Dưa chuột có chất xơ không? là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, dưa chuột không chỉ giàu chất xơ mà còn có rất nhiều dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp độc giả hiểu rõ hàm lượng và những lợi ích của chất xơ có trong quả dưa chuột.
Hàng triệu trẻ em đã phát triển
khả năng ngôn ngữ của mình
thông qua các ứng dụng học tập
của Monkey
Đăng ký ngay để được Monkey tư vấn miễn phí về sản phẩm và lộ trình học cho con.
Quả dưa chuột có chất xơ không?
Dưa chuột (hay còn gọi là dưa leo), một món ăn rất đỗi quen thuộc trong bữa cơm gia đình của người Việt. Tuy nhiên, loại trái cây này có thành phần dinh dưỡng nào? Dưa chuột có chất xơ không lại là điều mà ít ai biết đến.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trung bình 142g dưa chuột sống sẽ chứa 1g chất xơ. Như chúng ta đã biết, chất xơ gồm 2 loại chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Cả hai loại chất này đều rất tốt đối với sức khỏe và cùng tồn tại trong dưa chuột.
Trong đó, chất xơ hòa tan làm nhiệm vụ nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt ở đường ruột, giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,…bằng cách đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, chất xơ tan còn tạo cảm giác no lâu, làm vơi đi cảm giác thèm ăn. Điều này có ý nghĩa rất lớn với những người đang giảm cân.
Tương tự như chất xơ hòa tan, chất xơ không hòa tan cũng tăng khả năng lên men của ruột già, ngăn cản cơ thể hấp thu chất độc có trong thực phẩm. Loại chất xơ này còn giúp điều hòa đường huyết, phòng chống cholesterol trong máu tăng cao và nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác.
Ngoài chất xơ, trong 142g dưa chuột dưa chuột còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng khác như: nước, protein, canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, carbohydrate, các loại vitamin A, C, K,…và chất chống oxy hóa khác. Các thành phần dinh dưỡng này kết hợp với chất xơ trong quả dưa chuột sẽ tạo ra rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người khi chúng ta ăn.
Lợi ích của quả dưa chuột đối với sức khỏe con người
Như chúng ta đã biết, dưa chuột là một trong những thực phẩm giàu chất xơ. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh, các thành phần dinh dưỡng có trong quả dưa chuột bao gồm chất xơ có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể con người.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Theo Hiệp Hội Tim Mạch Mỹ (AHA), chất xơ có khả năng duy trì nồng độ cholesterol trong máu và phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch. Cùng với chất xơ, thành phần cucurbitacins và sterols trong quả dưa chuột cũng có tác dụng phòng ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch – căn bệnh gây ra bởi sự tăng cao của nồng độ cholesterol.
Bên cạnh đó, chất xơ, magie và kali còn có tác dụng điều hòa huyết áp, giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ,… Vì vậy, chúng ta không nên bỏ lỡ món trái cây “ngon, bổ, rẻ” này trong các bữa ăn hàng ngày.
Tiêu hóa tốt và hỗ trợ giảm cân
Thành phần chính của dưa chuột là nước chiếm đến 95%, trong khi hàm lượng calo và chất béo lại rất thấp. Hơn nữa, thành phần chất xơ còn có tác dụng giữ nước, tạo cảm giác lâu no lâu khiến cho người ăn không cảm thấy thèm ăn. Nhờ vậy, ăn dưa chuột đều đặn hàng ngày sẽ góp phần giúp giảm cân hiệu quả, cải thiện vóc dáng.
