Tử Cấm Thành tiếng Anh là The Forbidden City không chỉ là điểm tham quan nổi tiếng tại Bắc Kinh, mà còn được ví là cuốn sách giáo khoa lịch sử sống động của Trung Quốc. Lịch sử Tử Cấm Thành ngày nay còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp.
Tử Cấm Thành là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất khi bạn tham gia tour du lịch Bắc Kinh. Đây là cung điện lớn nhất Trung Quốc, gấp hơn 50 lần Cung điện Buckingham, là nơi chỉ có hoàng gia và các hoạn quan được phép vào. Trải qua 24 đời vua trị vì, lịch sử Tử Cấm Thành còn ẩn chứa vô số những bí ẩn.
1. Ý nghĩa cái tên “Tử Cấm Thành”
Tử Cấm Thành (tiếng Trung: 紫禁城, tiếng Anh: The Forbidden City), hay còn được thế giới biết đến với tên gọi Cố Cung.
Người Trung Quốc phải mất tới 14 năm để xây dựng xong Tử Cấm Thành (từ 1406 đến 1420) và cần tới hơn 1.000.000 công nhân, trong đó có hơn 100.000 thợ thủ công. Được đánh giá là 1 trong 5 cung điện hoành tráng nhất trên thế giới, đây là cung điện hoàng gia được bảo tồn tốt nhất của Trung Quốc và là công trình kiến trúc cổ xưa lớn nhất thế giới, các sảnh và tường lớn thể hiện tinh hoa và đỉnh cao của kiến trúc truyền thống Trung Quốc.
Đây được coi là một nơi thiêng liêng và bị cấm đối với thường dân, đó cũng chính là lý do tại sao nó được đặt tên là Tử Cấm Thành.
Tử Cấm thành bên cạnh dòng sông Kim Thủy
Theo truyền thuyết, trong Tử Cấm Thành có 9999,5 gian phòng, bởi vì người xưa cho rằng chỉ có Hoàng đế mới xứng với con số 10.000 và khống chế được vạn vật, do đó mới bị thiếu một nửa gian phòng.
2. Minh Thành Tổ không phải hoàng đế đầu tiên xây dựng hoàng cung ?
Tử Cấm Thành trở thành trụ sở của quyền lực ở Trung Quốc trong gần 5 thế kỷ và vẫn là một phần quan trọng của di sản văn hóa Trung Quốc hiện đại ngày nay.
Hơn 300 năm trước khi nhà Minh lên nắm quyền, một thành phố có tường bao được xây dựng trên địa điểm của Bắc Kinh ngày nay. Bước qua cổng thành, bạn sẽ thấy ngay một khu phức hợp nằm trong những bức tường cao vút. Tại đây, bạn có thể đã tìm thấy dấu vết của các hoàng đế của thời nhà Liêu bị lãng quên từ lâu.
Thời nhà Liêu bị lãng quên từ lâu
Theo sử sách, vùng đất Bắc Kinh ngày nay được nhà Liêu trị vì và sinh sống cách đây từ rất lâu, đóng góp được nhiều thành tựu văn hóa nghệ thuật cho đất nước.
Thay vì các cung điện đóng khung gỗ hùng vĩ của Tử Cấm Thành, hoàng tộc nhà Liêu lại thường sống trong các lều lớn. Những người hình thành nên triều đại Liêu ban đầu đến từ thảo nguyên Đông Bắc Á và sống một lối sống bán du mục. Họ được gọi là Kitan và giống như hầu hết các nhóm du mục, lịch sử đã không ghi nhận được nhiều về sự tồn tại của họ.
Những công trình kiến trúc thời nhà Liêu bị lãng quên
Tuy nhiên từ thời Tống đến Minh Thanh.. và tất cả vua chúa Trung Hoa đều coi Khiết Đan, Hồi Hột, Nữ Chân, Bột Hải là ngoại tộc, là man di mọi rợ. Họ phủ định tất cả những thành tựu của thời Liêu, sửa lại sử sách.
Ai ra lệnh xây dựng Tử Cấm Thành?
