Ngành báo chí truyền thông và những câu chuyện bây giờ mới kể

Bạn dự định theo đuổi ngành báo chí truyền thông? Việc có quá nhiều thông tin khiến bạn hoang mang và bối rối? Đừng lo! ESA ở đây để giúp bạn tổng hợp tất tần tật thông tin về ngành này nè!

Hiện nay, Ngành Báo chí và truyền thông rất phát triển và được nhiều bạn trẻ quan tâm.

Thứ nhất vì môi trường làm việc năng động, các bạn được tự do, sáng tạo, cống hiến cho công việc, cho những điều mình thích. Thứ hai là vì đâu ra của ngành báo chí đa dạng với mức lương hấp dẫn.

Vậy bạn đã biết hết về ngành Báo chi truyền thông chưa ? Cùng ESA tìm hiểu nha!

Báo chí và truyền thông

Ngành báo chí truyền thông là gì?

Ngành báo chí truyền thông bao gồm 2 lĩnh vực: báo chí và truyền thông.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành báo chí ra trường sẽ làm: biên tập viên (tin tức truyền hình, báo in, báo điện tử), quay phim, phát thanh viên, người dẫn chương trình, phóng viên và nhiều nghề khác.

Công việc của những người tốt nghiệp ngành này ra là: Sử dụng những phương tiện truyền thông để truyền tải những thông điệp họ mong muốn đến với cộng đồng, công chúng vì một mục đích nào đó.

Thông điệp có thể nằm dưới nhiều dạng: bài báo, bài viết, video, hình ảnh, được thiết kế ấn tượng và độc đáo nhằm đánh mạnh vào tâm lý và nhận thức của người xem.

Các câu hỏi thường gặp Ngành báo chí truyền thông

1. Ngành báo chí học trường nào

?

Có phải bạn đang hoang mang vì chưa biết trường đào tạo ngành báo chí nào phù hợp với bạn không ? Nếu bạn đang như vậy thì hãy để ESA giúp bạn nhé!

Trước tiên để chọn một ngôi trường phù hợp, bạn hãy cố gắng xác định năng lực và nhu cầu của bản thân bằng cách trả lời các câu hỏi sau nha!

  • Bạn muốn học gần nhà hay học xa nhà?

  • Gia đình bạn có thể chi trả học phí bao nhiêu/ kỳ?

  • Điểm thi THPT Quốc gia của bạn qua các lần thi thử là bao nhiêu?

Việc bạn muốn học gần nhà hay xa nhà sẽ giúp bạn khoanh vùng được địa điểm học. Còn việc xác định khả năng chi trả của bố mẹ sẽ giúp bạn chọn được môi trường mà bạn có thể thoải mái học tập mà không lo vấn đề tiền bạc.

Việc cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là: xác định điểm thi qua các lần thi thử THPT Quốc gia. Điều này sẽ giúp bạn xác định được năng lực của bản thân để từ đó tìm được ngôi trường phù hợp.

Dưới đây là top 6 trường có khoa báo chí và truyền thông. Và được đánh giá cao về chương trình đào tạo. 

Điểm chuẩn khối C00: 28.5. Điểm chuẩn khối D001: 25. Điểm chuẩn khối D04: 24. Điểm chuẩn khối D78: 24.75. Điểm chuẩn khối D85: 23.75. Điểm chuẩn khối A01: 23.5. 

Điểm chuẩn khối C00: 27.5. Điểm chuẩn khối D01 và D14: 26.15. So với các trường đại học khu vực Miền Trung và Nam, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn có điểm chuẩn cao nhất.

STT

Chuyên ngành

Tổ hợp môn

Điểm chuẩn

1

Báo in

R05 (Ngữ văn,Tiếng Anh, Năng khiếu kiến thức truyền thông)

R19 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh)

30

2

 Ảnh báo chí

R08

R20

R07

26.5

26.5

26

3

Báo phát thanh

R06

R05 (Ngữ văn,Tiếng Anh, Năng khiếu kiến thức truyền thông)

R19 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh)

R15

R16

29.8

30.8

30.8

30.3

31.8

4

Báo truyền hình

R15

R05 (Ngữ văn,Tiếng Anh, Năng khiếu kiến thức truyền thông)

R19 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh)

R06

R16

32.25

33

33

31.75

34.25

5

Quay phim truyền hình

R11

R12

R21

R13

R18

22

22.25

22.25

22

22.25

6

Báo mạng điện tử

R15

R05 (Ngữ văn,Tiếng Anh, Năng khiếu kiến thức truyền thông)

R19 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh)

R06

 

31.1

31.6

30.6

32.6

4. Đại học Công nghệ Đông Á

Đại học Công nghệ Đông Á chỉ tuyển sinh ngành báo chí theo hệ cử nhân quốc tế. Với các yêu cầu đầu vào như sau:

  • Đã tốt nghiệp THPT với học lực khá trở lên.

