Nấc cụt (nấc) là tình trạng thường gặp ở các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Những cơn nấc ở trẻ diễn ra là do cơ hoành bị kích thích không liên tục. Đồng thời, nắp thanh âm bị đóng lại đột ngột. Đây được xem là một biểu hiện sinh lý bình thường; và có đôi phần “thú vị”. Hiện tượng nấc đã xuất hiện từ khi bé còn trong bụng mẹ. Trái ngược với người lớn; nấc cụt không thường gây khó chịu cho trẻ.
1. Bé sơ sinh bị nấc cụt phải làm sao để trị dứt điểm ngay tại nhà?
Chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần phải hết sức cẩn thận vì lúc này cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện; còn rất non nớt. Dưới đây là một số cách, mẹ có thể tham khảo:
1.1 Thay đổi tư thế cho con bú nếu bé sơ sinh nấc cụt
Bé sơ sinh bị nấc cụt phải làm sao? Nếu thấy con nấc cụt nhiều mẹ thử thay đổi tư thế bú cho bé theo 2 hình thức như sau:
Đối với trẻ bú mẹ trực tiếp:
-
Mẹ có thể cho bé nằm nghiêng hoặc để bé tự nghiêng đầu khi bú.
-
Đồng thời, sau khi bé bú xong; mẹ nên giữ cho bé ngồi thẳng lưng khoảng 15 phút.
-
Mẹ kết hợp với việc xoa nhẹ lưng để giúp bé ợ hơi.
Đối với trẻ bú bình:
-
Mẹ giữ cho đầu của bé được nâng lên cao. Giữ bé ở tư thế nằm ngửa, đầu hơi cao. Tư thế này giúp bé nuốt và thở, trong khi trọng lực giúp mang sữa hoặc thức ăn xuống dạ dày của bé.
-
Mẹ phải đặt bình sữa một cách chính xác, giữ bình sữa nằm ngang, song song với sàn nhà. Sau đó, hãy nghiêng chai khi cho trẻ bú để sữa lấp đầy toàn bộ núm vú.
-
Tư thế cho trẻ bú bình đúng chuẩn là bình sữa và bé tạo thành một góc 45 độ; điều này cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng sữa trong bình.
-
Ngoài ra, để con không nấc, mẹ thường xuyên kiểm tra bình sữa xem là núm vú có bị thủng hay bị rách to không. Vì đó có thể là một trong số nguyên nhân khiến không khí trà vào trong bình gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt.
1.2 Bé sơ sinh bị nấc cụt phải làm sao? Mẹ nên sử dụng núm vú giả
Không phải lúc nào trẻ sơ sinh bị nấc cũng bắt đầu từ việc cho bú. Khi bé bắt đầu nấc; mẹ hãy thử cho bé bú núm vú giả vì điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành; và có thể cải thiện hiện tượng nấc cụt.
Tuy nhiên, trước khi cho con ngậm ti giả mẹ nên vệ sinh đầu ti giả thật kỹ. Để an toàn hơn nữa, mẹ rửa ti giả bằng xà phòng rồi cho vào nước sôi lầm nữa để tiệt trùng nhằm giảm thiểu tối đa những nguy cơ nhiễm khuẩn cho con.
1.3 Cho trẻ ợ thường xuyên cũng là mẹo chữa nấc cụt cho bé sơ sinh
Bé sơ sinh bị nấc cụt phải làm sao? Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho rằng; đối với trẻ sơ sinh bú bình; tốt nhất mẹ nên cho bé ợ hơi. Động tác này không chỉ hiệu quả sau khi bú mà còn cả trong lúc con đang bú.
2 tư thế giúp mẹ ợ hơi cho bé đơn giản: