Chuyên ngành

Review ngành Luật thương mại quốc tế trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL): “Cơ hội vàng” cho sinh viên thời kỳ hội nhập

Trong thời đại nền kinh tế mở cửa như hiện nay, các mảng liên quan đến quốc tế đang nắm vai trò rất quan trọng bởi vì sự phát triển của kinh tế trong nước gắn liền với nền kinh tế quốc tế. Từ đây mà có rất nhiều ngành mới xuất hiện thu hút được sự chú ý của rất nhiều các bạn trẻ, trong đó phải kể đến ngành Luật thương mại quốc tế. Mặc dù ngành học này khá phổ biến ở Việt Nam nhưng cụ thể ngành này học gì, ra trường làm gì thì không phải ai cũng biết. Mời các bạn cùng tìm hiểu về ngành Luật thương mại quốc tế tại UEL trong bài viết dưới đây nhé!

1. Ngành Luật thương mại quốc tế là gì?

Mã ngành: 7380107

Ngành Luật thương mại quốc tế (International Trade Law hoặc International Commercial Law) là một ngành học chuyên nghiên cứu và đào tạo về luật và các quy tắc điều chỉnh các hoạt động thương mại giữa các quốc gia với nhau. Luật thương mại quốc tế chính là cơ sở để hoạt động kinh doanh xuyên biên giới giữa các quốc gia và doanh nghiệp được diễn ra suôn sẻ.

Nói chung Luật thương mại quốc tế khá phức tạp vì luật này liên quan tới rất nhiều các ngành luật khác nhau như luật kinh doanh, luật thương mại, luật thanh toán quốc tế, luật công ty và công ước quốc tế, luật của các quốc gia… Khi hiểu được Luật thương mại quốc tế là gì, bạn sẽ dễ dàng thấy được vai trò quan trọng của ngành này trong mối quan hệ hợp tác và phát triển giữa các quốc gia, đồng thời đây cũng là yếu tố giúp nâng cao tình hữu nghị giữa các quốc gia với nhau.

Luật thương mại quốc tế sẽ điều chỉnh các hoạt động thương mại trong 2 trường hợp sau: (1) các hoạt động thương mại giữa các quốc gia với nhau và (2) các hoạt động thương mại giữa các chủ thể ở hai quốc gia khác nhau.

2. Học ngành Luật thương mại quốc tế tại UEL như thế nào?

Hiện nay, có rất nhiều bạn khi tìm hiểu về ngành Luật thương mại quốc tế không hình dung được vì không biết ngành này học về các nội dung gì. 

Khi theo học ngành Luật thương mại quốc tế tại UEL, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về pháp luật trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, bạn sẽ được cung cấp kiến thức về các quy định của Hiến pháp trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật về kinh doanh thương mại khác, cũng như các quy định của các đạo luật cụ thể điều chỉnh trực tiếp các hoạt động kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực quốc tế.

Thời gian đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế tại UEL kéo dài trong 4 năm, được chia làm 8 học kỳ. Khối lượng kiến thức đào tạo toàn khóa của ngành là 130 tín chỉ.

Chương trình đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế của UEL được xây dựng gồm 3 phần: (1) xã hội nhân văn, (2) pháp luật cơ sở và (3) phần chuyên ngành liên quan chủ yếu đến luật pháp trong lĩnh vực thương mại quốc tế.

Về mặt kiến thức, sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ nắm rõ được các đạo luật cụ thể điều chỉnh trực tiếp các hoạt động kinh doanh như Luật thương mại quốc tế; Luật doanh nghiệp; Luật phá sản; Luật cạnh tranh; Luật đầu tư… Các đạo luật khác có quan hệ điều chỉnh gián tiếp các hoạt động kinh doanh như Luật sở hữu trí tuệ; Luật dân sự; Luật môi trường; Luật đất đai; Luật lao động; Luật thuế… Các Nghị quyết của Quốc hội; các Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản dưới luật về kinh tế.

