thumb|Hai người đàn ông trong bộ trang phục com-lê
Com-lê (cũng viết là com lê, comple, comple-veston, complêt – vay mượn từ tiếng Pháp: complet)[1] hay còn gọi là bộ Âu phục, là một bộ trang phục cho nam giới bao gồm nguyên bộ áo và quần may cùng một loại vải. Nó được mặc cùng với chiếc áo sơ mi, cà vạt, đôi khi mặc kết hợp với áo gilê.[2]
Com-lê được coi là bộ trang phục chính thức ăn mặc trong kinh doanh[3] và không có gì xa lạ đối với mọi người: ở công sở, dự tiệc,…
Bất kể ngành thời trang đang phát triển, chỉ có một quy luật tồn tại liên quan tới bộ trang phục này: nó mang đến sự tự tin và tôn lên vẻ đẹp cho người mặc.
Phân loại
Dựa theo công thức cắt may, kiểu dáng và chất liệu, com-lê được phân loại như sau:
– Hàng may sẵn: là những bộ com-lê được “may sẵn” với kích thước theo một quy chuẩn chung.
– Hàng may đo sẵn: là những bộ được “đặt may” theo số đo của những mẫu cắt và dựng có sẵn. Những mẫu cắt được chọn sẽ gần nhất với số đo của khách hàng, và được điều chỉnh lại để thích hợp với từng khách hàng khác nhau.[4] Việc sử dụng hệ thống mẫu cắt và dựng sẵn cho dịch vụ này sẽ tiết kiệm được thời gian may đo mà vẫn đảm bảo được sự vừa vặn tương đối cho khách hàng.
– Hàng thửa may đo: hay còn được gọi là “hàng độc bản” (bespoke)[5], vì trang phục là những sản phẩm tốt nhất dành riêng cho từng khách hàng, được đo, cắt, may theo từng vóc dáng, hình thể, màu sắc, sở thích khác nhau và không hề giống với bộ trang phục nào khác trước đó.[6][7]
Sự kết hợp để làm nên bộ Com-lê
Vải
Chất liệu
thumb|233x233px|Hình minh họa một loại vải may
Loại vải may bộ com-lê phải là loại vải hơi sáng bóng và mịn, được may kỹ lưỡng hơn nhiều, vải phải phẳng phiu để tạo nên diện mạo cho bộ trang phục. Có thể là lụa, len nhẹ, len ca-sơ-mir, vải lanh, cotton tùy theo nếu người mặc muốn mặc thường xuyên (tất cả các mùa).[8]
Màu sắc
Không có một màu sắc cụ thể dành riêng cho một bộ com-lê, màu tối vẫn là lựa chọn phổ biến trong nhiều thập kỷ (màu đen, xám nhạt, xám đậm, xanh dương đậm),[8] nhưng những người đàn ông có thể chọn cho mình một màu sắc mong muốn.
Người thợ may sử dụng cùng một vật liệu và cùng màu để làm nên sản phẩm, để áo vest, quần và áo gilê phù hợp chính xác.
Veston (vét-tông)
Template:Bài chi tiết
Khuy áo
thumb|201x201px|Áo vest một hàng khuy (trái) và áo vest hai hàng khuy (phải)
Hầu hết các bộ com-lê hiện đại thường có một hàng khuy với một, hai hoặc ba cúc áo. Một chiếc áo vest dáng cao là có khuy ở trên vòng eo tự nhiên, còn vest dáng thấp (kiểu phổ biến hiện nay) sẽ có khuy thấp hơn vùng thắt lưng.
Áo vest hai hàng khuy (khuy-ngực đúp) còn được miêu tả theo số lượng khuy thực tế cài được. Bởi vậy vest “sáu trên bốn” tức là áo có 6 khuy nhưng chỉ 4 khuy có lỗ cài.
Ve áo
thumb|left|100|Ve áo chữ V
thumb|left|100|Ve áo nhọn
thumb|left|100|Ve áo cổ sam
Ve áo hình chữ V được may trên áo một hàng khuy và là kiểu dáng thông thường nhất. Ve áo nhọn may trên áo hai hàng khuy, và ve áo cổ sam (shawl) phù hợp với những bữa tiệc vào buổi tối.[9]
Chiều rộng ve áo là một phương diện khác nhau của bộ com-lê, và đã thay đổi trong những năm qua. Những năm 1930 và 1970 thì đặc biệt là ve áo rộng, trong khi đó trong thời gian cuối năm 1950 và hầu hết các bộ quần áo năm 1960 với ve áo thường rất hẹp chỉ khoảng 1 inch.
Cúc tay áo
thumb|phải|các cúc tay áo|145x145px
Số lượng các cúc tay áo là do cá nhân lựa chọn, nhưng phù hợp với áo vest thường có ba hoặc bốn cúc (nút).[10]
Túi áo
Tiêu chuẩn gồm có hai túi chính (trái và phải) bên ngoài áo, thông thường may là túi nắp hoặc túi không nắp (hay túi viền). Một túi thứ ba ở bên trái ngực (túi vuông) thường hay để khăn mùi soa. Có thể có túi bổ sung là túi vé, mà là nhỏ hơn và được đặt phía trên túi chính ở mặc bên phải áo vest.[10][11]
Nhìn chung, túi không có nắp là sự lựa chọn trang trọng nhất (thông thường là với tuxedo)
-
Túi không nắp (hay túi viền)
-
Túi nắp
Đường xẻ tà
Được cắt dọc dưới cùng lưng áo, được thiết kế để dễ dàng, thoải mái hơn khi di chuyển. Tùy phong cách mà áo vest có (hoặc không) xẻ tà. Có ba kiểu phổ biến:
– Xẻ tà đôi: được tìm thấy ở hai bên của mặt sau của áo, cho phép đặt bàn tay vào trong túi quần mà không để lộ ra phía sau. Nó có chức năng cho người mặc ngồi xuống đồng thời đứng lên một cách tự nhiên, và giảm thiểu nếp nhăn.[12]
– Xẻ tà đơn: một đường xẻ chính giữa cao cho phép chiếc áo được thả lỏng tự nhiên. (nó đã được thông qua bởi các nhà sản xuất phù hợp với truyền thống của Mỹ như là tiêu chuẩn của họ).[13]
– Không có đường xẻ tà: Hiếm khi sử dụng hơn. Nó có thể được nhìn thấy thường xuyên hơn ở trang phục tuxedo.
