Phật Pháp Tăng



Phật Pháp Tăng



Thông Báo của Chủ nhiệm trang toaikhanh.com

Xin quý đọc giả đặc biệt lưu ý:

  1. Sư Giác Nguyên không quản lý và hoàn toàn không chịu trách nhiệm về trang toaikhanh.com.
  2. Cao-Xuân Kiên là chủ nhiệm, thiết lập, quản lý, và chịu trách nhiệm cho bất cứ những sai lạc về thông tin bài vở trên trang này.
  3. Khi cần chia sẻ những bài vở từ trang này chúng tôi kính xin yêu cầu quý vị giữ tên người chép bài và nêu rõ rằng bài có thể bị thiếu sót vì còn là bản nháp chưa được hiệu đính.
  4. Nhắn riêng các vị có hảo tâm hỗ trợ cho trang toaikhanh.com kính mong quý vị tiếp tục công trình ghi chép bài giảng của chúng ta.

Xin chân thành cảm ơn quý phật tử.

Cao Xuân Kiên

Chủ nhiệm trang toaikhanh.com
Email: admin@toaikhanh.com




tk ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
kalama ||
sách



Phật Pháp Tăng

Đúng ra tôn kính Phật, tôn kính Pháp và tôn kính Tăng là một; nhưng vì căn cơ của phàm phu thì đành phải chia ba mà nói chứ trong kinh Đức Phật Ngài chỉ nói có một. Thế nào trong quý vị cũng có người nhảy dựng lên “Kinh nào, kinh nào, kinh nào?”. Kinh này mình học rồi. Khi mà Ngài mới thành Phật, Ngài mới suy nghĩ như sau “Ta có cần đến sống bên cạnh một người thầy, một người bạn nào đó hay không? Ai trên đời này cũng có cha, có mẹ, có thầy, có bạn; riêng ta, ta có cần đến một người thầy, một người bạn trên ta hoặc bằng ta hay không?” Ngài vừa suy nghĩ vậy xong, Ngài lập tức biết ngay rằng bằng Ngài còn không có nói gì có ai hơn Ngài. Thì Ngài mới suy nghĩ tiếp theo: “Chư Phật ba đời đã sống ra sao? Có thần tượng, có tôn kính cái gì hay không hay là chỉ biết một mình mình?” Thì Ngài biết rằng Chư Phật ba đời luôn thờ kính chánh pháp bởi vì chính chánh pháp đã kiến lập nên cái Phật quả, Phật trí. Chính Phật quả, Phật trí, chính cái sở chứng, sở đắc, cái đạo nghiệp của một vị Phật chính là chánh pháp. Chính chánh pháp được biểu hiện qua Chư Phật. Thế là Đức Như Lai mới suy nghĩ “Chư Phật ba đời sống tôn kính Pháp. Nay ta cũng vậy, không phải bây giờ mà đời sau sau nữa, ai muốn thành đại nhân phải biết tôn kính Pháp.”

Đấy! Tôn kính Pháp ở đây là vậy.

Cho nên ở đây Pháp với Phật với Tăng là một. Phật là người hiểu được Pháp, hiểu được Pháp sống thể hiện toàn vẹn chánh Pháp, rồi đem chánh pháp ấy dạy cho người khác. Tôi nói thiệt là chậm: Phật là người chứng ngộ chánh pháp, sống thể hiện trọn vẹn tinh thần chánh pháp và đem ra dạy dỗ chánh pháp ấy cho người khác. Còn chánh pháp là những gì Phật chứng ngộ và Phật đem ra giảng dạy.

Còn tăng bảo là những người mà hành trì theo lời dạy ấy, thành tựu được cái lý tưởng chánh pháp nhưng, không có thể hiện trọn vẹn chánh pháp như là một vị Phật. Thí dụ trí tuệ thinh văn làm sao bì; từ tâm, trí tuệ, thiền định của bậc thinh văn không thể bì với vị chánh đẳng chánh giác. Cho nên vị thinh văn nếu mà nói về mặt thể hiện thì vị thinh văn có hiểu 4 đế, 12 duyên khởi, đúng vậy. Nhưng mà gọi là sống thể hiện tinh thần chánh pháp thì chỉ có vị Phật chánh đẳng chánh giác mới có thể chứng đắc trọn vẹn, sống thể hiện trọn vẹn. Xin nhớ tôi xài chữ “thể hiện” chỗ này.