Về mặt kỹ năng, sau khi ra trường, sinh viên được đảm bảo đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương 500 điểm TOEIC.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành Luật thương mại quốc tế tại UEL trong bảng dưới đây:

 

Bên cạnh chương trình đào tạo chuẩn, tại UEL còn có chương trình đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế chất lượng cao với nhiều lợi thế dành cho sinh viên khi theo học, cụ thể như:

– Sinh viên được tiếp cận chương trình học tiên tiến với nội dung chuyên sâu và nâng cao theo định hướng nghiên cứu gắn liền với thực tiễn;

– Sinh viên được nâng cao khả năng tiếng Anh thông qua môi trường học tập và giảng dạy sử dụng bằng tiếng Anh;

– Sinh viên được tiếp cận với phương pháp giảng dạy và học tập hiện đại, lấy người học làm trung tâm, giúp người học hoàn thiện các kỹ năng phát triển bản thân; 

– Sinh viên được tiếp cận với chương trình đào tạo được thiết kế rất linh hoạt, tạo sự chủ động cho sinh viên trong việc học vượt, học ngành chính, ngành phụ và học song ngành;

– Sinh viên được củng cố các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thông qua các chương trình kiến tập, thực tập, tham quan tại các công ty, doanh nghiệp hàng đầu cả ở trong và ngoài nước;

– Sinh viên được thường xuyên giao lưu, tiếp xúc với các nhà quản trị xuất sắc, các doanh nhân tiêu biểu, các nhà tuyển dụng hàng đầu và các cựu sinh viên thành đạt;

– Sinh viên được học tập và sinh hoạt trong khu đô thị Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô đầu tư hiện đại bậc nhất tại Việt Nam và trong khu vực;

– Sinh viên được cung cấp nguồn học bổng đa dạng, được trao đổi với sinh viên quốc tế và có cơ hội được đi du học tại các trường đại học hàng đầu trên thế giới.

– Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia các chương trình liên kết quốc tế, chuyển tiếp sang học tại các trường Đại học đối tác của UEL ở  Mỹ, Pháp, Anh, Úc…

3. Điểm chuẩn ngành Luật thương mại quốc tế của UEL

TrườngChuyên ngànhNgành20222021
Đại học Kinh Tế – Luật – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Luật thương mại quốc tế
Luật
84483170626.7526.65Ghi chú

CLC

CLC bằng TA

Điểm thi TN THPT
Luật thương mại quốc tế

Điểm thi TN THPT
Luật thương mại quốc tế CLC

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Luật thương mại quốc tế sau khi tốt nghiệp UEL

Ngày nay, sẽ không khó để thấy được sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc tế. Điều này đẩy mạnh mọi hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia với nhau. Lúc này, hệ thống pháp luật thương mại quốc tế trở nên vô cùng cần thiết và đây chính là “cơ hội vàng” đem lại việc làm đa dạng cho các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành Luật thương mại quốc tế. Cụ thể, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau trong xã hội như:

– Làm chuyên viên dịch vụ pháp lý tại các công ty luật tư nhân, các văn phòng luật, hoặc trong các cơ quan nhà nước, chuyên giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thương mại.

– Làm chuyên viên tư vấn pháp luật tại các văn phòng luật sư, các công ty luật, chuyên thực hiện các công việc tư vấn pháp lý cho các công ty, doanh nghiệp trong việc tham gia ký kết các hợp đồng thương mại với quốc tế.

– Làm chuyên gia nghiên cứu về luật thương mại quốc tế, hoặc làm biên tập viên cho các vấn đề liên quan đến pháp luật.

– Làm công tác nghiên cứu trong Viện Kinh tế hoặc các Viện Nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật.

– Làm giảng viên giảng dạy về Luật thương mại tại các cơ sở đào tạo giáo dục, các trường đại học, cao đẳng.

– Làm luật sư trong lĩnh vực thương mại quốc tế, có thể tham gia tranh tụng tại các phiên toà giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

Ngành Luật thương mại quốc tế được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Hy vọng những thông tin trong bài viết “Review ngành Luật thương mại quốc tế trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL): “Cơ hội vàng” cho sinh viên thời kỳ hội nhập” sẽ giúp các bạn có thêm cơ sở trong việc lựa chọn ngành học tương lai của mình.

Rate this post

Viết một bình luận