Áo gi-lê
Template:Bài chi tiết
thumb|com-lê ba mảnh gồm áo vest và quần mặc bên ngoài, bên trong là áo gi-lê.
Áo gi-lê (vay mượn từ tiếng pháp: gilet) [14][15] thường không có tay áo. Theo truyền thống, các nút dưới cùng của áo gi-lê luôn bỏ dở (giúp uốn cong cơ thể khi ngồi, điều này tạo sự thoải mái ở phía sau lưng khi mặc com-lê).
Áo sơ mi
Template:Bài chi tiết
Quần
thumb|Minh họa các phần của chiếc quần
Quần tây được may đồng bộ (gam màu, chất liệu) cùng với áo vest. Chiều rộng của quần đã thay đổi đáng kể trong suốt thập kỷ qua. Trong những năm 1920, quần là ống suông và rộng chân. Vào năm 1950 và 1960, một cái nhìn cho những chiếc quần mỏng hơn đã trở nên phổ biến. Trong những năm 1970, các nhà may sản xuất phù hợp với cung cấp một loạt các kiểu quần, quần ống ôm chân, và truyền thống hơn. Trong năm 1980 các phong cách biến mất ủng hộ thon, quần mỏng chân.
Một sự thay đổi trong thiết kế của quần là việc sử dụng hay không sử dụng các nếp gấp (pleat).[16] Quần không có nếp gấp đặc biệt thích hợp cho những người đàn ông gầy, và đưa ra một cái nhìn hiện đại mặc dù là ít linh hoạt hơn quần một nếp gấp. Theo truyền thống thì quần tây có hai nếp gấp, thường là về phía trước, vì điều này thoải mái hơn khi ngồi và đứng, thích hợp cho những người đàn ông mập mạp.[10][17] Điều này vẫn còn là một phong cách phổ biến, và vì những lý do tiện ích đã được mặc trong suốt thế kỷ 20.
Phụ kiện kèm theo
Một số phụ kiện hỗ trợ cho bộ trang phục này bao gồm: Khuy măng-sét, cà vạt, nơ, hoặc mũ đội…
Nghi thức ăn mặc
Một số hướng dẫn chung được đưa ra ở đây nhằm giúp người mặc trang trọng và chuẩn mực hơn.
Quy tắc cài khuy áo
– Đối với áo một hàng khuy: Áo với một chiếc cúc áo duy nhất phải đảm bảo luôn cài khuy khi đứng, và có thể cởi khuy khi đã ngồi xuống. Áo với hai chiếc cúc áo thì thông thường là chỉ cài chiếc ở trên và không cài chiếc ở dưới.
Với áo vest dáng cao (khuy cao hơn thắt lưng) nên cài chiếc khuy thấp hơn. Những người quá cao có thể cũng cần cài khuy ở dưới hơn là ở trên, để giữ áo quanh phần eo, tránh lộ quần và chiếc thắt lưng phía trước. Một số trường hợp ngoài lệ có thể: Những người thích ve áo dài có lúc lại cài chiếc khuy ở dưới và gấp toàn bộ ve áo theo nếp cũ xuống đến chiếc khuy phía trên.
Với áo ba chiếc cúc cùng một hàng khuy luôn cài chiếc khuy chính giữa và có thể cài chiếc khuy trên cùng nếu muốn, trong khi đó phải để lại chiếc khuy dưới cùng. Nếu cài cùng lúc cả ba chiếc cúc trông sẽ cứng nhắc.
– Đối với áo hai hàng khuy: Áo hai hàng khuy thì các cúc áo gần như luôn luôn được cài. Rất hiếm người khi mặc loại này mà cởi một chiếc khuy nào đó.[18]
Một số lưu ý
Chiếc áo vest phải cân đối với bờ vai, trong khi tay áo để lộ ra khoảng 1 cm áo sơ mi bên trong.
Hai ống quần buông tự nhiên và không gấp lai quần thành nếp trên đôi giày mang đi.
Com-lê cho phụ nữ
thumb
Có một vài sự khác biệt và linh hoạt hơn trong nghi thức ăn mặc dành cho phụ nữ.[19][20] Người phụ nữ được mặc váy kết hợp với áo vest, và không bao giờ đeo cà vạt giống như nam giới thay vào đó thì có thể thắt nơ.
Ghi chú
Tham khảo
Liên kết ngoài
Template:Thể loại Commons
Template:Lịch sử Trang phục
Template:Trang phục truyền thống
Thể loại:Trang phục
Thể loại:Trang phục nam
Thể loại:Lịch sử trang phục
Thể loại:Lịch sử thời trang
Thể loại:Từ gốc Pháp