Chữa bệnh xương khớp từ thảo dược tự nhiên là một trong những biện pháp an toàn, hiệu quả cho người bệnh. Tuy nhiên, trong dân gian lại có rất nhiều các loại cây chữa bệnh xương khớp khiến bạn băn khoăn không biết nên chọn loại nào cho phù hợp. Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác nhất.
4.4/5 – (37 bình chọn)
1. Vì sao nên chữa bệnh xương khớp bằng các loại cây thuốc nam
Bệnh xương khớp không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh mà nếu không được điều trị có thể gây những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tàn phế. Bên cạnh việc chữa bệnh xương khớp bằng thuốc tây, vật lý trị liệu hay phẫu thuật, nhiều người vẫn tin tưởng lựa chọn cây thuốc nam.
Dưới đây là những ưu điểm mà phương pháp sử dụng các loại cây thuốc Nam chữa bệnh xương khớp đem lại:
- Chi phí thấp: Với nguồn nguyên liệu là các loại thảo dược dễ tìm, người bệnh không phải lo lắng về chi phí khi phải sử dụng lâu dài.
- An toàn: Vì là thảo dược thiên nhiên nên các loại cây này khi được sử dụng làm thuốc rất an toàn, lành tính, không gây ra các tác dụng phụ hay hiện tượng nhờn thuốc như thuốc tây.
- Hiệu quả: Nếu kiên trì áp dụng các loại cây chữa bệnh xương khớp, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
Đau nhức xương khớp là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
2. Tổng hợp 13 loại cây chữa bệnh xương khớp hiệu quả
Trong dân gian có rất nhiều loại thảo dược tốt cho xương khớp. Dưới đây là gợi ý các loại cây giúp cải thiện các vấn đề về xương khớp phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất.
Một trong những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp đầu tiên phải kể đến là cây Cỏ xước. Trong Đông y, cây Cỏ xước được gọi là Ngưu Tất Nam, là một loại cây sống lâu năm, thân có lông mềm, lá hình trứng mọc đối mép lượn sóng. Cây Cỏ xước có vị chua đắng, tính mát, được sử dụng để chữa các chứng nhức xương, viêm khớp, sưng đầu gối, đau lưng,…
– Bài thuốc chữa thấp khớp từ cây cỏ xước
Chuẩn bị:
- Rễ cỏ xước: 40g
- Thổ phục linh: 20g
- Cây nhọ nồi: 16g
- Ngải cứu: 12g
- Thương nhĩ tử: 12g
Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào ấm, thêm 1 lít nước sắc đặc. Uống ngày 1 thang, trong 7 đến 10 ngày liên tiếp.
2.2. Lá lốt
Không chỉ được biết đến với vai trò là nguyên liệu chế biến món ăn, Lá lốt còn là một cây thuốc trị khớp hiệu quả. Trong Đông y, Lá lốt có tên gọi khác là Tất Bát. Lá lốt có vị cay, tính ấm, mùi thơm, dùng để trị tê thấp, đau lưng, đau gấp ngang lưng, sưng đầu gối, bàn chân tê buốt.
– Cách dùng lá lốt chữa đau xương khớp
- Chuẩn bị: 5-10g lá lốt đã phơi khô (khoảng 15-30 lá)
- Cách thực hiện: Lá lốt khô rửa sạch, đem sắc với khoảng nửa lít nước cho đến khi cạn còn 1/2 bát con. Uống trong ngày, liên tục khoảng 10 ngày.
Ngoài ra, có thể kết hợp lá lốt với các loại cây khác như: cây bưởi bung, cây vòi voi, cây cỏ xước để sắc uống, rất tốt cho xương khớp.
2.3. Ngải cứu
Ngải cứu là một loại cây phổ biến trong điều trị bệnh đau lưng, gai cột sống. Có thể dễ dàng tìm thấy Ngải cứu trong vườn nhà hoặc tìm mua ngoài chợ.
Ngải cứu có hương thơm đặc biệt, vị đắng, tính ấm. Lá ngải cứu có từ 0,2% – 0,34% tinh dầu, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp. Trong ngải cứu còn có nhiều chất kháng khuẩn tự nhiên.
– Cách dùng ngải cứu chữa bệnh viêm khớp
- Chuẩn bị: Lá ngải cứu tươi, chọn loại bánh tẻ (không quá già hoặc quá non); một nắm muối biển; 1 miếng vải cotton sạch.
- Thực hiện: lá ngải rửa sạch, để ráo nước rồi đem sao nhỏ lửa với muối cho đến khi lá ngải chuyển màu. Bọc cả lá ngài và muối vào vải, đem chườm nóng vùng khớp bị sưng viêm.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày từ 2 đến 3 lần, trong khoảng 2-3 tuần để thấy hiệu quả.
2.4. Đu đủ
Đu đủ cũng là một loại cây hỗ trợ trị đau nhức xương khớp, phong thấp. Theo đông y, đu đủ có tính hàn, vị ngọt. Ngoài ra đủ đủ còn có tính kháng khuẩn cao, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn. Có rất nhiều cách chữa đau xương khớp bằng đủ đủ mà bạn có thể tham khảo.
– Cách chữa đau xương bằng đu đủ
- Chuẩn bị: Quả đu đủ xanh, miếng vải bọc
- Thực hiện: Hơ nóng quả đu đủ trên bếp lửa cho đến khi nóng già. Bọc đu đủ vào miếng vải rồi áp trực tiếp vào vùng khớp bị đau, lăn qua lăn lại giúp máu lưu thông tốt hơn.
Ngoài ra, đắp hạt đu đủ giã nát lên chỗ đau nhức xương khớp hoặc ăn đu đủ xanh hấp cách thủy cũng là bài thuốc dân gian phổ biến.
2.5. Dây đau xương
Nhắc đến các loại cây chữa bệnh xương khớp hiệu quả không thể không nhắc tới cây Dây đau xương, hay còn gọi là Thân Cân Đằng, Khoan Cân Đằng, Tục Cốt Đằng. Cây Dây đau xương có vị hơi đắng, tính mát, công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thường dùng để chữa các bệnh như tê thấp, đau xương khớp, tê bại, đau dây thần kinh hông.
Trong các bài thuốc dân gian, người ta thường dùng lá và thân của cây để chữa bệnh. Thời điểm tốt nhất để thu hái là khi thân cây đã già, sau khi thu hái về làm sạch, thái nhỏ và đem phơi khô.
– Cách dùng Dây đau xương chữa đau lưng, mỏi gối
- Chuẩn bị: Dây đau xương (12g), cẩu tích (20g), củ mài (20g), giải tỳ (20g). thỏ ty tử (12g).
- Cách làm: Các nguyên liệu trên sắc hoặc ngâm rượu uống.
2.6. Đơn châu chấu
Cây Đơn châu chấu có tên gọi khác là Đinh Lăng Gai, Động Lực. Cây cao từ 1- 2m, thân mảnh, mang nhiều gai cong quắp, trên thân có những gai nhỏ như sợi tơ, cuống lá có bẹ. Cây có vị cay hơi đắng, tính ấm. Hầu hết các bộ phận như rễ, thân, lá, vỏ rễ đều có thể dùng làm thuốc.
Cây Đơn châu chấu dùng để chữa các bệnh viêm khớp, phong thấp tê bại, đòn ngã, đau dạ dày,…
– Cách chữa đau xương khớp từ cây Đơn châu chấu
- Chuẩn bị: Rễ cây Đơn châu chấu khô (25-30g)
- Cách thực hiện: Rễ cây khô cắt khúc ngắn rồi cho vào sắc, lọc nước uống hàng ngày.
2.7. Cây xấu hổ
Cây Xấu hổ cũng nằm trong danh sách các loại cây chữa bệnh xương khớp cực kỳ hiệu quả. Cây có tên gọi khác là cây Trinh nữ, cây Mắc cỡ và cây Thẹn. Cây có vị ngọt chát, tính mát. Toàn thân cây Xấu hổ có thể dùng để làm thuốc, đặc biệt là phần rễ có thể thu hái quanh năm sau đó sao khô.
