Nhìn sâu sắc sẽ thấy ĐẠO hoàn thiện nhân cách đạo đức từ gốc, từ bản chất và triệt để trong cuộc tranh đấu tự giác với tham sân si bảo vệ cái thiện, chống cái ác.
Thiện và ác là nội dung cốt lõi của đạo đức tự cổ chí kim, bất luận Đông Tây. Cuộc tranh đấu giữa thiện với ác, bảo vệ sự lương thiện trong từng con ngươi, từng cộng đồng không ngơi nghỉ, có khi mang tính sinh tử như đối đầu giữa cảnh sát và tội phạm nguy hiểm.
Quan niệm của thế gian về thiện ác có khác quan niệm của Phật giáo.
Thế gian xác định thiện hay ác, mức độ thiện ác, dựa trên hành vi mang tính vật chất được thành lập trong thực tế, chứng minh được. Ví như các tội hình sự được giới tư pháp mô tả cụ thể tương thích khung hình phạt được xây dựng chuẩn mực. Cướp có vũ trang hay không, có tổ chức hay không, có phải tái phạm hay không…. Thời gian, địa điểm, khối lượng số lượng tiền của vật chất bị cướp, diễn biến chi tiết…hết thảy được thể hiện tại hồ sơ điều tra, tố tụng.
Nhìn sâu sắc sẽ thấy ĐẠO hoàn thiện nhân cách đạo đức từ gốc, từ bản chất và triệt để trong cuộc tranh đấu tự giác với tham sân si bảo vệ cái thiện, chống cái ác.
Thiện ác và giải thoát
Quan niệm của Phật giáo vi tế hơn từ đặc điểm giáo lý xây dựng trên nền tảng chữ TÂM. Không cần đến thực hiện hành vi ác trong thực tế như đã viết ở bên trên, chỉ cần khởi nghĩ ác đã thành lập tội và cần sám hối. Khởi lòng tham của người dù chưa trộm cướp cũng đã có tội. Đấy là tội ở ý: ý bất thiện.
Bạn không ra tay hại một ai đấy, trước luật là vô can, nhưng bạn vui trong lòng khi thấy biết ai đấy bị tổn hại, đã phạm tội, tạo nghiệp xấu.
Thiện ác theo quan niệm Phật giáo xét trên tổng thể biện chứng thân khẩu ý rất tinh vi, rốt ráo. Tâm lý học, tội phạm học cũng biết rõ quá trình hình thành tội phạm từ ý thức, động cơ sâu xa có khi lâu dài khi đủ điều kiện thực hiện hành vi phạm tội. Nhưng luật pháp thế gian không chế tài cái ác tồn tại ở tâm lý.
Quá trình tu học hướng thiện của ĐẠO mang tính tự giác, nếu bạn không giác không ngộ sẽ thấy khắc nghiệt khi phải sám hối vì một khởi nghĩ xấu ác trong đầu, trong khi với tu sĩ phật tử đấy là sự thường, phải vậy, tu tâm dưỡng tánh mà.
Nhìn sâu sắc sẽ thấy ĐẠO hoàn thiện nhân cách đạo đức từ gốc, từ bản chất và triệt để trong cuộc tranh đấu tự giác với tham sân si bảo vệ cái thiện, chống cái ác.
Về thiện, thế gian nghĩ về lòng tốt, sự giúp đỡ tha nhân như mô tả ở các bản tin báo chí: từ thiện bao nhiêu gạo, mì, tiền, quần áo… ĐẠO có khác, một khi bạn không thể chia sẻ về vật chất, sự nhất tâm cầu nguyện, suy nghĩ tốt về tha nhân cũng đã là thiện: thiện tâm. Và đấy chỉ ví dụ nhỏ về khác biệt đạo đời.
Nhìn từ góc độ đạo đức học có phải điều đó đúng chỗ dùng chữ TUYỆT VỜI không? Và đấy mới chỉ một chấm phá về ĐẠO mà thôi.