Chế biến thực phẩm cho bé ăn dặm làm sao để thơm ngon mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng luôn là vấn đề khiến các đầu bếp gia đình “đau đầu”. Trong bài viết này, Cet.edu.vn chia sẻ 3 cách nấu cháo ghẹ cho bé ăn dặm đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Hy vọng những công thức về món cháo này sẽ giúp các bà mẹ giải đáp bài toán dinh dưỡng cho con trẻ.
Con ghẹ (hay còn gọi là con cua biển) là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều protein và các dưỡng chất cần thiết tốt cho sức khỏe, đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ xương phát triển ở trẻ em. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, Cet.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn 3 cách nấu cháo ghẹ cực ngon bổ sung dinh dưỡng cho các bé đang ăn dặm hoặc chiêu đãi cả nhà vào những dịp sum họp cuối tuần.
Cháo ghẹ nấu với rau gì ngon?
Con ghẹ (hay còn gọi là con cua biển) là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều protein và các dưỡng chất cần thiết tốt cho sức khỏe, đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ xương phát triển ở trẻ em. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, Cet.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn 3 cách nấu cháo ghẹ cực ngon bổ sung dinh dưỡng cho các bé đang ăn dặm hoặc chiêu đãi cả nhà vào những dịp sum họp cuối tuần.
Với loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như ghẹ có rất nhiều cách để chế biến thành những món ăn ngon, bổ dưỡng. thông thường, khi nấu cháo ghẹ, các đầu bếp sẽ kết hợp với nhiều loại rau như: rau ngót, rau cải, rau muống hoặc nấu canh chua, nấu lẩu cũng rất hấp dẫn. 3 cách nấu cháo ghẹ sau đây sẽ phù hợp với thực đơn ăn dặm của bé, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức chế biến món ăn cho con.
Cách nấu cháo ghẹ ngon, đơn giản cho bé
Cháo ghẹ là món ăn dặm giàu dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.
(Ảnh: Internet)
Nguyên liệu nấu cháo ghẹ
- 2 con ghẹ
- 40gr gạo tẻ
- 1 củ gừng nhỏ
- 5gr hành lá xắt nhỏ
- 5ml dầu mè
- Muối, hạt nêm, mắm ngon
Các bước nấu cháo ghẹ đơn giản tại nhà
Bước 1: Hành lá xắt nhỏ, gừng băm nhỏ. Ghẹ làm sạch, tách các phần của ghẹ ra.
Bước 2: Gạo vo sạch với nước, để ráo.Cho gạo vào nồi, thêm nước và bắc lên bếp đun sôi. Khi nước vừa sôi thì giảm nhỏ lửa, cho ghẹ vào và đun liu riu cho đến khi cháo chín.
Bước 3: Khi cháo mềm và ăn được, nêm vào nồi mắm, muối, hạt nêm sao cho vừa khẩu vị của bé.
Bước 4: Múc cháo ra bát, thêm hành lá xắt nhỏ và 5ml dầu mè vào trộn đều và cho bé thưởng thức.
Cách nấu cháo ghẹ ngon với rau muống
Nguyên liệu nấu cháo ghẹ rau muống
- 1 con ghẹ
- 1 bó rau muống nhỏ
- 1 củ hành khô
- 1 nhánh gừng nhỏ
- Nước mắm, 5ml dầu ô liu
- Cháo trắng
Hướng dẫn nấu cháo ghẹ rau muống cho bé
Bước 1: Rửa sạch gừng và đập dập, băm nhỏ. Ghẹ biển làm sạch, cho vào nồi hấp chín với một chút nước và gừng. Khi ghẹ chín tách lấy thịt, sau đó băm nhuyễn hay xay nhỏ ra tùy vào sở thích của bé.
Bước 2: Hành khô bỏ vỏ, băm nhỏ, cho vào chảo phi thơm với ít dầu ăn. Khi hành ngả vàng trút thịt ghẹ vào xào thơm.
Bước 3: Rau muống rửa sạch, chần sơ qua với nước sôi để đỡ mùi hăng, sau đó băm nhỏ hoặc xay nhuyễn để bé dễ ăn.
Bước 4: bắc nồi cháo trắng đã chuẩn bị sẵn lên bếp đun sôi, cho ghẹ xào vào đảo đều. Tiếp tục cho rau muống băm nhỏ vào đảo cùng. Đợi cháo sôi trở lại cho một ít nước mắm nhĩ và 5ml dầu ô liu vào nồi, đảo đều cho sôi và tắt bếp. Vậy là cháo ghẹ nấu rau muống đã hoàn thành.
Cháo ghẹ nấu cà rốt cho bé ăn dặm
Kết hợp cà rốt để cách nấu cháo ghẹ cho bé ăn dặm thêm bổ dưỡng.
(Ảnh: Internet)
Chuẩn bị nguyên liệu nấu cháo ghẹ cà rốt
- 20gr gạo tẻ
- Hai càng ghẹ biển
- 1/2 củ cà rốt
- Dầu gấc mắm, muối…
Các bước nấu cháo ghẹ cà rốt ngon
Bước 1: Gạo tẻ mua về đem vo sạch rồi ngâm nước (Lưu ý: rang gạo trước khi ngâm giúp cháo có mùi thơm). Gạo sau khi ngâm khoảng 3-4 tiếng thì vớt ra để ráo nước.
Bước 2: Bắc nồi có chứa gạo và nước lên bếp đun, chú ý để lửa nhỏ liu riu nấu cho đến khi gạo chín nhừ thành cháo. Thỉnh thoảng lấy đũa khuấy đều để tránh cháo bám vào đáy nồi gây khét.
Bước 3: Ghẹ biển sơ chế sạch và hấp chín, sau đó gỡ lấy thịt hai càng, xé nhỏ hoặc băm nhuyễn. (Khi mẹ gỡ thịt cua cho bé nhớ để ý kỹ các mảnh vụn của càng ghẹ còn sót lại, nếu không bé sẽ bị hóc khi ăn phải)
Bước 4: Đun nóng dầu ăn trong nồi nhỏ, trút hành khô băm nhỏ vào phi thơm rồi cho phần thịt ghẹ vào xào săn. Cà rốt gọt vỏ, hấp chín, băm nhuyễn.
Bước 5: Nồi cháo đang đun trên bếp cho thịt ghẹ xào săn, cà rốt đã bằm nhỏ vào, thêm 1 muỗng dầu gấc trộn đều và tắt bếp. Múc cháo ra tô cho bé ăn.
Công dụng của ghẹ đối với sức khỏe
Chứa nhiều vitamin và khoáng chất: Trong thịt cua biển rất dồi dào vitamin, đặc biệt có đầy đủ các vitamin nhóm B, chứa nhiều khoáng chất như chất sắt, kali, canxi, đồng… Hơn thế, trong các loại hải sản, cua ghẹ lại chứa lượng thủy ngân ít hơn các các loại cá ngừ, cá biển. Do đó, Mẹ có thể cho bé ăn thịt cua ghẹ thường xuyên mà không lo vấn đề sức khỏe.
Ít cholesterol, giàu omega3, tốt cho não bộ: Cứ mỗi 85gr thịt cua cung cấp từ 300 – 500mg chất béo và axit béo omega 3, rất tốt cho não bộ và mắt của bé. Chất béo trong cua ghẹ cũng là chất béo tốt, không ngán như mỡ gà, mỡ heo. Nhiều phụ huynh lo ngại thịt cua có nhiều cholesterol. Nhưng theo kết quả nghiên cứu, mức độ cholesterol trong thịt gà và thịt thăn là 44mg/kg và 50mg/kg, trong khi đó cholesterol ở thịt cua là từ 30 – 56mg/kg. Như vậy mẹ cũng không phải băn khoăn về lượng cholesterol trong thịt cua nữa nhé.
Nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho thai nhi: Cua, ghẹ là thực phẩm không thể thiếu trong thời kỳ mang thai. Thuỷ hải sản là một nguồn thực phẩm phong phú chứa nhiều vitamin, chất sắt, axit béo omega-3, là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của não bộ và đôi mắt. Nó cũng chứa protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Thịt cua ghẹ là nguồn hải sản không thể thiếu cho mẹ và thai nhi.
(Ảnh: Internet)
Khi nào thì cho bé ăn ghẹ? Ăn bao nhiêu lần 1 tuần?
- Từ 12 tháng tuổi trở lên, mẹ mới nên cho bé ăn thịt cua ghẹ. Số lượng từ ít đến nhiều. Ban đầu, mẹ nấu thịt cua cho bé ăn liên tục khoảng 1 – 2 ngày liên tục để xem bé có bị dị ứng không. Mẹ nên lấy thịt cua ở 2 càng to nấu cháo cho bé, không nên cho con ăn cả gạch và trứng cua vì rất khó tiêu.
- Một tuần, các bé chỉ nên ăn từ 1 – 2 bữa thịt cua. Không cho bé ăn gạch vì sợ bé khó tiêu. Không cho bé ăn cua nếu phát hiện dấu hiệu nôn mửa, bị dị ứng.
Lưu ý: Dù chế biến theo cách nào, phải cho bé ăn cua biển lúc còn nóng hoặc âm ấm. Thịt cua nguội không chắc, không ngọt, ăn mất ngon và thậm chí có thể gây lạnh bụng. Nếu cho bé ăn trực tiếp cua biển, mẹ nên bóc tách thịt cua cẩn thận, tránh các mảnh vỏ cua biển nhỏ, sắc nhọn còn sót lại hoặc lẫn ở thịt cua khiến bé bị hóc, bị tổn thương.
Hy vọng với gợi ý cách nấu cháo ghẹ ngon cho bé mà CET vừa chia sẻ, các mẹ đã có thể yên tâm chế biến các món ngon từ ghẹ cho bé thưởng thức ngay hôm nay. Chúc các bạn thành công trong hành trình nuôi con ngoan, con khỏe.