Ý nghĩa chữ Nhẫn trong tiếng Hán và cuộc sống người Việt

Chữ Nhẫn mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống. Tìm hiểu về ý nghĩa của chữ Nhẫn và nếp sống nhẫn nhịn của người Việt.

Ông cha ta thường nói: Một điều nhịn – Chín điều lành. Lối sống nhẫn nhịn để cuộc sống bình an đã được truyền từ xa xưa và trở thành một phần tính cách người Việt. Cùng tiếng Trung THANHMAIHSK tìm hiểu về ý nghĩa chữ nhẫn trong tiếng Hán và cuộc sống của người Việt nha!

Những ý nghĩa chữ Hán trong cuộc sống

Ý nghĩa chữ Nhẫn trong tiếng Hán

Chữ 忍“ Nhẫn”: Kiên nhẫn, Nhẫn nhịn, Nhẫn nại. Thậm chí Nhẫn nhục. Nhẫn 忍 trong chữ Hán được ghép bởi 2 chữ: 刀(Đao) ở trên và chữ 心(Tâm) ở dưới. Đao đâm vào tim mà vẫn sống là nhờ biết tự kiềm chế, biết nhẫn nhịn.

Tuy nhiên, trong từ điển Hán – Việt, cụ Đào Duy Anh giải thích: chữ 忍(Nhẫn) gồm chữ 刃( Nhận”). Chứ không phải chữ “Đao” ở trên, chữ 心“Tâm” ở dưới. “Nhận” có nghĩa là mũi dao nhọn.

Có một vị giáo sư học vấn uyên thâm cho rằng: Không phải chữ “Nhận” mà cũng không chỉ có chữ “Đao”. Tinh ý thì sẽ thấy trong chữ Nhẫn có một nét phẩy của bộ丿“phiệt” dưới chữ 刀 “Đao”. Đó là chữ 乂(刈)- chữ “Nghệ” ẩn. 刈“ Nghệ” tức là tài giỏi. Vậy chữ “Nhẫn” gồm ba chữ 刀,乂(刈), 心 là “Đao”, “Nghệ”, “Tâm” hợp thành.

hinh-anh-y-nghia-chu-nhan-trong-tieng-han-va-cuoc-song-nguoi-viet-2Cách viết chữ Nhẫn trong tiếng Hán (tiếng trung)

Giáo gươm đâm vào tim thì đau đớn biết nhường nào! Thế nhưng, nếu biết cách chế ngự, có tài nghệ vượt qua thì được Tâm bình, luôn An lạc. Đặc biệt, sẽ thành công trong mọi lĩnh vực và được all mọi người tin yêu, quý mến.

Chữ Nhẫn trong kinh Phật

Định Nghĩa: Nhẫn là nhẫn nhục, là nhịn, là chịu đựng phần kém về mình, phần thiệt thòi về mình. Đây là pháp tu của Bồ Tát: bố thí trì giới…mà mục đích là tu và độ chúng sanh( lợi mình lợi người),

Nếu không biết nhẫn thì trong tâm hồn luôn có một ngọn lửa; chờ gió nhẹ thổi tới là bùng cháy. Khi mà cháy thì các vị biết cái gì rồi, nhiều người không hiểu nói nhẫn là nhục lắm… đó chỉ là sự đè nén, chịu đựng… nếu vậy chưa phải là nhẫn.

Nhẫn nhục là giữ thái độ hòa hiếu, hóa giải những phiền não do sự sân giận đem lại. Và khi sân giận mang lại, hầu như không có kết quả tốt đẹp như câu ngạn ngữ “giận quá mất khôn” mà chúng ta từng nghe.