KTC 6. 5. 69. Vị Thiên Nhân
– Này các Tỷ-kheo, đêm nay có một Thiên nhân, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Ta, sau khi đến, đảnh lễ Ta, rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên nhân ấy bạch với Ta: “Có sáu pháp này, bạch Thế Tôn, dắt dẫn vị Tỷ-kheo đi đến không thối đọa. Thế nào là sáu? Tôn kính bậc Ðạo Sư, tôn kính Pháp, tôn kính Tăng, tôn kính học pháp, tôn kính thiện ngôn, tôn kính thiện bằng hữu. Sáu pháp này, bạch Thế Tôn, dắt dẫn Tỷ-kheo đi đến không thối đọa”. Này các Tỷ-kheo, vị Thiên nhân ấy nói như vậy, nói như vậy xong, đảnh lễ Ta, thân bên hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.AN 6. 5. 69. Devatāsuttaṃ
– ‘‘imaṃ, bhikkhave, rattiṃ aññatarā devatā abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ jetavanaṃ obhāsetvā yenāhaṃ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā maṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhitā kho, bhikkhave, sā devatā maṃ etadavoca – ‘chayime, bhante, dhammā bhikkhuno aparihānāya saṃvattanti. Katame cha? Satthugāravatā, dhammagāravatā, saṅghagāravatā, sikkhāgāravatā, sovacassatā, kalyāṇamittatā – ime kho, bhante, cha dhammā bhikkhuno aparihānāya saṃvattantī’ti. Idamavoca, bhikkhave, sā devatā. Idaṃ vatvā maṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā tatthevantaradhāyī’’

Còn như vậy thì Tăng là gì? Tăng là cái vùng nước phản chiếu ánh trăng. Đấy! Một vùng nước có nghĩa là nhìn lên (tôi kêu là cái “vùng” chớ tôi không kêu là “vũng”, vì “vũng” là bất kính). Một cái vùng nước phản chiếu ánh trăng, ánh trăng đây là chánh pháp. Đó! Tức là muốn biết chánh pháp ra sao thì một là nhìn vào Phật, mà Phật không còn nữa thì mình vào tăng mà tăng ở đây là Thánh Tăng.

Cho nên tôn kính Phật, tôn kính pháp, tôn kính tăng là sao? Là hiểu được Phật đã đắc cái gì, Phật dạy cái gì. Học được chưa đủ, học phải hiểu và hiểu để hành. Khi anh có hành trì thì anh mới thấy Phật là đáng kính dường nào, và chánh pháp là thiêng liêng dường nào, và chúng tăng là phước điền như thế nào. Đó là tôn kính Tăng.

Chúng ta phải nhớ chữ Tăng ở đây có hai trường hợp, một là “tăng hành chánh”, hai là “tăng bản thể”. Tăng hành chánh tức là tăng hiện tượng, tức là tăng ở trong tạng luật, là gồm các vị gọi là không tóc, đắp y, mang bát gọi là tăng tạng luật, tăng tạng kinh. Nhưng mà tăng bản thể là tăng A tỳ đàm, tăng rốt ráo, tăng nội dung, chính là những vị từ sơ quả trở lên.

Trong quý vị sẽ có nhiều người nổi điên lên nói “Trong kinh ghi là tăng gồm phàm tăng và thánh tăng”. Dạ thưa, tôi mới vừa nói đó: tăng có hai nhưng mà tăng rốt ráo chỉ kể bậc thánh. Các vị không tin? Cũng trong cái quyển Kinh nhật tụng đó có một đoạn có thấy không ta? Suppatipanno? Trong đó có ghi “Tăng nếu đếm đôi thì có 4, tăng nếu đếm chiếc thì có 8”. Các vị có thấy cái đó không? Mà cái người viết bài chửi tôi thì nó xui một chỗ là họ không có thấy cái đó. Cho nên tăng bản thể nó khác mà tăng hành chánh, tăng hiện tượng nó khác. Khổ vậy đó!

