9 loại trái cây không hạt từng ‘làm mưa làm gió’ cho thu lời ‘khủng’

1. Na không hạt

{keywords}

 

Ngoài ưu điểm “miễn” cho người ăn khỏi phải nhằn hạt, na không hạt còn được ưa chuộng vì mùi vị ngọt thanh, thịt trắng dai. Quả na không hạt khá lớn, năng suất cao hơn hẳn so với giống na truyền thống, cá biệt có những trái nặng gần 1kg.

Thời gian qua, nông dân ở huyện Định Quán (Đồng Nai) đã trồng thành công giống mãng cầu (miền Bắc gọi là quả na) không hạt.

Được biết, na không hạt có xuất xứ từ Thái Lan đã và đã du nhập vào nước ta mấy năm gần đây. Na không hạt có chiều cao tối đa 4m, tán rộng trong 2m, lá bản to, dài, xanh đậm hơn so với giống na truyền thống.

So với giống na truyền thống, na không hạt có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Năng suất cho trái nhiều, sinh trưởng tốt và cây phát triển cao. Tỉ lệ hạt của cây na Thái ít hơn tỉ lệ hạt của các giống cây na hiện nay (hạt chỉ chiếm 20-30%). Nhờ những đặc điểm ưu việt trên, loại trái cây này hiện được thị trường khá ưa chuộng vì mùi vị ngọt thanh, thịt trắng dai và không có hạt.

2. Bơ không hạt

{keywords}

 

Dù có giá khá đắt nhưng bơ không hạt vẫn được người dùng ưa chuộng bởi vị ngọt, béo, không ngậy và ít bị hao hụt như nhiều loại khác.

Bơ không hạt đang là loại bơ được săn đón và thực khách chờ đợi nhiều nhất. Không chỉ lùng mua tại các cửa hàng, đại lý, chợ mạng, nhiều người còn đến tận vườn để mua trái bơ lạ làm quà biếu. 

Đây là giống bơ mới được phát hiện ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, giống bơ này chưa được trồng nhiều tại vùng đất Tây Nguyên. Chính vì thế, bơ không hạt đang có giá khá đắt 100.000 đến 120.000/kg.

Nơi đầu tiên phát hiện ra giống bơ không hạt là vùng đồng bào Ede tại Cugar, tỉnh Đắk Lắk. Giống bơ không hạt thu hoạch muộn hơn so với các loại bơ khác. Thông thường bơ này thu hoạch vào cuối tháng 6 âm lịch. Người làm vườn cũng gọi chúng là bơ trái mùa. 

Một ưu điểm chiếm lợi thế nữa của bơ không hạt đó là do kích thước bơ nhỏ nên rất phù hợp cho các bé ăn dặm, ăn quả nào hết quả đó và luôn giữ nguyên quả tươi ngon.

3. Ổi không hạt

{keywords}

 

Từ trồng ổi không hạt đến sản xuất, cung ứng cây giống cho nhà vườn trong vùng, anh Lê Ngọc Khương (34 tuổi, ở huyện Châu Thành, Hậu Giang) có thu nhập trên một tỷ đồng mỗi năm.

Làm ruộng và trồng xoài không đem lại hiệu quả. Nhận thấy ưu điểm của ổi không hạt dễ trồng, cho năng suất cao, giá ổn định, chất lượng trái ngon nên anh Khương lựa chọn để phát triển kinh tế vườn.

Đến nay, anh Khương đã phát triển thành 3 cơ sở sản xuất cây giống ở thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang), Ô Môn (Cần Thơ), Giồng Riềng (Kiên Giang). Mỗi năm, cơ sở cung cấp cho thị trường từ 30.000 – 50.000 cây giống, với mức giá từ 20.000 – 30.000 đồng/cây. 

Doanh thu từ kinh doanh cây giống mỗi năm khoảng 1,2 tỷ đồng, trừ chi phí anh còn lãi hơn phân nửa. Chưa kể vườn ổi 1,4 ha mỗi năm cung ứng cho siêu thị lớn ở Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang…khoảng 50 tấn trái, thu nhập trên 350 triệu đồng.

4. Chanh không hạt

Ở tuổi 30, anh Nguyễn Văn Thật, ở Châu Thành, Hậu Giang đã là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Thạnh Phước với doanh thu trên 1 tỷ đồng mỗi năm từ chanh không hạt.

{keywords}

 

Hiện tại, mỗi ngày HTX của anh Thật thu mua được hơn 1 tấn chanh với giá 30.000 đồng/kg để cung cấp cho siêu thị, chợ đầu mối trên cả nước. Ngoài ra, mỗi tháng HTX còn bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và châu Âu. Bên cạnh đó, HTX còn đầu tư hệ thống kho lạnh, lò sấy để bảo quản, dự trữ chanh.

Hiện, nhu cầu xuất khẩu chanh không hạt rất lớn, HTX Thạnh Phước không đủ hàng cung cấp cho doanh nghiệp nên đã đề xuất UBND tỉnh Hậu Giang cho thực hiện thí điểm cánh đồng mẫu lớn.

