Cơ địa tóc mỏng phải làm sao? Có cách khắc phục tóc mỏng trở nên dày đẹp không?

Cơ địa tóc mỏng phải làm sao? Có cách khắc phục tóc mỏng trở nên dày đẹp không?

Chất tóc của người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thường có sợi thô, to và dày. Tuy nhiên, cũng có người khi sinh ra cho tới khi trưởng thành mái tóc vẫn rất thưa thớt. Vậy với những người có cơ địa tóc mỏng phải làm sao? Hãy cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đây để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất.

cơ địa tóc mỏng phải làm sao

I. Nguyên nhân gây tóc mỏng bẩm sinh

Để giải đáp câu hỏi cơ địa tóc mỏng phải làm sao thì trước hết bạn cần hiểu rõ tại sao lại xuất hiện tình trạng này. Với hiện tượng tóc mỏng thường có 2 nguyên nhân cơ bản:

  • Tóc mỏng do di truyền: Số lượng nang tóc, tính chất của sợi tóc được quyết định bởi yếu tố gen. Vì thế, nếu người thân cận huyết trong gia đình có cơ địa tóc mỏng thì đồng nghĩa khả năng bạn phải đối diện với tình trạng này là rất cao.

  • Nang tóc teo dần và mất khả năng mọc tóc: Trong quá trình sinh hoạt, các yếu tố như ăn uống thiếu dưỡng chất, môi trường sống ô nhiễm, lạm dụng hóa chất tạo kiểu, hormone thay đổi, chăm sóc tóc sai cách hoặc stress có thể làm tổn thương nang tóc và gây ra rụng tóc. Theo thời gian, nếu không can thiệp kịp thời thì khả năng mất nang tóc càng lớn. Tóc mỏng đi cũng là do nguyên nhân này.

cơ địa tóc mỏng phải làm sao

II. Vậy cơ địa tóc mỏng phải làm sao?

  1. Gội đầu đúng cách

Nhiều người lầm tưởng gội đầu thường xuyên sẽ làm sạch da đầu. Thế nhưng đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Tần suất gội đầu hợp lý là 2 -3 lần/tuần. Khi gội đầu, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ nước ở mức nhiệt 30 độ C. Điều này sẽ giúp giảm bớt điện tích và tránh hiệu ứng kết dính giữa tóc và da đầu. Tuyệt đối không nên gội đầu khi nước quá nóng hay quá lạnh vì sẽ dẫn đến tình trạng tóc dễ gãy, xơ và rụng nhiều.

Với tóc mỏng thì càng cần chú ý không nên cào, gãi quá mạnh. Đơn giản chỉ việc dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng tránh gây ảnh hưởng và tổn thương cho tóc. Đồng thời, sau khi gội xong bạn nên lấy khăn bông mềm thấm nước chứ không nên dùng khăn vò tóc. 

Bên cạnh đó, không nên chải tóc ngay sau khi gội đầu vì đây là lúc sợi tóc nhạy cảm và dễ bị thương tổn nhất. Khi chải tóc bạn nhớ dùng lược răng thưa và chải theo chiều thuận. Lấy tay giữ tóc và chải dần từ giữa đến ngọn, sau đó mới chải tiếp phần chân tóc. Đây là cách bảo vệ chân tóc, giúp hạn chế tóc gãy rụng.

cơ địa tóc mỏng phải làm sao

  1. Dùng sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp

Các chuyên gia về tóc khuyên rằng, nếu chưa biết cơ địa tóc mỏng phải làm sao thì tốt nhất là nên sử dụng những sản phẩm dầu gội có chứa Panthenol và Glycerin. Hoặc dùng những loại dầu gội có chiết xuất từ bơ, lô hội, bồ kết, bưởi. Chúng sẽ giúp giữ ẩm, làm mềm tóc và khiến tóc trông bồng bềnh và dày hơn.

  1. Không nên dùng máy sấy tóc

Công việc bận rộn khiến nhiều chị em có thói quen dùng máy sấy sấy tóc. Áp lực của nhiệt độ cao cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây khô da đầu và ảnh hưởng tới cấu trúc tóc. Nhất là những người vốn có cơ địa tóc mỏng. 

Nếu bắt buộc phải sấy tóc thì hãy hướng đầu khuếch tán của máy theo chiều lọn tóc, dùng tay vuốt nhẹ để giữ nếp. Tránh sấy tóc quá nhiều với mức nhiệt cao sẽ làm mất đi độ ẩm của tóc. Tóc mỏng thì nhớ đừng lạm dụng máy làm phồng, làm xoăn và các hóa chất tạo kiểu vì chúng cũng gián tiếp ảnh hưởng xấu tới chất lượng tóc cũng như da đầu của bạn. 

cơ địa tóc mỏng phải làm sao

  1. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Muốn tóc chắc khỏe cần bổ những dưỡng chất như đạm, axit béo, protein, vitamin B, kẽm, sắt, selenium, omega 3… Những thực phẩm dễ hấp thụ như: thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu nành, lúa mì, cá hồi, hàu, lươn, lòng đỏ trứng… sẽ giúp phục hồi và kích thích mọc tóc. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp rau xanh và các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt… để cơ thể dễ hấp thu chất sắt. Chú ý, hạn chế các loại đồ uống có hại cho tóc như trà, cafe, đồ có cồn, chất kích thích.

