấu tạo của sao Kim cũng gần giống như Trái Đất. Quỹ đạo của Kim tinh cũng gần với quỹ đạo của Trái Đất hơn bất cứ hành tinh nào khác trong hệ Mặt Trời. Cả hai hành tinh đều có bề mặt còn khá trẻ và đều có bầu khí quyển dày, nhiều mây (tuy nhiên, cần chú ý rằng các đám mây của Sao Kim chủ yếu là acid sulfuric độc).
IV. Là ‘anh em sinh đôi’, vì sao Trái Đất có sự sống còn sao Kim thì không?
Sao Kim, hành tinh láng giềng gần nhất của chúng ta, được gọi là “chị em sinh đôi” với Trái đất vì sự giống nhau về kích thước và mật độ của cả hai hành tinh.
Trong khi Trái đất là trung tâm tự nhiên cho sự sống, sao Kim là một hành tinh không có sự sống với bầu khí quyển carbon dioxide độc hại dày hơn chúng ta 90 lần, các đám mây axit sulfuric và nhiệt độ bề mặt lên tới 864 độ F (462 độ C) – đủ nóng để nấu chảy chì.
Để hiểu làm thế nào mà hai hành tinh này lại trở nên khác biệt như vậy, một nhóm các nhà vật lý thiên văn đã quyết định thử mô phỏng lại sự khởi đầu, khi các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta hình thành cách đây 4,5 tỷ năm.
Họ đã sử dụng các mô hình khí hậu – tương tự như những gì các nhà nghiên cứu sử dụng khi mô phỏng sự thay đổi khí hậu trên Trái đất – để xem ngược thời gian ở sao Kim và Trái đất non trẻ.
Nghiên cứu mới này đã được công bố trên tạp chí Nature .
Khi Trái đất và sao Kim là những lò luyện
Hơn 4 tỷ năm trước, Trái đất và sao Kim đều nóng và được bao phủ bởi magma.
Các đại dương chỉ có thể hình thành khi nhiệt độ đủ mát để nước ngưng tụ và rơi xuống dưới dạng mưa trong hàng nghìn năm. Đó là cách đại dương toàn cầu của Trái đất hình thành trong hàng chục triệu năm. Mặt khác, sao Kim vẫn nóng.
Vào thời điểm đó, mặt trời của chúng ta mờ hơn hiện tại khoảng 25%. Nhưng điều đó sẽ không đủ để giúp sao Kim nguội đi, vì nó là hành tinh gần mặt trời thứ hai.
Mô hình khí hậu này xác định rằng các đám mây có đóng góp, nhưng theo một cách bất ngờ. Chúng tập trung lại ở phía ban đêm của sao Kim, nơi chúng sẽ không thể che chắn phía ban ngày của hành tinh khỏi mặt trời.
Thay vì che chắn cho sao Kim khỏi sức nóng, các đám mây phía ban đêm đã góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính, giữ nhiệt trong bầu khí quyển dày đặc và giữ cho nhiệt độ ở mức cao. Với sức nóng ổn định bị giữ lại như vậy, sao Kim quá nóng để có thể đổ mưa. Thay vào đó, nước chỉ có thể tồn tại ở dạng khí, hơi nước, trong khí quyển.
Tại sao Trái đất lại có sự sống?
Mọi thứ có thể diễn ra theo cách tương tự đối với Trái đất nếu hành tinh của chúng ta gần mặt trời hơn một chút hoặc nếu lúc đó mặt trời sáng như bây giờ.
Do mặt trời mờ đi hàng tỷ năm trước, nhờ vậy Trái đất có thể hạ nhiệt đủ từ trạng thái nóng chảy để nước hình thành và tạo ra đại dương toàn cầu của chúng ta. Turbet viết trong một email “Mặt trời non yếu ớt” là thành phần quan trọng để thực sự hình thành các đại dương đầu tiên trên Trái đất.
Emeline Bolmont, đồng tác giả nghiên cứu và là giáo sư tại Đại học Geneva, cho biết: “Đây là một sự đảo ngược hoàn toàn trong cách chúng ta nhìn vào cái mà lâu nay được gọi là ‘nghịch lý Mặt trời trẻ mờ nhạt’”.
Trước đây, các nhà khoa học tin rằng nếu bức xạ mặt trời yếu hơn hàng tỷ năm trước, Trái đất sẽ biến thành một quả cầu tuyết.
Đại dương của Trái đất đã tồn tại gần 4 tỷ năm. Có bằng chứng cho thấy sao Hỏa đã được bao phủ bởi các sông và hồ từ 3,5 tỷ đến 3,8 tỷ năm trước. Và bây giờ có vẻ như ít có khả năng Sao Kim có thể hỗ trợ nước lỏng trên bề mặt của nó.
Các sứ mệnh của NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, được khởi động vào cuối thập kỷ này, sẽ giúp các nhà khoa học hiểu được các đặc điểm bề mặt lâu đời nhất trên sao Kim, có thể lưu giữ các mảnh bằng chứng về dấu vết trong quá khứ về sự hiện diện (hoặc vắng mặt) của chất lỏng.