Tìm hiểu về ICP OES là gì & ứng dụng ra sao trong phân tích vàng nguyên chất?

ICP OES là máy quang phổ phát xạ nguyên tử phát triển kỹ thuật cao. ICP OES được sử dụng để phân tích & phát hiện các vệt nguyên tố có trong mẫu đo ở phản ứng Plasma cảm ứng cao tầng.

Ý nghĩa chữ ICP OES là gì?

ICP OES là chữ viết tắt của từ tiếng Anh Inductively Coupled Plasma – Optical Emission Spectroscopy. ICP OES là kỹ thuật phân tích Phổ phát xạ nguyên tử sử dụng để phát hiện các vết nguyên tố trong các lĩnh vực địa chất, khai khoáng, môi trường..v..v…

ICP OES là gì

ICP OES là gì

Quang phổ ICP thuộc loại quang phổ phát xạ sử dụng nguồn plasma cảm ứng cao tần (ICP) sinh ra các nguyên tử/ion ở trạng thái kích thích để phát xạ sóng điện từ ở bước sóng đặc trưng cho từng nguyên tố. Và cường độ sự phát xạ này thể hiện nồng độ của nguyên tố trong mẫu đo.

Phương pháp đo ICP-OES là gì?

Phương pháp đo ICP-OES là Phương Pháp Hiệu Số Sử Dụng Quang Phổ Phát Xạ Quang Học Plasma Cảm Ứng. Phương pháp này dùng để phân tích để xác định platin trong hợp kim platin trang sức, vàng trong hợp kim vàng trang sức, paladi trong hợp kim paladi trang sức, với hàm lượng danh nghĩa của mỗi một kim loại quý 999‰ (phần nghìn), bằng cách đo các nguyên tố đặc trưng được liệt kê đạt theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10616:2014 (ISO 9202:2014) về Đồ trang sức.

Chi tiết tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10616:2014 (ISO 9202:2014) về Đồ trang sức

TCVN 10616:2014 hoàn toàn tương đương ISO 9202:2014.

TCVN 10616:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 174, Đồ trang sức biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐỒ TRANG SỨC – ĐỘ TINH KHIẾT CỦA HỢP KIM KIM LOẠI QUÝ

Jewellery – Fineness of precious metal alloys

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định một phạm vi độ tinh khiết hợp kim kim loại quý (trừ vật liệu hàn) được khuyến nghị sử dụng trong lĩnh vực đồ trang sức.

Các quy định đối với ký hiệu, ghi nhãn và đóng dấu sản phẩm được xem xét trong các nước tương ứng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu dưới đây là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu có ghi năm công bố, áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu không có năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất kể cả các sửa đổi (nếu có).

  • TCVN 9875 (ISO 11426), Xác định hàm lượng vàng trong hợp kim vàng trang sức – Phương pháp cupen hóa (hỏa luyện).
  • TCVN 9876 (ISO 15093), Đồ trang sức – Xác định hàm lượng kim loại quý trong hợp kim vàng, platin, paladi 999 ‰ dùng làm đồ trang sức – Phương pháp hiệu số sử dụng quang phổ phát xạ quang học plasma cảm ứng (ICP-OES).
  • TCVN 10619 (ISO 11490), Đồ trang sức – Xác định hàm lượng paladi trong hợp kim paladi dùng làm đồ trang sức – Phương pháp trọng lực với dimethyglyoxime.
  • TCVN 10620 (ISO 11210), Đồ trang sức – Xác đinh hàm lượng platin trong hợp kim platin dùng làm đồ trang sức – Phương pháp trọng lượng sau lắng của diamonium hexachloroplatinat.
  • TCVN 10622 (ISO 13756), Xác định hàm lượng bạc trong hợp kim bạc dùng làm đồ trang sức – Phương pháp thể tích (điện thế) sử dụng natri clorua hoặc kali clorua.
  • TCVN 10623 (ISO 11494), Đồ trang sức – Xác định hàm lượng platin trong hợp kim platin dùng làm đồ trang sức – Phương pháp ICP-OES sử dụng ytrium như nguyên tố nội chuẩn.
  • TCVN 10624 (ISO 11495), Đồ trang sức – Xác định hàm lượng paladi trong hợp kim paladi dùng làm đồ trang sức – Phương pháp ICP-OES sử dụng ytrium như nguyên tố nội chuẩn.
  • ISO 11427, Jewellery – Determination of silver in silver jewellery alloys – Volumetric (potentiometric) method using potassium bromide (Đồ trang sức – Xác định hàm lượng bạc trong hợp kim bạc dùng làm trang sức – Phương pháp thể tích (điện thế) sử dụng kali bromua)
  • ISO 15096, Jewellery – Determination of silver in 999 ‰ silver jewellery alloys – Difference method using ICP-OES (Đồ trang sức – Xác định hàm lượng bạc trong hợp kim bạc dùng làm đồ trang sức 999 ‰ – Phương pháp hiệu số sử dụng ICP-OES).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1. Độ tinh khiết (fineness)

Hàm lượng nhỏ nhất của kim loại quý có tên, được đo và tính bằng thuật ngữ phần nghìn theo khối lượng của hợp kim.

4. Phương pháp phân tích để xác định độ tinh khiết

Để xác định độ tinh khiết, phải sử dụng một trong các phương pháp sau đây:

TCVN 10620 (ISO 11210), TCVN 9875 (ISO 11426), ISO 11427, TCVN 10619 (ISO 11490), TCVN 10623 (ISO 11494), TCVN 10624 (ISO 11495), TCVN 10622 (ISO 13756), TCVN 9876 (ISO 15093), ISO 15096.

Các phương pháp khuyến nghị được cho trong Bảng 1.

5. Phạm vi độ tinh khiết

Bảng 1 – Độ tinh khiết của hợp kim kim loại quý

Kim loại quý

Độ tinh khiết a)

Nhỏ nhất

Phương pháp khuyến nghị

Vàng

333 b)

375

417

585

750

916

990

TCVN 9875 (ISO 11426)

999

TCVN 9875 (ISO 11426) hoặc TCVN 9876 (ISO 15093)

Platin

500

600

850

900

950

990

TCVN 10620 (ISO 11210) TCVN 10623 (ISO 11494)

999

TCVN 9876 (ISO 15093)

Paladi

500

950

990

TCVN 10619 (ISO 11490) TCVN 10624 (ISO 11495)

999

TCVN 9876 (ISO 15093)

Bạc

800

925

958

990

ISO 11427

TCVN 10622 (ISO 13756)

999

ISO 15096

a) Độ tinh khiết được tính bằng giá trị nhỏ nhất. Không cho phép sai số âm.

b) Các giá trị được tính bằng phần nghìn (‰)

phương pháp icp ms là gì, máy icp-ms, icp aes là gì, inductively coupled plasma là gì, phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử, máy quang phổ icp, icp là viết tắt của cụm từ tiếng anh nào, icp là gì

Comments

Rate this post

Viết một bình luận