Cũng giống như mình nói cái chữ “trí thức” nó có nhiều trường hợp. Có nhiều trường hợp cái chữ trí thức ở đây là cái người gọi là cỡ tú tài trở lên hoặc là được vài năm đại học thì mình kể là trí thức. Nhưng mà có trường hợp trí thức ở đây mình phải hiểu ngầm là cái trình độ thực tế của đương sự. Thí dụ như nói ổng là thành phần trí thức trong xã hội thì phải hiểu ngầm ổng là bác sĩ, ổng là giáo sư trở lên. Nhưng mà chữ trí thức có một trường hợp nào đó nó không có qui định vấn đề bằng cấp. Có trường hợp bắt buộc phải có bằng cấp, có trường hợp người ta không nói tới bằng cấp.

Không chỉ riêng chữ trí thức, ở Việt Nam mình chữ “tiền” nó có hai nghĩa: một là “money”, mà cũng có trường hợp tiền là “rich”, là giàu. Các vị có đồng ý cái này không? Thí dụ như các vị và tôi đi chung với nhau tới một cây xăng, đổ xăng xong các vị muốn mua một chai nước. Các vị mò vô bóp không có, thì tôi đứng kế bên tôi nói “Không có sao đâu anh. Tôi có tiền nè, anh muốn mua cái gì anh mua đi tôi trả”. Thì anh phật tử ảnh mới thò tay ảnh lấy hai chai nước. Các vị nhớ nha, anh phật tử chở tôi vô cây xăng, ảnh mua nước mà ảnh quên cái bóp, tôi nói “Anh lấy gì anh lấy tôi có tiền nè”. Mười lăm phút sau, đi ngang một cái miếng đất quá là lý tưởng, quá đẹp, có một căn nhà cất sẵn trên đó thì anh phật tử nói với tôi “Sư, sư mua cái này sư làm Kalama đi sư”. Tôi mới nói là “Người ta có tiền chứ tôi làm gì có tiền mà tôi mua anh ơi?” Các vị hiểu không? Bây giờ hiểu chưa? Hồi nãy cách đó mười lăm phút, trong cây xăng tôi nói anh muốn lấy gì anh lấy đi tôi có tiền mà, chữ tiền lúc bấy giờ có nghĩa là money; nhưng mà một lát sau khi mà ảnh kêu mua miếng đất làm thiền viện, tôi nói anh ơi người ta có tiền người ta mua chớ tôi làm gì có tiền mà tôi mua. Thì ở đây cũng vậy, chữ tiền mình hiểu tùy chỗ, trong trường hợp nào, chữ tiền tới đó được gọi là tiền, nhưng có trường hợp mức nào mới gọi là tiền.

Như vậy thì tôn kính Phật, tôn kính Pháp và tôn kính Tăng cũng theo cách đó mà hiểu. Thí dụ như mình nói là “Nghe pháp!” Trời ơi. Chỉ vô nghe ổng giảng ba cái vụ vu lan mà cũng gọi là pháp, nghe đã hông? Nghe pháp, mà thật ra ổng vô ổng nói ba cái đạo hiếu. Thật ra chữ “hiếu” không phải là tôi chê, nhưng mà nếu mình đem chữ hiếu mình nâng nó lên thành “Hạnh hiếu là hạnh Phật” gì tùm lum hết; rồi mỗi năm mình làm một cái ngày lễ riêng để vinh danh, thổi phồng tinh thần hiếu, mình lãng quên chuyện khác.

