v Các cách ghi trong sách về Mệnh vô Chính Diệu qúa đơn giản, thiếu xót, cho nên dễ sai lầm.
v Có Mệnh Vô Chính diệu tốt, có Mệnh Vô Chính Diệu xấu.
v Không phải chỉ xoay quanh cái “Đắc Tam Không, có khi đắc Tam Không mà tốt, có khi đắc Tam Không mà xấu”.
v Tam Không là những Không nào ?
Trên đường tìm Mệnh Vô Chính Diệu
Chúng tôi có nhiều lá số Mệnh Vô Chính Diệu trong tay, chúng tôi cũng được nhiều vị thân hữu cho xem những lá số Mệnh Vô chính Diệu, và, xin thú thật càng xem càng như lạc vào rừng. Có những vị Mệnh Vô Chính Diệu mà thật khá, có những vị Mệnh Vô Chính Diệu nhưng thật kém. Nhưng cứ theo các sách thì Mệnh Vô Chính Diệu, cần đắc Tam Không mới“phú quý khả kỳ” – Nhưng theo các lá số, có vị mệnh Vô Chính Diệu không đắc Không nào, mà được rất khá, lại có vị đắc Tam Không, nhưng lại bị dở.
Xem ra thì sách nói qúa thiếu xót, cho nên khó mà đúng được. Theo các sách thì Mệnh Vô Chính Diệu, cần có TUẦN, TRIỆT án ngữ và cần thêm THIÊN KHÔNG, ĐỊA KHÔNG hoặc không có những “Không” đó , cũng phải có nhiều sao tốt hội họp mới được, nghĩa là mới khá và mới sống lâu. Những cách đại cương đó, áp dụng vào các lá số, khi đúng, khi sai. Tất nhiên, cách Mệnh Vô Chính Diệu, không phải chỉ đơn thuần được giải đoán như thế, là vì theo thiển nghĩ của chúng tôi, ngoài sự kiện Mệnh không có chính diệu, ngoài các sao Không, còn có các chính tinh chiếu, các hung tinh, các trung tinh tốt khác, còn sự kiện hành của Mệnh .v.v…. tất cả những sự kiện đó còn ràng buộc với nhau để tạo nên sự tốt xấu.
Trong mục tiêu đi tìm ý nghĩa của Mệnh Vô Chính Diệu, chúng tôi đã cần đến nhiều vị. Có vị lão thành bảo rằng Tam Không phải là Tuần Không, Triệt Không và Địa Không. Sở dĩ phải kể cả Triệt là vì danh xưng của sao đó là Triệt lộ Không vong. Có vị lại cho rằng Tam Không phải là Tuần Không, Địa Không và Thiên Không, còn Triệt là Triệt lộ chứ không phải là Triệt Không, vả lại danh xưng Thiên Không đã sẵn đó để được kể là một Không. Có những lần, chúng tôi có ghi về kinh nghiệm của cụ Ba La, nói rằng Mệnh Vô Chính Diệu mà có TUẦN, TRIỆT đóng ở đó, thì dù có gặp các sao tốt như Lộc Tồn, Tam Hóa, Tả Hữu vẫn phải kể là bị giảm đi, bởi vì TUẦN & TRIỆT làm giảm những cái xấu, nhưng cũng chiết giảm những cái tốt. Cho nên Mệnh Vô Chính Diệu mà được những sao tốt thì phí đi chứ không hay.
Trong phần trước tôi đã đăng một bài nêu lên kinh nghiệm của Cụ Quản Văn Chính với chủ đề ”Mệnh Vô Chính Diệu có phi yểu tắc bần không ? ” . Trong đó có trình bày 3 lá số Mệnh Vô Chính Diệu mà không yểu cũng không bần. Điều đó đó càng thúc đẩy chúng tôi tìm hiểu thêm trọn vẹn những yếu tố để giải đoán trường hợp Mệnh Vô Chính Diệu. Nay chúng tôi xin trình bày của cụ Thiên Lương nêu lên các kinh nghiệm của cụ, để giải đoán các trường hợp Mệnh Vô Chính Diệu như sau :Có Mệnh Vô chính Diệu mà tốt, có Mệnh Vô Chính Diệu mà xấu. Sự kiện “Đắc Tam Không nhi phú quý khả kỳ” tức là có Tam Không thì được phú qúy một thời gian, cũng không hẳn đúng là thế mà còn phải có những yếu tố khác.
Sau đây là những trường hợp đại cương về Mệnh Vô Chính Diệu đắc cách. Sau mỗi cách chúng tôi lại có một lá số rất đại cương để giải thích thêm. Chúng tôi xin hẹn lại trong các kỳ sau sẽ bàn kỹ đến từng cách và dựa trên những lá số.
1- Mệnh vô chính diệu có Âm-Dương tịnh minh chiếu
Tức là Mệnh không có chính tinh thì phải được Thái Dương, Thái Âm cùng sáng sủa chiếu đến. Mệnh tuy vô chính diệu mà không cần có Không nào được Nhật Nguyệt chiếu là đắc cách.
Ví dụ : Lá số Khổng Minh
Lá số Khổng Minh không có “Không” nào tại Mệnh, có Tuần và Địa Không xung chiếu, hợp chiếu có Thái Dương ở Mão, Thái Âm ở Hợi. Nhờ hai ngôi Nhật Nguyệt đó mà Khổng Minh cực kỳ thông minh tài giỏi, và cũng có công danh lớn (còn những sự kiện khác, hạn hành xấu, tốt, thọ hay yểu …. Là do những yếu tố khác).
Còn đây là một lá số khác cũng được cách tương tự, có Nhật Nguyệt tịnh minh chiếu vào cung Mệnh. Đương số là một sinh viên du học có nhiều triển vọng. Có Tuần tại Mệnh giảm bớt cách tốt, nhưng được thế cũng đủ đẹp, đâu phải đạt tới như mạng số của Khổng Minh.
* Lá số : Khổng Minh
* Lá số : Giáo Sư Bông
Lá số Mệnh Vô Chính Diệu của GS Bông, so sánh với Lá số Khổng Minh, có những sự kiện kém hơn là vì Tuần đóng tại Tuất Hợi làm giảm Thái Âm và Hao làm hao giảm Thái dương. Ngòai ra là vị thế của Suy tại Mệnh so với vị thế Quan Đới tại Mệnh của lá số Khổng Minh. Thêm nữa là Mệnh của GS Bông có Kình Dương và Tang Môn.(Phần so sánh hai lá số này xin độc giả đón xem phần kế tiếp)
– Ngoại trừ một vài trường hợp cá biệt có thêm các cách quý khác thì hay vô cùng.
Như lá số Đức Trần Hưng Đạo, tuổi Mậu Tý sinh ngày 30 tháng 12 giờ Ngọ.
Lá số minh họa : Đức Trần Hưng Đạo
Mạng Hỏa, Vô chính diệu, có Tuần, được Nhật Nguyệt tịnh minh chiếu nên thông minh, danh vị xứng đáng, Hồng Việt, Tả Hữu Khoa Quyền (văn võ song toàn, đức độ, chính minh quân tử (Song Long, Quan Phúc chiếu mệnh) không có hung tinh ở cung Mạng, chỉ nhờ Nhật Nguyệt chiếu. Tuần thu hút Nhật Nguyệt tịnh minh, lại thêm nhiều trung tinh tốt.
2- Mệnh Vô Chính Diệu có hung tinh đắc địa thủ Mệnh
Mệnh Vô chính diệu, nhưng :
– Có hung tinh đắc địa thủ mệnh, hung tinh này phải hợp hành của Mệnh.
– Lại phải không có Tuần, Triệt mới được (Có Tuần, Triệt thì phá mất cái thế đẹp của hung tinh đó).
* Một vài tỷ dụ :
– Người Hỏa Mệnh có Thiên Không thuộc Hỏa là hợp cách. Nhưng Thiên Không phải đắc địa, và không được có Tuần, Triệt tại đây.
– Trường hợp Đà La độc thủ tại mệnh không có chính diệu, nhưng có Đà La đắc địa và hợp với hành của mệnh (miễn là không có Tuần Triệt phá đi). Phải không có hung tinh mạnh nào khác, mới kể là Đà La độc thủ.
– Lá số Ông Nguyễn Văn Vĩnh Mệnh ông tại cung Thân, Vô chính diệu. Tại đây có Tuần, có Đại Hao, Tang Môn, Địa Kiếp. Ông Vĩnh, Mệnh Mộc, Tang Môn thuộc Mộc và đồng hành với Mộc (sẽ bàn kỹ lá số này ở phần kế tiếp). Ông được ăn vào sao này. Tang Môn ở cung Thân không đắc địa, nhưng được Tuần đóng ngay tại đây nên Tang Môn sáng ra. Còn Hao và Địa Kiếp là Hỏa, bị Tuần là Hỏa chế ngự bớt, cho nên Tang Môn mới được nổi bật lên, phù cho ông Vĩnh. Tuy nhiên cũng vị sự kiện Tang Môn không tự nó phù cho đương số, mà phải nhờ đến TUẦN làm sáng ra mới có được ảnh hưởng tốt, cho nên Ông Vĩnh lên xuống thất thường.
* Nên ghi thêm rằng : hung tinh phù trì cho Mệnh phải cùng Hành với Mệnh mới tốt. Sinh cho mệnh thì không bằng. Còn Kình, Hình tuy mạnh, nhưng vì chỉ chiếu sang nên kể là phụ.
3- Đắc Tam Không nhi phú qúy khả kỳ
Bản Mệnh có một không, đắc địa tọa thủ, còn hai không ở Tam hợp chiếu sang, là đắc cách Tam Không. Đây mới thật đúng là cách Mệnh Vô Chính Diệu đắc Tam Không như các sách nói. Cũng là cách phú qúy. Nhưng phải là Hỏa mệnh mới được ăn. Là vì các sao Không thuộc Hỏa chỉ phù trì cho người Mệnh Hỏa. Kế đó mới là Mệnh Kim được hưởng. Phú có ghi :
“ Hỏa phùng Không tắc phát, Kim phùng Không tắc minh”
Ở đây,Không phải ở ngay cung Mệnh, chứ không phải chiếu Mệnh
Ngoài các Mệnh Hỏa và Kim các Mệnh khác không ăn. Như người Mộc Mệnh, thì Hỏa đâu phải của mình ?. Mộc sinh Hỏa, mình còn bị điêu linh là khác nữa.
Ghi thêm : cụ Thiên Lương cho rằng TRIỆT không phải là KHÔNG, vì TRIỆT là TRIỆT LỘ, không phải là Triệt không. BA KHÔNG phải được kể là TUẦN KHÔNG, ĐỊA KHÔNG VÀ THIÊN KHÔNG (Đây cũng là kinh nghiệm của cụ Ba La)
4- Mệnh không chính diệu hợp chiếu có xung sát
Mệnh Vô chính diệu, lại không có hung tinh đắc cách hợp hành để hưởng, lại bị các sao hung sát từ tam hợp chiếu vào là nguy hại. Đây là trường hợp rất cần đến TRIỆT, phải có TRIỆT mới giải tỏa được. Phú ghi :”Tam phương xung sát, đắc nhất Triệt nhi khả bằng”. TRIỆT mà ở ngoài thì chỉ giải được xung sát ở một cung thôi. TRIỆT phải đóng ngay ở Mệnh mới phá được các xung sát từ ngoài vào. Nhưng cung Mệnh phải Vô chính diệu và không có hung tinh đắc chứ nếu có hung tinh đắc cách thì TRIỆT lại phá luôn cách hay đó.