Một vài phương pháp tu chữ Nhẫn trong kinh Phật:

  1. Niệm Phật: luôn thường xuyên niệm Phật thường ngày. Chúng ta tập niệm Phật, Bồ Tát, vì lúc đó nhất tạm niệm Phật, sẽ mang đến sự tập trung vào chánh pháp, không thèm để ý đến những sự việc bên ngoài
  2. Quán tưởng: (mổ xẻ) trong đời sống cái gì cũng có mặt tốt và xấu của nó. Khi gặp cảnh chúng ta chia làm hai phần: phần xấu thì mình quán, đây là nghiệp của họ, không ngu gì mà phải hơn thua phần này. Bên cạnh đó, còn có cái tốt thì giữ cái tốt để giao lưu với họ, quán xem trong sự việc này có lỗi của mình…không đời này cũng đời quá khứ. Và không thì nghĩ đến cái đám tang (vô thường) vừa đi tiển đưa hôm qua, hay vào nghĩa trang mà nhìn
  3. Không cố chấp: coi như trình độ nghiệp lực ngay cỡ đó thì họ ăn nói, hành động cỡ đó, và mình là người gặp phải nghiệp, chuyển sang từ thiện, tụng kinh, làm một việc gì đó, nhớ là đừng đi nhậu, hay tự vẫn nhé!

Nuôi dưỡng từ bi và quyết tâm hành trì:

Khi một đứa trẻ khóc ré tức giận, thì đâu thể mắng mỏ nó, mà thương nó, và tìm hiểu xem nó đang cần gì, để có thể đáp ứng cho nó. Và nếu không đáp ứng được thì thương cho nó, nó khóc riết rồi sẽ không tốt cho sức khỏe hay bản tánh của nó. Cũng vậy khi ai đó hành động không tốt với ai đó, hay với chính mình, thì khởi lòng thương họ vì họ đang tạo nhân ác, và quả của họ sẽ khổ đau, và chết bị rơi vào địa ngục.

Chúng ta biết rồi ý nghĩa của chữ Nhẫn, thì từ đây về sau cố gắng tu tâm dưỡng tánh, quy y tam bảo, sống theo lời Phật dạy, theo chính sách pháp luật của nhà nước, nhất định chúng ta sẽ có một cuộc sống an lạc vui tươi cho đời sống hiện tại và mãi mãi về sau.

Chữ Nhẫn trong cuộc sống của người Việt

Nhẫn là đặc trưng của nền văn minh Đông Á, trở thành quy tắc ứng xử từ gia đình đến xã hội. Việt Nam – nước có nền văn hoá nông nghiệp với đặc điểm trọng tình khiến người Việt Nam lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử. Do đó, người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn để giữ được thuận hòa. Cũng bởi vậy chữ Nhẫn có một ý nghĩa, vị trí rất quan trọng trong nếp sống của người Việt. Một gia đình có êm ấm, hòa thuận hay không phần lớn  do sự nhẫn nhịn quyết định.

Cái gốc trăm nết
Nết nhẫn nhịn là cao
Cha con nhẫn nhịn nhau
Vẹn tròn đạo lý
Vợ chồng nhẫn nhịn nhau
Con cái khỏi bơ vơ
Anh em nhẫn nhịn nhau
Trong nhà thường êm ấm
Bạn bè nhẫn nhịn nhau
Tình nghĩa chẳng phai mờ…

Một gia đình có nhiều nhân khẩu cùng chung sống dưới một mái nhà, nếu không có được sự nhẫn nhịn thì khó mà hoà hợp được. Đạo lý ấy cũng đúng trong một đất nước.

Người có thể nhẫn nhịn nhau vì gia đình như vậy thì cũng có thể biết cách nhẫn nhịn, ứng xử khéo léo ngoài xã hội. Nhẫn nhịn chính là cái cột chống đỡ cho tinh thần đua tranh. Nếu lúc nào cũng nghĩ đến sự nhẫn nhịn thì thắng không kiêu, bại không nản, có thể tiến, có thể lui theo ý muốn của mình.

Trên đây là một số ý nghĩa của chữ Nhẫn trong cuộc sống. Ai có đức tính này sẽ có cuộc sống bình an. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn.

Xem thêm:

ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY

Rate this post

Viết một bình luận