  • 5.5 IELTS trở lên.

Các em học sinh theo học ngành báo chí truyền thông theo hệ cử nhân quốc tế sẽ học hoàn toàn ở Anh Quốc trong 3 – 4 năm. 

2. Ngành báo chí học những môn gì ?

Cũng như bao ngành khác, sinh viên theo học ngành báo chí truyền thông sẽ được học 3 khối: khối đại cương, khối kiến thức cơ sở ngành và cuối cùng là khối chuyên ngành.

Khối đại cương gồm các môn:

  • Pháp luật đại cương.

  • Kinh tế học Đại cương.

  • Lịch sử văn minh thế giới.

  • Triết học Mác Lê Nin.

  • Logic học đại học
  • …v…v…v…

Khối kiến thức cơ sở ngành gồm các môn: 

  • Báo chí truyền thông đại cương
  • Pháp luật và đạo đức báo chí
  • Khoa học quản lý đại cương
  • Tâm lý học giao tiếp
  • …v…v…v…

Khối kiến thức chuyên ngành gồm:

  • Kỹ năng viết báo in
  • Kỹ năng viết báo điện tử
  • Ảnh báo chí
  • Kỹ năng viết cho phát thanh, truyền hình
  • Sản xuất ấn phẩm báo chí
  • …v…v…v…

Tương lai của ngành báo chí và truyền thông

Công việc hàng ngày của biên tập viên báo chí

1. Lương bổng 

Bạn cảm thấy ngành truyền thông báo chí quá rộng và không biết tốt nghiệp xong sẽ làm công việc gì? Bạn không biết lương ngành này có cao không? Công việc như thế nào?

Đừng lo! ESA sẽ giải đáp hết thắc mắc cho tất cả các bạn đây !

Hai yếu tố để xét lương bổng cho ngành báo chí là: kinh nghiệm và địa điểm làm việc.

  • Về kinh nghiệm làm việc, nếu bạn làm từ 1 – 3 năm thì mức lương trung bình dao động từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng. Từ 3 năm trở lên thì thu nhập của bạn dao động từ 15 – 20 triệu.
  • Về địa điểm làm việc, nếu bạn làm ở các cơ quan của nhà nước: đài truyền hình lớn, hoặc tòa soạn lâu năm, mức lương của bạn sẽ rất cao. Những cơ quan bình thường thì mức lương trung bình cũng dao động từ 7 – 11 triệu.

2. Triển vọng du học 

Ngành báo chí truyền thông phát triển ở hầu như các quốc gia trên thế giới. Và hầu như tất cả các trường đều dành một số suất học bổng cho sinh viên ngành này. 

Yêu cầu xét học bổng:

  • Chương trình dự bị đại học: Học lực khá trở lên 6.0 IELTS.
  • Chương trình đào tạo cử nhân: Học lực khá trở lên 6.5 IELTS.
  • Chương trình sau đại học: Tốt nghiệp đại học loại khá trở lên. 6.5 IELTS ( không band nào dưới 6.0)

NOTE: Riêng những bạn sinh viên của đại học Công nghệ Đông Á hoặc nhận được thư giới thiệu từ ESA sẽ được nhận học bổng Dream High ( 20 – 50% học phí).

Ngoài ra, ESA gợi ý cho bạn những học bổng giá trị cao khác như:

  1. Chương trình báo chí châu Á học tại Trường Truyền thông và thông tin Wee Kim Wee thuộc ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) trong ba tháng

    .

  2. Học bổng Báo chí trong thế giới kỹ thuật số” của Học viện Báo chí quốc tế Intajour (Hamburg, Đức).
  3. Học bổng ngành báo chí LHQ – Quỹ Dag Hammarskjöld dành cho nhà báo.
  4. Học bổng Thomson Reuters Foundation Fellowships của Viện Reuters.
  5. Học bổng Chevening của Bộ Ngoại giao Anh.

Nếu cần thông tin chi tiết hơn về các học bổng này, hãy đăng ký thông tin tại form đăng ký nhé!

Lời kết:

Trên đây là tất cả những thông tin về ngành báo chí truyền thông, về nghề báo chí. ESA hi vọng nó sẽ giúp ích cho những bạn học sinh trước kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.

Rate this post

Viết một bình luận