Đặc biệt, vai trò chính của chất xơ trong dưa chuột là cải thiện chức năng tiêu hóa tốt hơn. Các chất độc hại có trong thức ăn sẽ được ngăn cản hấp thu vào cơ thể, đồng thời nhanh chóng được đào thải ra ngoài nhờ sự hỗ trợ của chất xơ. Vì vậy, người chịu khó ăn dưa chuột sẽ giảm nguy cơ bị táo bón, đầy hơi, khó tiêu, ung thư trực tràng,…
Phát triển hệ xương và tốt cho hệ thần kinh
Trong dưa chuột có chứa khoảng 19,9 mg canxi và 10,2 mcg vitamin K. Đây là hai thành phần dinh dưỡng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
Ngoài tác dụng với xương khớp, vitamin K còn giúp đông máu và hỗ trợ điều trị các tổn thương thần kinh. Từ đó, các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện như: đau đơn, ngứa, tê liệt, nhạy cảm,…
Bù nước cho cơ thể
Như đã nói ở trên, dưa chuột chứa hàm lượng nước rất lớn. Trong khi đó, nước là thành phần không thể thiếu của cơ thể khi nó chiếm đến 70%, nắm giữ nhiều vai trò quan trọng như:
-
Điều hòa nhiệt độ cơ thể
-
Vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến tế bào
-
Chuyển hóa thức ăn thành năng lượng
-
Làm sạch phổi và bảo vệ sức khỏe của phổi
-
Giúp khớp trơn tru, hạn chế xảy ra các tổn thương khớp
-
Cấu thành hệ não bộ và cơ bắp.
Vì vậy, bạn có thể kết hợp ăn dưa chuột hàng ngày để đáp ứng nhu cầu lượng nước hàng ngày của cơ thể. Điều này nhằm đảm bảo các cơ quan, bộ phận có thể thực hiện các nhiệm vụ một cách tốt nhất, giảm thiểu nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Cải thiện làn da, ngăn ngừa oxy hóa
Hàm lượng nước cao cùng với các loại vitamin A, C, B và chất chống oxy hóa có trong dưa chuột có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa. Từ đó giúp cho làn da căng bóng, mịn màng hơn. Bạn có thể tận dụng dưa chuột để chăm sóc da bằng cách ăn hoặc thái dưa chuột thành lát mỏng và đắp trực tiếp lên mặt hàng ngày.
Phòng ngừa bệnh ung thư
Các chuyên gia y tế cho biết, các thành phần trong dưa chuột đều đóng góp vai trò nhất định để giúp cơ thể chống lại nhiều căn bệnh ung thư. Điển hình như chất xơ giúp phòng bệnh ung thư đại tràng; cucurbitacins phòng bệnh ung thư cơ quan sinh sản; lignan phòng ngừa ung thư vú, ung thư buồng trứng, tử cung và tuyến tiền liệt.
Có thể thấy, dưa chuột không chỉ là một món ăn thanh mát mà còn rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe mà giá mua lại rất rẻ. Không có lý do gì để chúng ta có thể từ chối món ăn này.
Những nguy hiểm có thể xảy ra khi ăn dưa chuột
Chúng ta không thể phủ nhận dưa chuột mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, cái gì “quá” cũng không tốt và dưa chuột cũng vậy. Nếu ăn quá nhiều sẽ không tránh khỏi những rủi ro về sức khỏe. Dưới đây là những rủi ro có thể xảy ra khi ăn dưa chuột không đúng cách mà bạn cần lưu ý.
Máu đông
Do hàm lượng vitamin K trong dưa chuột tương đối cao nên có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu của cơ thể khi ta ăn quá nhiều. Đặc biệt là với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu không nên ăn dưa chuột.
Dị ứng
Trong dưa chuột có rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Vì vậy rất khó tránh khỏi một số trường hợp dị ứng với các thành phần đó, dẫn đến hiện tượng dị ứng sau khi ăn dưa chuột. Các biểu hiện dị ứng có thể xuất hiện như ngứa ngáy, sưng trong miệng, khó thở,…Trường hợp này nếu muốn ăn dưa chuột có thể chế biến dưa chuột chín thay vì ăn sống.
Xem thêm:
Gặp vấn đề về tiêu hóa
Ngoài ra, chất cucurbitacin có trong dưa chuột còn có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu nếu chúng ta ăn một lượng lớn dưa chuột cùng thời điểm. Để tránh tình trạng dị ứng sau khi ăn dưa chuột, bạn nên ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều cùng một lúc.