Thật ra hiếu nó chỉ là một phần nhỏ trong cái gọi là giáo lý nhà Phật thôi; bởi vì hiếu nó là lòng tri ơn. Thật vậy, hiếu là lòng tri ơn, tri ơn đối với những gì? Với những người, những vật nào mà đã có đem lại lợi lạc cho mình thì mình đều có lòng tri ơn: trong đó có cha mẹ, người đã đem mình vào đời. Đúng, cha mẹ là hai người ơn lớn trong đời của mình, nhưng mà tại sao mình quên chuyện khác, đó là trong đời mình còn nhiều người ơn khác, cái người mà giúp mình thay đổi quan điểm sống, thay đổi quan điểm suy nghĩ, giúp mình đến được với chánh pháp, giúp mình hiểu được đạo giác ngộ đó cũng là người ơn. Cái người tạo điều kiện cho mình tu học cũng là người ơn. Cái người dạy cho mình cái điều mình không biết cũng là người ơn. Nhiều người ơn lắm. Nhưng mà vì chúng ta cái bản chất bạc bẻo, rất là bạc bẽo, chúng ta chỉ biết có tiền không hà.

Thì như vậy các vị tưởng tượng chữ pháp đây cái nghĩa nó rộng lắm mà mình xài nghĩa rất là nghèo. Thí dụ mình ngồi mình nghe một ông sư giảng mình kêu: “Đừng có om sòm để tôi nghe pháp”. Đấy! Rồi bây giờ đó là mình đi ngồi thiền mình nghe nó mát lạnh mình đi khoe với người ta là tôi đang có pháp. Rồi mình nói về Đức Phật, mình nói Đức Phật là người đã chứng được pháp và đem dạy pháp cho người khác. Như vậy thì chữ “Pháp” tùy chỗ mà có nghĩa khác nhau.

Và ở đây tôi nói tùy vào cái trình độ của mỗi người mà chúng ta hiểu Phật tới đâu, ta hiểu chữ Pháp tới đâu. Và khi mà chúng ta hiểu Pháp tới đâu thì chúng ta mới hiểu Phật tới đâu và Tăng tới đâu. Còn nếu mà học giáo lý, không hành trì Phật Pháp thì mình hiểu Phật rất là hời hợt, rất là sơ sài, rất là nông cạn, rất là thiển cận, rất là phiếm diện, rất là một chiều. Mà nếu đối với Phật mình hiểu lơ mơ, sơ sài kiểu đó thì đối với Tăng cũng vậy thôi.

Tôi nhắc lại một lần nữa, các vị có bất mãn chư tăng thời nay bằng trời các vị hãy nhớ thế này “Chúng ta không thể lấy một mảnh ruộng bị hư, bị sâu rầy làm biểu tượng, làm đại diện cho toàn bộ nền nông nghiệp trên thế giới.” Người đó là người bị bệnh, bệnh tâm thần cực nặng, bất trị. Mình bất mãn một cá nhân, một đoàn thể nào đó, hãy nhớ họ chỉ là một mảnh ruộng hư, một mảnh ruộng bị sâu rầy; bị chuột bọ, cua, còng, cắn phá. Chớ còn bao nhiêu mảnh ruộng khác trên đời nó vẫn tiếp tục tại chỗ để mình gieo trồng.

Bậy bạ nhất là hồi tin thì chó mèo gì mình cũng tin, cắm đầu mà tin. Tới hồi bất mãn thì là báu châu, ngọc ngà gì mình cũng đem liệng. Thái độ rất là bệnh hoạn, mà khổ thay tôi gặp cái kiểu này hơi bị nhiều. Hồi tin thì tin tầm bậy tầm bạ, cỡ nào cũng tin, cái đầu với cái mông hỏng có phân biệt. Tới hồi mà bất mãn thì chửi bới không còn nước non nào hết.

Cho nên cái lòng tôn kính Phật, tôn kính Pháp không chỉ đơn giản rẻ tiền đến như vậy đâu quí vị.

Đó là tôn kính Phật, Pháp, Tăng.

Trích bài giảng ngày 05.06.2019 KTC.6.65 Vị Bất Lai
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép

Tâm thức Nô lệ | | Tín Định Tuệ

Lựa Chọn | | Bánh Mì Nguội

English




zoom ||
tk ||
youtube ||
facebook ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english

© www.toaikhanh.com

Rate this post

Viết một bình luận