Du lịch tâm linh (tiếng Anh: Spiritual tourism) thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần.
22-11-2019
22-11-2019
22-11-2019
22-11-2019
22-11-2019
Hình minh hoạ (Nguồn: malaymail)
Du lịch tâm linh
Khái niệm
Du lịch tâm linh trong tiếng Anh được gọi là Spiritual tourism.
Du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần.
Theo cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác.
Theo đó, du lịch tâm linh mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi đi du lịch.
Phân loại
Du lịch tâm linh hiện nay được thể hiện trên nhiều cung bậc, nhiều dạng
– Dạng thứ nhất, đó là những hoạt động tham quan, vãn cảnh tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Đây là dạng hẹp nhất, chưa thể hiện được ý nghĩa của hoạt động du lịch này nhưng lại là hoạt động phổ biến nhất hiện nay;
– Dạng thứ hai được mở rộng hơn với cách hiểu là tìm đến các địa điểm, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bên cạnh tham quan vãn cảnh thì còn để cúng bái, cầu nguyện. Dạng này có mở rộng hơn nhưng mới chỉ phù hợp với những đối tượng có theo tôn giáo, tín ngưỡng;
– Dạng thứ ba có mục đích chính là tìm hiểu các triết lí, giáo pháp khiến cho con người trầm tĩnh, để tâm hồn thư thái, cải thiện sức khỏe và cảm nhận chính bản thân mình
Đặc điểm du lịch tâm linh tại Việt Nam
– Du lịch tâm linh gắn với tôn giáo và đức tin và ở Việt Nam, trong đó Phật giáo có số lượng lớn nhất (chiếm tới 90%) cùng tồn tại với các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Cao đài, Hòa Hảo…
– Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vị anh hùng dân tộc, những vị tiền bối có công với nước, dân tộc (Thành Hoàng) trở thành du lịch về cội nguồn dân tộc với đạo lí uống nước nhớ nguồn.
– Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, tri ân báo hiếu đối với bậc sinh thành.
– Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với những hoạt động thể thao tinh thần như thiền, yoga hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinh thần, đặc trưng và tiêu biểu ở Việt Nam mà không nơi nào có đó là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
– Ngoài ra du lịch tâm linh ở Việt Nam còn có những hoạt động gắn với yếu tố linh thiêng và những điều huyền bí
– Đặc điểm tiếp theo có thể dễ dàng nhận thấy, du lịch tâm linh có tính mùa vụ rõ nét. Vào mùa cao điểm nhất là dịp các sự kiện, lễ hội lớn được tổ chức tại các không gian văn hóa tâm linh vấn đề sức chứa là vấn đề cần được tính toán kĩ lưỡng cho hoạt động du lịch tâm linh.
(Tài liệu tham khảo: Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, Tập 19, 2016, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn)
Theo
Dòng Vốn Kinh Doanh
Link bài gốc
https://dongvon.doanhnhanvn.vn/du-lich-tam-linh-spiritual-tourism-la-gi-phan-loai-va-dac-diem-4220191122142521995.htm