Mất cân bằng lượng nước trong cơ thể
Ăn quá nhiều dưa chuột còn có thể gây ra tác hại lớn khác chính là mất cân bằng lượng nước trong cơ thể. Do lượng nước trong dưa chuột chiếm tới hơn 90% nên việc ăn nhiều sẽ dẫn đến tần suất đi tiểu tăng lên nhiều, nguy cơ bị mất nước và chất điện giải của cơ thể.
Trong khi đó, nếu lượng nước trong cơ thể tăng lên cao hơn khối lượng của máu sẽ khiến tim và các mạch máu phải chịu nhiều sức ép. Dấu hiệu nhận biết của vấn đề này là khó thở, nhức đầu. Nghiêm trọng hơn có thể khiến sức khỏe của tim bị suy giảm do ăn quá nhiều dưa chuột.
Những điều cần lưu ý khi ăn dưa chuột để tránh rủi ro
Dưa chuột là món ăn ngon và bổ dưỡng, tuy nhiên trong một số trường hợp nếu không biết ăn đúng cách có thể gặp các vấn đề không tốt cho sức khỏe. Để phòng tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề khi ăn dưa chuột như sau:
-
Rửa sạch dưa leo trước khi ăn: Tình trạng phun thuốc trừ sâu cho dưa chuột ngày nay rất phổ biến. Vì vậy, trước khi ăn chúng ta nên ngâm với nước muối khoảng 15 phút và gọt bỏ vỏ để phòng tránh nguy cơ bị ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật.
-
Ăn dưa với một lượng vừa đủ: Theo lời khuyên của các chuyên gia, mỗi ngày chúng ta chỉ nên ăn từ 1-2 quả dưa chuột để cơ thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả nhất. Đặc biệt, ăn vừa đủ sẽ giúp tránh được các rủi ro như mất nước, ngộ độc,…có thể xảy ra.
-
Ăn cả phần đuôi của quả dưa chuột: Phần đuôi của dưa chuột thường có vị đắng khiến nhiều người không thích và cắt bỏ. Tuy nhiên, các dinh dưỡng trong đó lại có tác dụng chống viêm dạ dày, kích thích sản xuất các enzym tiêu hóa, bảo vệ gan túi mật,…rất hiệu quả. Ngoài ra, một số nghiên cứu trên động vật còn cho thấy, chất này còn hỗ trợ chống lại các khối u lớn.
-
Tránh ăn dưa leo với lạc, cần tây, ớt, mướp đắng, rau cải,…vì các enzyme trong dưa leo có thể gây tiêu chảy, đồng thời phá hủy hàm lượng vitamin C trong các loại thực phẩm khác.
-
Người mắc bệnh gan, tim mạch, huyết áp cao hoặc có vấn đề về tiêu hóa không nên ăn dưa chuột muối vì chất nitrosamine sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Thêm vào đó, ăn dưa đóng hộp còn tiềm tàng nhiều chất độc hại khác cho cơ thể.
-
Lưu ý các trường hợp nên hạn chế ăn dưa leo để không làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn:
-
Người bị lạnh bụng, suy giảm chức năng thận.
-
Người bị bệnh viêm xoang hoặc các bệnh về hô hấp mãn tính.
Như vậy, bài viết này đã giải đáp thắc mắc dưa chuột có chất xơ không và chỉ ra những lợi ích cũng như tác hại của loại trái cây này đến sức khỏe. Monkey hy vọng những kiến thức này sẽ giúp độc giả biết cách tận dụng những lợi ích “vàng” của dưa chuột một cách tối ưu nhất để bảo vệ sức khỏe.
7 Health Benefits of Eating Cucumber – Ngày truy cập: 18/06/2022
https://www.healthline.com/nutrition/7-health-benefits-of-cucumber#TOC_TITLE_HDR_2