Từ lâu, phấn rôm là sản phẩm được nhiều bà mẹ ưa chuộng dùng cho con để phòng bé bị rôm sảy, hăm tã… Tuy nhiên có một số thông tin cho rằng phấn rôm liên quan đến ung thư cổ tử cung ở bé gái làm nhiều mẹ lo lắng.
Điều này khiến nhiều người lo ngại có nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay không.
Thành phần của phấn rôm
Phấn rôm được làm từ khoáng chất talc và chứa hầu hết các chất magiê, silic, oxy. Bên cạnh đó, có không ít phân rôm em bé sử dụng bột ngô, một thành phần thay cho bột talc.
Trong phấn rôm trẻ em luôn chứa hai thành phần: bột talc (hoặc bột ngô) và hương liệu, những sản phẩm này mang lại mùi thơm tươi mát, nhẹ nhàng cũng như hấp thụ độ ẩm và giảm ma sát da trên da, có thể giúp ngăn ngừa phát ban như hăm tã. Đó là lý do tại sao trong nhiều năm phấn rôm được nhiều người ưa chuộng dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Tác dụng phụ của phấn rôm khi sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nếu hít phải, bột phấn sẽ gây tổn thương phổi nặng, khó thở, nghẹt thở và thậm chí tử vong ở trẻ sơ sinh do vì talc không tan trong nước và không bị phân huỷ bởi vi khuẩn, khi tích tụ trong phổi sẽ làm tắc nghẽn đường thở của trẻ ở nhiều mức độ.
Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa việc sử dụng thường xuyên bột talc ở vùng sinh dục phụ nữ và ung thư buồng trứng. Đối với các bé gái, việc sử dụng phấn rôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng cao gấp 4 lần so với những trẻ bình thường. Theo thống kê, cứ 70 bé gái sử dụng phấn rôm thì có 1 bé sẽ bị u ác tính ở buồng trứng sau này.
Vì những lý do trên hãy cân nhắc việc sử dụng phấn rôm cho bé. Và khi đã sử dụng thì mẹ hãy ghi nhớ các quy tắc sau đây:
-
Không nên sử dụng phấn trực tiếp trên da bé. Thay vào đó, bạn nên đổ lên tay và xoa nhẹ lên da, hạn chế tình trạng phấn không đều, nơi nhiều nơi ít. Không để phấn rôm tiếp xúc trực tiếp với bộ phận sinh dục của trẻ. Thay vào đó hãy thoa một lớp nhẹ lên vùng da xung quanh bộ phận sinh dục của trẻ và lên chân trẻ.
-
Không nên mở quạt hay ngồi gần cửa sổ khi đang đổ phấn trên tay để tránh làm bé hít phải bột phấn, có thể gây viêm phổi.
-
Không sử dụng quá nhiều phấn ở những vùng có ngấn như cổ, nách, bẹn…
-
Lượng phấn dư thừa có thể kết hợp với mồ hôi gây kích ứng da bé.
-
Đối với bé gái, mẹ phải cẩn thận không được bôi ở sát vùng kín, mặt đùi trong, ngoài âm hộ, bụng dưới.
-
Không nên sử dụng phấn ở những vùng nhạy cảm như mũi và mắt.
-
Ngưng sử dụng ngay nếu nhận thấy da bé có nổi các mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy.
-
Khi thay tã, mẹ nên để phấn ở xa tầm tay của trẻ, tránh để bé nghịch, chơi với chai đựng phấn.
Với các tác dụng phụ của phấn rôm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ cũng nên chọn phấn rôm của các nhãn hàng có uy tín để đảm bảo về chất lượng, giảm thiểu nguy cơ gây dị ứng da cho trẻ. Tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm về những nhãn hàng được đảm bảo chất lượng. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm đã được kiểm nghiệm bởi cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).
Hãy tải app Bé Yêu ngay để bố mẹ có thể cập nhật những kiến thức mới và khoa học nhất khi chăm sóc bé.
Đăng ký TẠI ĐÂY.