Bạn có thể dùng cây Xấu Hổ để trị phong thấp tê bại, suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, huyết áp cao, sỏi niệu.
– Cách chữa đau xương khớp từ cây xấu hổ
- Chuẩn bị: Rễ cây xấu hổ (20g), rễ cây lá lốt (15g)
- Cách làm: Phơi khô 2 loại rễ trên. Sắc uống hàng ngày.
- Có thể sử dụng nước đun sắc của 2 loại rễ này để ngâm vị trí đau khớp khi nước còn ấm để thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm đau nhức.
2.8. Thiên niên kiện
Cây Thiên niên kiện còn có tên gọi khác là Sơn Thục hay cây Bao Kim. Thiên niên kiện là cây thân cỏ, sống lâu năm, thân rễ mập, bò dài, có mùi thơm. Thiên niên kiện có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm. Người ta thường lấy rễ của cây để làm dược liệu.
Theo y học cổ truyền, Thiên niên kiện có tác dụng hỗ trợ điều trị phong tê thấp, đau mỏi cổ vai gáy, nhức mỏi xương khớp, tê bì chân tay, vôi hóa đốt sống, thoái hóa xương khớp, gai đốt sống.
– Cách sử dụng thiên niên kiện chữa thấp khớp, đau nhức xương
- Chuẩn bị: Rễ thiên niên kiện (12g), Rễ cỏ xước (40g), Hy thiêm (28g), Nhọ nồi (16g), Ngài cứu (12g).
- Thực hiện: Tất cả nguyên liệu đem rửa sạch, sao vàng rồi ngâm rượu. Sau khoảng 1 tháng có thể lấy ra sử dụng.
- Dùng mỗi ngày khoảng 30-40ml vào bữa cơm.
2.9. Hy thiêm
Hy thiêm còn được gọi là Hy kiểm thảo, Hy tiên, Hổ cao, Nụ áp rìa,… Cây cao từ 0,5 – 1m, có lông, nhiều cành nhỏ. Lá mọc đối xứng nhau, cuống lá ngắn, mép lá có răng cưa. Hoa màu vàng, quả bé màu đen, hình trứng.
Hy thiêm có khả năng kháng viêm, hạ huyết áp và giãn cơ. Cây thường được dùng để điều trị các bệnh về xương khớp như: bệnh gút, viêm khớp, thoái hóa cột sống, đau lưng, mỏi vai gáy và gối.
– Bài thuốc trị phong thấp, tê bại, đau lưng mỏi gối từ cây Hy thiêm
- Chuẩn bị: Hy thiêm: 50g, Ngưu tất: 20g, Thổ phục linh: 20g, Lá lốt: 10g
- Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên đem sắc uống hoăc đem tán thành bột để sử dụng hàng ngày.
2.10. Đỗ trọng
Đỗ trọng là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp phổ biến. Đỗ trọng còn có tên gọi khác là Tư trọng, Ty liên bì. Theo Đông y, Đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ôn. Người ta thường sử dụng vỏ thân Đỗ trọng đã được phơi khô.
Đỗ trọng có công dụng tăng cường sức mạnh can thận, từ đó giúp hệ xương khớp chắc khỏe từ bên trong.
– Bài thuốc trị bệnh xương khớp từ đỗ trọng
- Chuẩn bị: Đỗ trọng (320g), Đa sâm (320g), Xuyên khung ( 200g)
- Thực hiện: Tất cả các vị trên thái nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trắng 35-40 độ. Sau 5 ngày có thể sử dụng. Mỗi lần uống 20-30ml.
Ngoài ra, để giảm đau xương, có thể dùng đỗ trọng để chế biên cùng với các món ăn như: gan hầm, gà hầm…
2.11. Độc hoạt
Độc hoạt là tên gọi để chỉ thân và rễ của nhiều loại cây khác nhau. Trong đó có: Xuyên độc hoạt, Hương độc hoạt, Ngưu vĩ độc hoạt, Cửu nhãn độc hoạt,…Độc hoạt có vị cay, tính ôn, chuyên dùng trong các trường hợp đau nhức khớp xương và lưng gối. Tuy nhiên loại thảo dược này không thích hợp cho những người âm hư hỏa vượng.
