Vì sao gọi Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi quý báu? – Phật giáo

Đức Thế Tôn trong kinh Niệm Phật Ba La Mật thuyết: “Tam bảo là chỗ về nương tựa của muôn loài, là ngọn đèn phá tan mọi hắc ám, là con thuyền đưa chúng sinh qua thấu bờ bên kia.”

Tam bảo là gì?

Nhân loại thường cho vàng bạc, ngọc ngà châu báu hay quyền cao chức trọng là quý. Nhưng thử hỏi khi gặp chuyện mất mát đau thương, quyến thuộc xa lìa hoặc bị giặc cướp, bệnh tật trầm kha… thì các thứ ấy có thể làm vơi bớt nỗi khổ niềm đau cho ta được hay không?

Tam Bảo là ba ngôi quý báu; gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.

Phật là con người đã hoàn toàn tự tại, giải thoát nhờ phước huệ song tu với tinh thần vô ngã vị tha. Pháp là những lời dạy chân chính của Phật qua sự trải nghiệm trong tu chứng nên thấy rõ chúng sinh sống chết luân hồi đều do mình tạo lấy. Tăng là những người truyền thừa thay Phật hoằng dương Chánh pháp, sống trong tinh thần Lục hòa, đoàn kết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần chia vui sớt khổ, phục vụ vì lợi ích chúng sinh.

Vì sao gọi Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi quý báu?

Vì sao gọi Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi quý báu?

Tăng là những người hiến trọn đời mình cho mục đích trên cầu thành Phật, dưới hoằng hóa độ sanh vì lợi ích con người. Nhờ có chư Tăng, Ni thay Phật hoằng truyền những lời dạy của Ngài khiến cho Chánh pháp được mở mang rộng rãi đến với tất cả mọi người. Những ai hấp thu được tinh ba của Phật pháp sẽ ngày càng được an vui, hạnh phúc hơn và sẵn sàng an ủi, sẻ chia, giúp đỡ tha nhân vì tình người trong cuộc sống.

Nhưng Tăng cũng có nhiều loại, đại khái lược có ba là Bồ Tát Tăng, Thanh Văn Tăng và Phàm Phu Tăng. Đây là Tăng bảo chân chánh xứng đáng được mọi người y chỉ tu học và tôn kính cúng dường.

Phật, Pháp, Tăng là gì?

Phật tùy duyên giáo hóa và đã nhập Niết bàn, nay chỉ còn lại những lời vàng ngọc của Ngài. Chư Tăng thay Phật truyền trì Chánh pháp, hiến trọn đời mình cho sự nghiệp vì lợi ích chúng sinh.

Tăng phàm phu là những người chân thật nguyện hiến đời mình cho lý tưởng giác ngộ và giải thoát, đang kế thừa con đường Phật đạo, tuyên dương Chánh pháp giúp cho mọi người bớt khổ thêm vui, luôn làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Phàm phu Tăng tuy chưa thành tựu đạo quả nhưng vừa học, vừa tu, vừa hướng dẫn mọi người biết cách dứt ác làm lành nhờ tin sâu nhân quả nên chính vì vậy ai phát tâm cúng dường phàm phu Tăng vẫn được phước báo không thể nghĩ bàn.

Pháp là những lời dạy của Đức Phật để chúng sinh nương tựa vào giáo Pháp của Ngài

Thực tế trong cuộc đời này phàm phu Tăng là số đông gần gũi với chúng ta nhất. Phàm phu Tăng chân thật tu hành thuyết pháp độ sanh mang tinh thần của các vị thánh Tăng Bồ Tát và thánh Tăng Thanh Văn.

Phàm phu Tăng là số đông nên quý Phật tử dễ gần gũi và tiếp cận hơn, chúng ta vẫn học hỏi được những điều hay lẽ phải để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày.

Nói tóm lại, tin sâu Tam Bảo là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng. Khi chúng ta tin thì không nên thần tượng hóa vì thần tượng hóa dễ sụp đổ và mất tín tâm. Ta chỉ thấy thầy mình hay, thầy mình giỏi nên dễ dẫn đến tư tưởng phê bình, chỉ trích người khác, do đó làm mất đi sự hoà hợp trong Tăng đoàn gây sự chia rẽ.

