Trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng có 4 nhóm người hãy cẩn thận bởi chúng có thể phản tác dụng

Bổ sung trái cây hằng ngày đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cơ thể. Bởi trái cây là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cung cấp các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Một chế độ ăn nhiều trái cây có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, tiểu đường và nhiều các loại bệnh nguy hiểm khác. Tuy nhiên, tùy từng loại trái cây và tùy vào từng thể trạng mỗi người, trái cây sẽ mang lại tác dụng khác nhau.

Đặc biệt, 4 loại người sau cần cẩn thận khi lựa chọn trái cây để tiêu thụ hằng ngày vì có thể loại trái cây đó không giúp ích được gì cho sức khỏe, thậm chí gây phản tác dụng.

1. Người dễ bị tiêu chảy

Kiểu người này nên chú ý ăn ít các loại quả có hạt bé như: kiwi, thanh long, dâu tằm, hồng, dâu tây, chuối, dưa hấu, nho…

Trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng có 4 nhóm người hãy cẩn thận bởi chúng có thể phản tác dụng - Ảnh 1.

Hạt trái cây của các loại này chủ yếu là chất xơ, không thể được tiêu hóa và hấp thụ. Từ đó, chúng sẽ kích thích nhu động ruột, thúc đẩy sự tiêu hóa, bài tiết nhanh hơn. Ngược lại đối với những người thường xuyên bị táo bón, thiếu chất xơ trong cơ thể, những loại quả này rất thích hợp.

2. Người dư thừa axit dạ dày

Những người này không nên ăn các loại hoa quả có mùi vị chua, chứa nhiều axit. Các loại quả này thúc đẩy sự tiết axit của dạ dày và enzyme tiêu hóa. Điều đó làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Những loại quả nên hạn chế, tránh ăn là: mận, thanh mai (bayberry), sơn tra, chanh… Bên cạnh đó, những người bị viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày cũng không nên ăn các loại quả trên để tránh gây khó chịu cho dạ dày.

Trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng có 4 nhóm người hãy cẩn thận bởi chúng có thể phản tác dụng - Ảnh 2.

3. Người đang giảm cân

Nếu muốn giảm cân thành công, cần hạn chế ăn các loại quả có chứa lượng calo cao như: dừa, bơ, sầu riêng, xoài, mận, cam… Trong đó thì có 3 loại trái cây có lượng calo cao hơn cả thịt đó là dừa, bơ, sầu riêng.

Hàm lượng chất béo của dừa cao tới 12%, tỉ lệ chất béo bão hòa (không phải loại chất béo tốt) khá cao. Trong bơ, lượng chất béo chiếm 15,3%, nhưng trong đó có đến 70% là chất béo không bão hòa (chất béo “lành mạnh” cho cơ thể).

Không giống như hai loại trái cây trên, lượng calo của sầu riêng chủ yếu có nguồn gốc từ hàm lượng đường cao đến 27%. Ngoài ra, chất béo chiếm khoảng 5%. Nếu muốn giảm cân hiệu quả, chúng ta cần tránh tiêu thụ những “cám dỗ ngọt ngào” kể trên.

4. Bệnh nhân tiểu đường

Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường lầm tưởng rằng việc ăn trái cây sẽ làm tăng đường huyết nên loại bỏ ra khỏi chế độ ăn uống của mình. Nhưng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Bệnh nhân tiểu đường vẫn cần bổ sung trái cây hằng ngày, nhưng với một số loại quả hàm lượng đường cao thì số lượng nên hạn chế.

Họ nên ăn các loại trái cây có chỉ số đường (GI) thấp như: táo, cam, dâu tây, chanh, mận. Bên cạnh đó, hạn chế ăn các loại hoa quả như: dứa, xoài, dưa hấu, chuối, kiwi… vì chúng có hàm lượng đường cao.

Ăn trái cây như thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?

– Ăn trái cây hàng ngày: Mỗi ngày một người nên tiêu thụ 200 – 400 gram trái cây. Các loại trái cây phổ biến như táo, lê, cam… một người bình thường ăn 1, 2 quả là đủ.

– Ăn trái cây 1 giờ sau bữa ăn: Ăn trái cây trước bữa ăn có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn lượng thức ăn tiêu thụ ở bữa chính, hạn chế tăng cân. Nhưng nếu dạ dày bạn không tốt, nó có thể gây khó chịu.

– Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn có thể gây dư thừa năng lượng, cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng như khoáng chất, làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Cho nên, chúng ta nên ăn hoa quả ít nhất 1 giờ sau bữa ăn.

– Không lấy trái cây làm bữa chính: Mặc dù trái cây giàu đường, chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng chúng lại thiếu chất béo, protein, vitamin tan trong chất béo. Những chất đó cũng rất cần thiết trong việc duy trì sức khỏe, phát triển thể chất của con người.

Nguồn: Sohu, MedicalNewsToday

Rate this post

Viết một bình luận