– Cách dùng độc hoạt chữa phong thấp mãn tính
- Chuẩn bị: Đọc hoạt (12g), Tầm gửi dâu (8g), Tần giao (8g), Sinh địa (8g), Xuyên khung (8g), Nhân sâm (8g)
- Thực hiện: Tất cả đém sắc với 1 lít nước, uống hàng ngày.
2.12. Đương quy
Đương quy là loài cây thân thảo lớn, sống lâu năm với chiều cao cây từ 40-80cm, thân cây hình trụ, màu tím, có rãnh dọc.
Đương quy có vị ngọt hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm. Đây là loại cây chữa bệnh đau nhức xương khớp với tác dụng chống viêm, giảm đau, an thần, tăng lưu lượng máu.
– Bài thuốc xoa trị viêm khớp từ đương quy
- Chuẩn bị: Đương quy (12g), Độc hoạt (12g), Khương hoạt (12g), Thiên niên kiện (10g), Hồng hoa (8g).
- Thực hiện: Các vị dược liệu tán nhỏ, ngâm cùng 1 lít rượu trắng. Sau khoảng 7-10 ngày có thể sử dụng.
- Lấy rượu thấm vào vải cotton rồi xoa nóp lên vùng bị đau. Tuyệt đối không dùng uống.
2.13. Tục đoạn
Tục đoạn còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Sâm nam, Sơn cân thái, Oa thái, Rễ thái. Tục đoạn có vị ngọt, đắng, cay. Người ta sẽ đào lấy củ tục đoạn, rửa sạch, sấy khô để làm thuốc. Dược liệu này có nhiều tác dụng như: bổ can thận, mạnh gân cốt, thông huyết mạch, trị đau xương khớp, lợi sữa, an thai, cầm máu,…
Cách sử dụng tục đoạn chữa sưng đau xương khớp, bong gân
- Chuẩn bị: Tục đoạn, Nhữ hương, Hồng hoa, Đương quy, Một dược: mỗi thứ 12g; Mộc hương: 8g.
- Thực hiện: Đem tất cả tán thành bột mịn, mỗi loaanf pha nước dùng 12g, ngày dùng 2-3 lần.
- Có thể pha với rượu dấm đắp bên ngoài vị trí viêm sưng.
3. Lưu ý của chuyên gia
Để việc điều trị bằng các loại cây chữa bệnh xương khớp mang lại hiệu quả, chuyên gia khuyên người bệnh nên thực hiện theo các lưu ý dưới đây.
3.1. Khi sử dụng các loại cây chữa xương khớp
- Phương pháp này chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ, mới xuất hiện triệu chứng. Nếu tình trạng bệnh diễn biến nặng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
- Không nên tự ý sử dụng các loại cây này khi chưa tham vấn ý kiến của bác sĩ vì tùy từng tình trạng bệnh của mỗi cá nhân mà sẽ có cách sử dụng khác nhau.
- Để đảm bảo dược tính của các loại cây cần thu hái đúng mùa, đúng lúc, đúng bộ phận, đúng cách thức bào chế, sử dụng.
- Người bệnh cần kiên trì, không nóng vội vì cần có thời gian để các loại cây chữa bệnh xương khớp này phát huy tác dụng.
- Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên ngưng sử dụng ngay.
3.2. Khi kết hợp với các phương pháp khác
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi áp dụng đồng thời các biện pháp chữa bệnh xương khớp khác.
- Giữ chế độ sinh hoạt khoa học, ăn ngủ đúng giờ, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, tránh để thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên xương khớp.
- Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp như: rau có màu xanh đậm, trái cây có múi, sữa, ngũ cốc,…
- Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, chiên xào, nhiều đường, muối.
- Kiêng bia, rượu, nước ngọt có ga, chất kích thích.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng sự dẻo dai cho cơ thể.
Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại cây chữa bệnh xương khớp hiệu quả, phổ biến và những lưu ý khi sử dụng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ tới hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia giải đáp.
XEM THÊM: