7 loại lá xông cảm cúm có sẵn trong vườn nhà bạn
Thứ Tư ngày 09/05/2018
Các loại lá xông cảm cúm vừa dễ tìm vừa hiệu quả giải cảm nhanh. Áp dụng phướng pháp xông hơi trị cảm bằng lá này cơ thể bạn sẽ khỏe lên trông thấy sau lần áp dụng đầu tiên.
Các loại lá xông cảm cúm được sử dụng từ ngàn xưa. Phương pháp chữa bệnh này dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt bằng cách làm cho cơ thể tiết ra mồ hôi, giúp nhanh phục hồi sức khỏe.
Tác dụng của xông hơi
Thời tiết giao mùa với độ ẩm cao là môi trường rất thuận lợi cho các bệnh cảm cúm phát triển. Mắc bệnh cảm, người dân vẫn thường mua thuốc trị cảm và thuốc kháng sinh về uống. Theo khuyến cáo về y tế, cảm cúm do nhiễm virus gây ra, không nên uống các loại thuốc kháng sinh.
Hơi nước trong nồi nước xông làm giãn mạch ngoại biên
Hơi nước trong nồi nước xông làm giãn mạch ngoại biên
Bồi dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng sẽ giúp chống bệnh hiệu quả. Dùng các loại lá xông cảm cúm chính là cách điều trị hiệu quả.
Theo quan niệm chữa bệnh dân gian, nhiệt độ cơ thể ổn định là nhờ sự lưu thông ở tuyến da. Khi bị cảm, lỗ chân lông bị hàn tà bít lại gây tắc lại. Nhiệt độ cơ thể tăng lên, gây ra các triệu chứng sốt, đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng, khó chịu, đau nhức toàn thân…
Hơi nước trong nồi nước xông làm giãn mạch ngoại biên, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài. Do đó xông được coi là cách chữa cảm cúm hiệu quả.
Tinh dầu trong các loại thảo dược theo hơi nước qua niêm mạc mắt, mũi, tai, da… Nhờ đó, làm thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang giúp giảm đau, chống viêm, bớt đau đầu, chóng mặt, khó thở…
Sau khi xông hơi, người bệnh cảm thấy nhẹ người, thở dễ dàng hơn.
Các loại lá xông cảm cúm có sẵn trong vườn nhà bạn
Các loại lá nấu nước xông chứa tinh dầu giúp giải cảm, tiêu độ, hiệu quả cho cả cảm mạo và cảm cúm. Một bó lá xông thường có: Lá bưởi, cúc tần, hương nhu, ngải cứu, tía tô, lá sả, lá tre, lá chanh, tía tô, kinh giới, bạc hà,…
- Lá tre: Giải nhiệt, tiêu đờm, thanh tâm, ra mồ hôi, sát khuẩn…
- Lá sả: Tốt cho tiêu hóa, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, chữa tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa
- Lá bưởi: Trị cảm, tiêu thực
Lá bưởi có tác dụng trị cảm cúm, tiêu thực
Lá bưởi có tác dụng trị cảm cúm, tiêu thực
- Ngải cứu: Điều hòa khí huyết
- Bạc hà: Sát khuẩn, chống viêm
- Tía tô: Khu phong trừ hàn, trị cảm mạo
- Hương nhu: Thanh nhiệt giải biểu, hành khí, chỉ thống trường, trừ thấp; chữa cảm mạo, nhức đầu, ra mồ hôi…
Cách thức xông thế nào cho đúng?
Khi xông, lỗ chân lông sẽ mở to, người bệnh nên được bố trí trong phòng kín không có gió lùa kẻo nhiễm phong hàn.
Các loại lá xông cảm cúm rửa sạch, cho vào nồi đổ nước xâm xấp. Đậy kín nắp vung và đun sôi.
Bệnh nhân trùm kín chăn, xông từ 15-20 phút. Có thể cho vào nồi nước sôi vài giọt tinh dầu tràm, bạc hà hoặc dầu gió. Tinh dầu này nhanh chóng xâm nhập lỗ chân lông và giúp mau khỏe.
Khi xông, lỗ chân lông sẽ mở to
Khi xông, lỗ chân lông sẽ mở to
Sau đó, người bệnh dùng khăn khô đã chuẩn bị sẵn thấm mồ hôi thật sạch, lau khô người mới mặc quần áo vào. Tuyệt đối không được tắm ngay, hoặc đụng vào nước lạnh. Nên chuẩn bị bát cháo nóng giải cảm với nhiều tiêu, hành, lá tía tô…
Việc sử dụng các loại lá xông cảm cúm nguồn gốc tự nhiên tốt cho cơ thể, giải độc và giúp cơ thể phục hồi nhanh khỏi những khó chịu do bệnh gây ra.
Thu Hà
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.