Tăng là đoàn thể sống trong an vui, hòa hợp. Vì lợi ích số đông mà nhiều người cùng sống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim hiểu biết với tinh thần vô ngã vị tha.

Ý nghĩa và tầm quan trọng của Quy y Tam Bảo

Trong cõi đời vô thường này mới thấy đó nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con xinh mà nay đã tán gia bại sản, cửa nát nhà tan, con cái chia lìa. Duy chỉ có Tam bảo Phật-Pháp-Tăng mới giúp chúng ta vượt qua biển khổ sông mê, vươn lên vượt qua số phận tối tăm để làm mới lại chính mình bằng cách dứt ác làm lành, giữ tâm ý trong sạch nên mới gọi là ba ngôi báu.

Vì sao gọi Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi quý báu?

Vì sao gọi Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi quý báu?

Tam bảo là ngọn đèn sáng giúp cho con người vượt qua si mê, tối tăm, mờ mịt. Tam bảo có khả năng chuyển hóa phiền não, khổ đau thành an vui, hạnh phúc. Nhờ Tam Bảo ta biết được điều hay lẽ phải, biết rõ sự thật cuộc sống con người và muôn loài vật đều phải nương nhờ vào nhau mới bảo tồn mạng sống.

Chính vì vậy, người Phật tử chân chính cần phát triển lòng từ bi thương yêu bình đẳng đối với tất cả chúng sinh. Do đó, Tam bảo Phật-Pháp-Tăng như ba viên ngọc quý không gì có thể so sánh được. Và Tam bảo có sáu ý nghĩa không thể nghĩ bàn:

Một là nghĩa hy hữu, tức là hiếm có, khó được như vàng bạc, kim cương, ngọc quý… người nghèo không thể có được. Phật-Pháp-Tăng cũng lại như vậy, dù người ở sát bên chùa nhưng thiếu phước cũng khó gặp, không thể thân cận với Tam bảo để tu học nên gọi là hy hữu.

Ngôi báu thứ ba chính là Tăng Bảo, là những nhà tu hành dành trọn cuộc đời thực hành theo giáo pháp của Đức Phật, hướng đến sự giải thoát.

Hai là nghĩa ly cấu, tức lìa xa những việc xấu ác mà hay làm những việc thiện lành, tốt đẹp như ngọc ma ni trong sáng, sạch đẹp không tỳ vết, khó vấy bẩn. Phật-Pháp-Tăng cũng lại như vậy, giúp cho chúng ta xa lìa phiền não tham-sân-si nên gọi là ly cấu.

Ba là nghĩa thế lực, như châu báu ở thế gian có thế lực lớn giúp con người vượt qua nghèo khó, còn có thể dùng để trị bệnh trúng độc. Tam Bảo cũng lại như thế, có đủ Tam minh Lục thông tùy cơ ứng biến dứt kiếp nghèo khổ, giải thoát khỏi sanh tử luân hồi nên gọi là thế lực.

Bốn là nghĩa trang nghiêm, như châu báu ở thế gian làm đồ trang sức cho thân thể trở nên xinh đẹp, lộng lẫy, ai cũng muốn ngắm nhìn. Tam Bảo cũng lại như vậy, lấy nhân quả, nghiệp báo, nhân duyên làm nền tảng để giúp con người làm chủ bản thân, tâm trí trở nên sáng suốt, thanh tịnh, làm việc chân chính nên gọi là trang nghiêm.

Năm là nghĩa tối thắng, như châu báu ở thế gian quý hơn tất cả mọi vật nhưng xét cho cùng không quý bằng mạng sống con người. Tam Bảo cũng lại như vậy, là pháp thù thắng hơn hết có khả năng giúp đỡ mọi người vượt qua biển khổ sông mê, sống an vui, bình yên và hạnh phúc nên gọi là tối thắng.

Sáu là nghĩa bất biến (không thay đổi), như vàng ròng ở thế gian dù đập, nấu, mài, dũa vẫn không thay đổi bản chất. Tam Bảo cũng lại như vậy, người thân cận Tam Bảo tất được an vui, bình yên, hạnh phúc nhờ sống trở lại Phật tính sáng suốt nương nơi mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý nên không bị vô thường chi phối, nước không thể cuốn trôi, lửa không thể thiêu đốt, do đó gọi là bất biến.

Rate this post

Viết một bình luận