Các điểm vui chơi ở thành phố Bắc Ninh

Các điểm vui chơi ở thành phố Bắc Ninh

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Xin hãy xếp hạng

 

Các điểm vui chơi ở thành phố Bắc Ninh

Thành phố Bắc Ninh, tỉnh có diện tích nhỏ nhất trên dải đất chữ S của Việt Nam, thế nhưng lại có quá nhiều địa điểm du lịch đẹp nổi tiếng không thua kém gì các tỉnh có diện tích lớn khác. Hôm nay chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn một vài địa điểm vui chơi khi ghé thăm Bắc Ninh.

Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam.

Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý do Lý Thánh Tông xấy dựng nên.

Chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp nằm ở bên đê hữu ngạn sông Đuống, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng Bồ tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam.

Theo sách Địa chí Hà Bắc (1982) thì chùa có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278). Thiền sư Huyền Quang (đỗ Trạng nguyên năm 1297) đã trụ trì ở đây. Ông cho dựng ngọn tháp đá cao 9 tầng có trang trí hình hoa sen. Ngọn tháp này nay không còn nữa.

Chùa Bút Tháp đã trải qua rất nhiều thời sư trụ trì và được xây dựng trong một khoảng thời gian rất dài mới hoàn thành xong, kèm theo đó là những tích truyện nổi tiếng.

Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, Phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình – Chùa – Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng.

Ngôi đền có liên quan đến sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076. Vào thời đó ở làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo… vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu). Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu cũng vốn là một vị trí chiến lược có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa.

Đền Cổ Mễ thờ Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt.

Vào đời nhà Lý, Bà có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã “thác” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077).

Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.

Xem thêm: Tổng hợp những khách sạn rẻ và đẹp ở Bắc Ninh

Làng nghề đúc đồng Đại Bái

Làng nghề đúc đồng Đại Bái

Làng nghề đúc đồng Đại Bái cổ xưa có tên làng Văn Lãng hay gòn gọi là làng Bưởi, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Đại Bái từ xa xưa đã nổi tiếng là làng thủ công truyền thống chuyên sản xuất đồ đồng phục vụ về mặt dụng cụ gia đình, ban đầu mới chỉ làm xoong nồi thô sơ, sau mới có ấm, mâm, chậu thau và cho đến đầu thế kỷ XI nhờ công của ông Nguyễn Công Truyền, dân làng tôn ông là “Tiền tiên sư”, bởi ông là người biết lo tổ chức sản xuất cho làng nghề và sáng tạo mẫu.

Nhờ có sự tổ chức sản xuất hoàn chỉnh đã giúp cho Đại Bái nhanh chóng phát triển với sự nâng cao rõ rệt về kỹ thuật luyện đồng: Lấy đất sét bờ sông xây ò đúc, lấy bùn ao nhào với tro trấu làm nơi luyện đồng, đồng pha kẽm làm đồng thau… và tạo thêm được nhiều sản phẩm mới được chế tác từ đồng như: Tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa, tranh, câu đối bằng đồng…

Làng nghề Đại Bái còn gìn giữ được nhiều di tích lịch sử – văn hóa có giá trị, tiêu biểu như: Khu lăng tổ sư nghề đồng Nguyễn Công Truyền, đình Văn Lãng, đình Diên Lộc, chùa Diên Phúc và Lễ hội Làng truyền thống làng Đại Bái – nơi tôn vinh những sản phẩm truyền thống được làm từ đồng, tôn vinh những tấm lòng gắn bó với nghề và lưu giữ những nét đẹp văn hóa của quê hương được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 4 Âm lịch.

Tin mới

  • Chợ Âm Dương làng Xuân Ổ –

Rate this post

Viết một bình luận