Dấu tích cũ, nền móng đầu tiên của Tử Cấm Thành có từ thời Liêu. Và tới thời Minh thì Vĩnh Lạc Đại Đế ra lệnh xây dựng Tử Cấm Thành dựa trên sự quy hoạch của công trình cũ trước đó. Vậy trả lời cho câu hỏi Tử Cấm Thành xây xây dựng vào thời kì nào thì câu trả lời đó là cung điện được xây dựng vào giữa triều đại nhà Minh, vào đời vua Thành tổ Chu Đệ (hiệu là Vĩnh Lạc) người con thứ 4 của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương – vi hoàng đế khai quốc triều Minh.
3. Kiến trúc sư người Việt thiết kế Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành là khu phức hợp cung điện lớn nhất thế giới, mang đầy niềm tự hào của người Trung Quốc. Kiến trúc sư thiết kế Tử Cấm Thành là một kiến trúc sư người Việt là Nguyễn An (còn gọi là A Lưu) quê vùng Hà Đông, Hà Nội.
Các tài liệu lịch sử không ghi chép rõ năm sinh (một số tài liệu ghi 1381) Ông mất năm 1453. KTS Nguyễn An sống trong thời nhà Hồ. Sau khi nhà Hồ bị đánh bại, Quân Minh đã bắt cha con Hồ Quý Ly và nhiều thiếu niên trai trẻ tuấn tú bị bắt sang Trung Quốc. Trong đó có Nguyễn An.
Người Việt Nam góp công thiết kế xây dựng Tử Cấm Thành
Nhờ tài trí, thông minh hơn người, ông được nhiều đời vua Minh trọng dụng; tham gia thiết kế, tu sửa các công trình kiến trúc quan trọng. Trở thành một kiến trúc sư nổi tiếng trong lịch sử nhà Minh. Tử Cấm Thành là một trong những công trình để đời của ông.
Có thể nói, từ khâu lên ý tưởng thiết kế, phác thảo đồ án đến đào tạo nhân sự, chỉ đạo giám sát thi công, ông đều tham gia. Trong gần 14 năm ấy, vị KTS người Việt đã phải chịu rất nhiều sức ép từ phía triều đại Nhà Minh.
Ông phải thức suốt đêm để lên phương án. Sau cùng, lấy ý tưởng từ chiếc lồng nuôi dế của mình làm nền cho kiểu kiến trúc có mái xếp tầng xếp lớp. Và đến thời điểm hiện tại, kiến trúc mái xếp tầng vẫn là biểu tượng đặc trưng của Tử Cấm Thành. Chính vì vậy, Tử Cấm Thành uy nghi như hiện nay là đóng góp không của của ông.
4. “Lãnh cung” có thật ở Từ Cấm Thành không?
Trong các bộ phim cung đấu xoay quanh chuyện phi tần tranh giành sự sủng ái của Hoàng thượng, không thiếu những phân cảnh với lời thoại như: “Đầy vào Lãnh Cung”. Vậy Tử Cấm Thành thực sự có tồn tại Lãnh Cung hay chỉ là trên phim ảnh?
“Lãnh cung” là nơi có thật trong Tử Cấm Thành
Theo sử sách ghi lại, Lãnh Cung thực chất là nơi ở khi các phi tần bị thất sủng hoặc phạm tội không thể tha thứ, thường sẽ ở nơi hoang vắng và ít người lui đến. Nơi này rất hút gió, lại thường chỉ có vài người ở. Mỗi ngày cung nữ tới bê cơm và thay bô, âm khí nặng từng khiến nhiều “người thất sủng” điên mà chết. Có thông tin rằng nhiều người tận mắt thấy ma trong nơi lạnh lẽo này.
Hiện nay trong tour du lịch Bắc Kinh bạn sẽ được tới tham quan Tử Cấm Thành. Riêng địa phận “Lãnh cung” là du khách không được tham quan khi du lịch Tử Cấm Thành.
Là một biểu tượng trường tồn của Trung Hoa, Tử Cấm Thành hứa hẹn là điểm tham quan với đầy những trải nghiệm thú vị. Hi vọng với những thông tin về lịch sử Tử Cấm Thành phía trên, chuyến tour du lịch Bắc Kinh 4 ngày 3 đêm khám phá thâm cung bí sử tuyệt đẹp Tử Cấm Thành của bạn sẽ thật trọn vẹn và ý nghĩa.