Thuốc điều trị bệnh nấm móng tay | BvNTP

Bệnh nấm móng xảy ra khi một hoặc nhiều móng tay nhiễm nấm. Thuốc điều trị bệnh nấm móng tay thường được chia thành hai loại là thuốc uống và thuốc bôi ngoài da. Nấm móng tay tuy không nguy hiểm nhưng gây mất vệ sinh, thẩm mỹ và có nguy cơ tái phát cao, vì vậy cần phát hiện sớm và lựa chọn đúng phương pháp điều trị.

Thuốc điều trị bệnh nấm móng tay thường được chia thành hai loại là thuốc uống và thuốc bôi ngoài da.

Thuốc điều trị bệnh nấm móng tay thường được chia thành hai loại là thuốc uống và thuốc bôi ngoài da.

Nếu các phương pháp tự điều trị không hiệu quả, các bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh nấm móng tay.
– Thuốc kháng nấm đường uống: đây là một loại thuốc điều trị bệnh nấm móng tay được áp dụng khá phổ biến. Nghiên cứu cho thấy hai loại thuốc điều trị hiệu quả nhất là terbinafine (Lamisil) và itraconazole (Sporanox). Những loại thuốc này giúp hình thành móng mới miễn nhiễm với nấm, đồng thời dần dần thay thế các phần bị nhiễm bệnh.

Thuốc kháng nấm đường uống là loại thuốc điều trị bệnh nấm móng tay thường được sử dụng phổ biến.

Thuốc kháng nấm đường uống là loại thuốc điều trị bệnh nấm móng tay thường được sử dụng phổ biến.

Loại thuốc thường được sử dụng trong 6 – 12 tuần. Tuy nhiên hiệu quả của thuốc kháng nấm đường uống chỉ được xác nhận khi móng mọc trở lại hoàn toàn. Nhiều trường hợp có thể mất 4 tháng hoặc lâu hơn để loại bỏ nhiễm trùng.
Tỷ lệ điều trị thành công của  loại thuốc ở những người trên 65 tuổi thấp hơn và cơ hội điều trị thành công được cải thiện khi người bệnh kết hợp với thuốc bôi.
Thuốc kháng nấm đường uống có thể gây ra các tác dụng phụ khác nhau, từ phát ban da đến tổn thương gan. Do đó loại thuốc này được hạn chế sử dụng cho những người bị bệnh gan hoặc suy tim sung huyết.
– Sơn móng tay diệt nấm: bác sĩ có thể kê đơn một loại sơn móng tay diệt nấm có tên là Ciclopirox (Penlac). Người bệnh cần bôi thuốc lên vùng móng bị bệnh và a xung quanh 1 lần/ngày. Sau 7 ngày dùng cồn lau sạch lớp cũ và bôi lớp mới. Có thể phải dùng loại thuốc điều trị bệnh nấm móng này trong 1 năm hoặc nhiều hơn để loại trừ bệnh.

Người bệnh sẽ bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng sau khi rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng.

Người bệnh sẽ bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng sau khi rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng.

– Thuốc bôi: bác sĩ có thể kê đơn một loại thuốc bôi để người bệnh bôi lên bề mặt móng và quanh móng sau khi rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng. Cần sử dụng 2 – 3 lần/ngày, ít nhất là trong vòng 3 tháng.
Ngoài ra còn có thể phẫu thuật cắt bỏ móng cũ để móng mới mọc lên thay thế nếu  bệnh nấm móng tay nghiêm trọng và gây nhiều khó chịu cho người bệnh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Rate this post

Viết một bình luận