Hồ sơ quản lý công tác PCCC cơ sở bao gồm những gì?

Hồ sơ quản lý công tác PCCC cơ sở bao gồm những gì? Theo quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP, các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy phải lập hồ sơ quản lý công tác PCCC cho cơ sở của mình.
Tại phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này quy định danh mục các cơ sở cần lập hồ sơ quản lý công tác PCCC.
Hồ sơ quản lý công tác PCCC của cơ sở
Cơ sở phải lập hồ sơ quản lý công tác PCCC
Điển hình là các dạng cơ sở như nhà xưởng, trụ sở văn phòng, nhà nghỉ, khách sạn, phòng khám spa, trường học, kho hàng hóa, siêu thị, trung tâm thương mại, quán karaoke…

Các tài liệu cần có trong hồ sơ quản lý công tác PCCC của cơ sở:

Với cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ (Phụ lục 2 Nghị định 79/2014/NĐ-CP) :

Tại khoản 1, điều 3 Thông tư 66/2014/TT-BCA quy định thành phần hồ sơ quản lý công tác PCCC như sau:

1. Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;

2. Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

3. Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở; sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy; vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư;

4. Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

5. Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;

6. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

7. Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

8. Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có).

Với cơ sở thuộc diện quản lý PCCC (Phụ lục I Nghị định 79/2014/NĐ-CP):

Tại khoản 2, điều 3 Thông tư 66/2014/TT-BCA quy định thành phần hồ sơ như sau:

1. Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;

2. Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

3. Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;

4. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

5. Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

Trên đây là các tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ quản lý công tác PCCC của cơ sở.

Nếu cơ sở bạn gặp khó khăn trong việc lập hồ sơ quản lý công tác PCCC hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Chúng tôi nhận lập hồ sơ quản lý công tác PCCC cho mọi cơ sở trên cả nước; đảm bảo nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm.

Thời gian thực hiện: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ khi khách hàng cung cấp thông tin đầy đủ để hoàn tất hồ sơ quản lý công tác PCCC.

Theo dõi trang tin tức của Quốc An để cập nhật những tin tức mới nhất về PCCC.

Nguồn: ffrvn.com

Rate this post

Viết một bình luận