  1. Cơ địa tóc mỏng phải làm sao? Hãy tự làm mặt nạ tóc

Đắp mặt nạ cho tóc là một trong những cách làm dày tóc mỏng và yếu ngay tại nhà an toàn. Bạn có thể duy trì thực hiện 2-3 lần/tuần để có một mái tóc dày đẹp. Có nhiều cách để đắp mặt nạ cho tóc mà bạn có thể áp dụng như: mặt nạ trứng + dầu dừa, lê + oliu, chuối + sữa chua, bơ…

cơ địa tóc mỏng phải làm sao

  1. Nên massage da đầu

Việc massage da đầu mỗi ngày sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu, giúp tóc tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Bạn có thể dùng những loại tinh dầu tự nhiên như bưởi, oliu, sả hay oải hương, jojoba thoa lên đầu và massage mỗi tối trước khi đi ngủ và gội đầu lại vào sáng hôm sau. 

Như vậy, không chỉ giúp tóc mềm mượt mà còn mọc nhanh. Nên thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần hoặc có thể massage hàng ngày với tay để tăng cường máu lưu thông tốt hơn.

  1. Sử dụng thuốc mọc tóc

Những ai đang sở hữu mái tóc thưa mỏng thì thuốc mọc tóc cũng là một sự lựa chọn tốt. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc mọc tóc đến từ rất nhiều thương hiệu khác nhau. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên chọn cho mình sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có thành phần tự nhiên lành tính và được nhiều phản hồi tốt từ người dùng. Tránh những sản phẩm nhập nhằng xuất xứ, thành phần chứa những hoạt chất có tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

cơ địa tóc mỏng phải làm sao

  1. Cấy tóc tự thân

Với trường hợp tóc mỏng từ nhỏ, số lượng nang tóc ít là do yếu tố di truyền. Chính vì vậy, việc làm tăng số lượng nang tóc, kích thích tóc mọc dày hơn bằng những cách trên gần như là không thể và các loại thuốc mọc tóc hiện nay không đáp ứng được. Bởi chúng chỉ mang lại hiệu quả cho những ai đang bị rụng tóc hoặc ít nhất dưới 6 tháng. Ngoài ra, hiệu quả điều trị nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. 

Nếu mái tóc mỏng bẩm sinh ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn, khiến bạn mặc cảm thì có thể cân nhắc thêm phương pháp cấy tóc tự thân. Đây là phương pháp làm dày tóc mang lại hiệu quả nhanh nhất và lâu dài, giúp bạn có mái tóc dày đẹp, bồng bềnh mà không phải lo bất cứ biến chứng nào.

Các bác sĩ sẽ thăm khám đo đạc mật độ tóc và tái phân bổ tóc tại vùng nhiều tóc và vùng ít tóc. Theo đó, với kỹ thuật chuyên môn các bác sĩ lấy và bóc tách những nang tóc khoẻ mạnh và cấy vào vùng thưa tóc qua bút cấy ghép. Chỉ sau 1 – 3 tháng, dưới sự chăm sóc theo đúng chỉ định của bác sĩ, nang tóc mới phát triển hòa hợp với da đầu và mọc dài. Do sử dụng nang tóc tự thân nên vô cùng an toàn, tóc mọc và sinh trưởng tốt, phát triển theo đúng chu kỳ và không bị rụng trở lại.

Hiện nay, Phòng khám cấy ghép tóc y học quốc tế là cơ sở đi đầu trong lĩnh vực cấy tóc tự thân tại Việt Nam đã được Bộ y tế cấp phép hoạt động. Đặc biệt, khi tới đây thăm khám và điều trị bạn còn được TẶNG NGAY 3 BUỔI TRỊ LIỆU CHUYÊN SÂU và Test nang tóc – phân tích sức khỏe da đầu MIỄN PHÍ. Trang thiết bị và công nghệ độc quyền sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm trên cả tuyệt vời! 

Hy vọng những cách chăm sóc tóc mỏng và yếu trong bài viết này đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi “cơ địa tóc mỏng phải làm sao”? Đồng thời sẽ cho bạn thêm kinh nghiệm để nhanh chóng sở hữu diện mạo như ý muốn, xinh đẹp và tự tin hơn trong cuộc sống. 

Nếu bạn còn khúc mắc hay cần tư vấn các vấn đề liên quan đến tóc và da đầu, hãy liên hệ với Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế theo số hotline 024 3219 1111 để được hỗ trợ tốt nhất!

Rate this post

Viết một bình luận