5- Mệnh có Không, nhưng lại có Hung tinh đắc cách và Trung tinh đắc cách
Bên trên đã nói (trường hợp ba) đến cách “Đắc Tam Không”. Cách đó có thể bị phá đi bởi sự kiện lại gặp thêm trung tinh hay hung tinh đắc cách. Mệnh Vô chính diệu, có 1 Không tại mệnh và 2 Không ở 2 cung Tam hợp chiếu vào là đắc cách, nhưng chỉ có thế thôi, hoặc là thêm những sao thường mà thôi. Chứ nếu lại thêm những hung tinh đắc cách và những trung tinh tốt, thì lại giảm kém. Bởi vì những hung tinh và trung tinh tốt ấy, gặp phải KHÔNG thì đương nhiên bị giảm ảnh hưởng. Cách đó gọi là “KIẾN TAM KHÔNG”. Mọi sự, chỉ là phù vân, phú quý có cũng không bền.
* Đây là trường hợp mà Cụ Ba La đã nói đến. Cách đắc Tam Không đã là tốt rồi, nhưng lại được cả lô trung tinh tốt (hoặc hung tinh đắc cách) thì lại phèo. Đã không được hưởng các cái tốt đó, mà những cái tốt ấy lại bị trừ đi ở các cung khác.
6- Mệnh có hung tinh khắc Mệnh
Mệnh Vô chính diệu phải kiếm ngay đến hung tinh tại Mệnh. Thấy hung tinh tại đây không phù cho Mệnh như trong trường hợp 2, mà lại khắc Mệnh, nhìn ra các cung ngoài chiếu vào thấy các sao KHÔNG thì các sao KHÔNG này không lợi gì. Đó là trường hợp NGỘ KHÔNG : tức là BẦN & YỂU.
Mệnh đã bị hung tinh khắc là đã mệt rồi lại thêm KHÔNG chiếu vào, thành thử những ảnh hưởng xấu phù nhau, mới thành ra bần và yểu.
7- Một trường hợp tốt nhưng Mệnh có Tuần
Mệnh vô chính diệu có hung tinh đắc cách hợp hành, hợp chiếu lại thêm trung tinh đắc cách là tốt. Nhưng nếu Mệnh có TUẦN thì lại kể như hão. Phú có ghi :”Tứ chính giao phù, kị nhất KHÔNG nhi trực phá “.
8- Mệnh không có KHÔNG nào
Lại có trường hợp Mệnh Vô Chính diệu mà không có KHÔNG nào (không có KHÔNG tọa thủ hay chiếu) cũng không có hung tinh. Trường hợp này phải xem các trung tinh. Nếu thấy nhiều trung tinh tốt mới khá được.
Ví dụ Lá số độc giả : Lá số
á Số Tử Vi: LA SO
ngày 18 tháng 10 năm 1950 lúc 4:05
Ho�a (-) TỬ-TỨC / 92 T� TỬ-VI <+Thổ-mđ> SÁT <+Kim-vđ> Đại-Hao Thiếu-Âm Thiên-Hình Cô-Thần Tuyệt Ho�a (+) PHU-THÊ / 102 Ngo� Thiên-Khôi Văn-Khúc Thiên-Phúc Phục-Binh Long-Trì Quan-Phù TRIỆT TUẦN Thai Tho� (-) HUYNH-ĐỆ / 112 Mu�i Quan-Phủ Đà-La Tam-Thai Bát-Tọa Thiên-Hỉ Tử-Phù Nguyệt-Đức TRIỆT TUẦN Dưỡng Kim (+) MỆNH / 2 Tha�n Văn-Xương Lộc-Tồn Bác-Sỉ Thiên-Hư Thai-Phụ Phượng-Các Giải-Thần Đẩu-Quân Tuế-Phá Thiên-Mã Lưu-Hà Trường-Sinh Tho� (+) TÀI-BẠCH / 82 Th�n CƠ <-Thổ-mđ> LƯƠNG <-Mộc-mđ> Quốc-Ấn Bệnh-Phù Thiên-Khốc Phong-Cáo Tang-Môn Thiên-Giải Thiên-La Mộ Mão Thìn Tỵ Ngọ Dần
TE�N: LA_SO_
Na�m Sinh: CANH DẦN
Dương-Nam
Tha�ng: 9
Nga�y: 8
Gi��: DẦN
Ba�n-Me�nh: Tùng-bách-Mộc
Cu�c: Thủy-nhị-cục
THA�N c� QUAN-LOC (Than) / 42: ta�i cung TÍ
T�� B�nh – Ca�n L���ng
Mùi Sửu Thân Tí Hợi Tuất Dậu Kim (-) PHỤ-MẪU / 12 Da�u LIÊM <-Hỏa-hđ> PHÁ <-Thủy-hđ> Lực-Sĩ Kình-Dương Địa-Không Long-Đức Thiên-Riêu Thiên-Y Phá-Toái Mộc-Dục Mo�c (-) TẬT-ÁCH / 72 Ma�o TƯỚNG <+Thủy-hđ> Hỉ-Thần Hỏa-Tinh Thiên-Sứ Thiên-Không Thiếu-Dương Địa-Giải Đào-Hoa Tử Tho� (+) PHÚC-ĐỨC / 22 Tua�t Thanh-Long Bạch-Hổ Thiên-Tài Hoa-Cái Địa-Võng Quan-Đới Mo�c (+) THIÊN-DI / 62 Da�n NHẬT <+Hỏa-vđ> CỰ <-Thủy-vđ> Thiên-Việt Hữu-Bật Hóa-Lộc Phi-Liêm Ân-Quang Thái-Tuế Thiên-Thọ Thiên-Trù Bệnh Tho� (-) NÔ-BỘC / 52 S��u VŨ <-Kim-mđ> THAM <-Thủy-mđ> Hóa-Quyền Đường-Phù Tấu-Thơ Địa-Kiếp Linh-Tinh Thiên-Thương Hồng-Loan Trực-Phù Quả-Tú Suy Thu�y (+) QUAN-LỘC (Thân) / 42 Ty� ĐỒNG <+Thủy-vđ> NGUYỆT <-Thủy-vđ> Tả-Phù Hóa-Khoa Hóa-Kỵ Tướng-Quân Thiên-Quí Điếu-Khách Đế-Vượng Thu�y (-) ĐIỀN-TRẠCH / 32 H��i PHỦ <-Thổ-đđ> Thiên-Quan Tiểu-Hao Phúc-Đức Thiên-Đức Kiếp-Sát LN Van-Tinh: Lâm-Quan
* Vài điều ghi chú thêm :
Tuy rằng gặp trường hợp Mệnh Vô Chính Diệu thì phải xét theo các trường hợp trên mà đoán, nhưng vẫn KHÔNG ĐƯỢC QUÊN : vòng Thái Tuế, vòng Lộc Tồn, vòng Tràng Sinh. Phải nắm vững vòng Thái Tuế mà suy đi, tức là đoán theo vị trí Mệnh tính theo vòng Thái Tuế (Xin tham khảo thêm kinh nghiệm về vòng Thái Tuế – Tử Vi Nghiệm Lý Tập 1 của cụ Thiên Lương).
Người Mệnh Vô chính diệu là người hay thay đổi, là vì không có chính tinh làm nền tảng cho tính tình và cuộc đời. Nhưng đồng thời, người đó cũng có cuộc đời xét theo vị trí Mệnh. Trong trường hợp Mệnh Vô Chính Diệu lại cần phải theo vị trrí Mệnh theo vòng Thái Tuế mà đoán.
Như ông Nguyễn Văn Vĩnh, Mệnh Vô chính diệu, cũng phải xét Mệnh có Tang Môn (trong vòng thái tuế), thì ông là người lo toan tính toán. Thân của ông có Bạch Hổ, ông là người cứ lao đầu làm việc, rất thực tế.
Thí dụ khác : Vua Lê Lợi – Lá số minh họa . Mệnh Vô chính diệu, đồng thời Mệnh đóng tại Tam hợp Thái Tuế : Vua tin ở sứ mạng của mình và cứ chiến đấu, chiến đấu đến cùng.
(Dẫn theo trang hoc-tuvi.blogspot.com)