5. Mít không hạt

{keywords}

 

Lão nông Trần Minh Mẫn (ngụ KV2, P.Ba Láng, Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) đã nhân giống thành công giống mít không hạt rất thơm ngon được Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Ông Mẫn cho biết thêm, trong 100 cây ông nhân giống thì có 70 cây cho thu trái. Thấy tiềm năng của giống mít không hạt này, ông mạnh dạn đốn bỏ sầu riêng để mở rộng trồng mít. Ban đầu, ông Mẫn chủ động tặng sản phẩm mít không hạt cho lãnh đạo các sở, ngành và nhờ tiếp thị nên mít của ông được biết đến rộng rãi hơn. 

Với vườn mít hiện tại đang cho trái, trừ tất cả chi phí, lợi nhuận một năm vài trăm triệu đồng. Mít không hạt được thương lái vào tận vườn mua giá từ 30.000 – 35.000 đồng/kg, có lúc lên đến 40.000 đồng/kg nên lợi nhuận ngày càng tăng.

6. Dưa hấu không hạt

Trước đây khi ăn dưa hấu chúng ta thường có cảm giác không thoải mái khi vừa ăn vừa phải lừa nhả hạt ra, với dưa hấu không hạt chúng ta không còn cảm giác khó chịu phải nhả hạt ra nữa. Dưa hấu không hạt có ruột dưa đỏ, đẹp, không hạt, ngọt, vỏ mỏng, có mùi thơm đặc trưng, và dễ bảo quản.

{keywords}

 

Năm 2008, anh Đỗ Văn Phúc, ở ấp Ngã Phú, xã Hiếu Nhơn, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long là một trong những nông dân đầu tiên làm thí nghiệm với giống dưa hấu không hạt Mặt trời đỏ.

Vào thời điểm đó, Syngenta là công ty đầu tiên mang giống dưa hấu không hạt vào thị trường Việt Nam. Vì đây là giống mới, chưa có ai trồng, nên ban đầu anh Phúc cũng e dè, chỉ dám thử nghiệm trên diện tích khoảng 2.000m2. Nhưng chỉ sau một vụ, anh Phúc đã thay đổi…

Theo anh Phúc, giống dưa không hạt Mặt trời đỏ có nhiều ưu điểm như quả đẹp, tròn trông bắt mắt, trọng lượng trung bình 3 – 5kg/quả, cho năng suất cao tới 45 – 50 tấn/ha.

Hiện nay, nhiều nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long đang chuẩn bị trồng vụ dưa không hạt Mặt trời đỏ để thu hoạch vào dịp tết. Những ngày xuân, bổ một trái dưa với màu đỏ rực và vị ngọt lành, có cảm giác một năm mới đầy may mắn sẽ đến.

7. Cam không hạt

{keywords}

 

Ông Phạm Văn Đảo, ấp Tân Nhơn, xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ hiện đang trồng hàng trăm cây cam mật không hạt. Bình quân mỗi vụ, vườn cam mật hàng trăm cây của gia đình ông cho thu cả chục tấn cam, trừ chi phí còn lời hàng trăm triệu đồng.

Cam không hạt ra hoa nhiều và liên tục, tỷ lệ đậu trái và năng suất cao nên cho thu hoạch quanh năm. Để cam có trái to, bán được giá cao, ông Đảo chăm bón rất kỹ từ lúc cây mới ra hoa, thường xuyên vun gốc bón phân; đồng thời, tỉa những cành kém hiệu quả giúp cây mang lượng trái vừa đủ. Nhờ cần mẫn chăm sóc nên vườn cam của ông Đảo xanh tốt, trái xum xuê. 

Ông Đảo chia sẻ kinh nghiệm trồng cam mật, kỹ thuật trồng cam mật: “Giống cam  mật này rất dễ trồng, nhẹ công chăm sóc và có khả năng kháng được bệnh vàng lá gân xanh. Nhờ đó, chi phí đầu tư thấp, năng suất cao”. Nhờ tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây có múi, kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được, ông Đảo áp dụng xử lý cam cho trái sớm, bán được giá cao.

8. Hồng không hạt

{keywords}

 

Cây hồng không hạt đã gắn bó với vùng đất Bắc Kạn trên 100 năm. Hiện nay, tại một số xã của huyện Chợ Đồn, huyện Ba Bể, huyện Ngân Sơn vẫn còn những cây hồng gần 100 năm tuổi cho năng suất và chất lượng quả tốt.

Vào mùa thu, đặc biệt vào ngày Tết trung thu truyền thống, quả hồng không hạt Bắc Kạn thường được dùng làm quà biếu cho bạn bè và người thân, được bày trên mâm ngũ quả trong mỗi gia đình người Việt. Nét văn hóa đặc thù này đã làm cho giá trị và danh tiếng của hồng được lưu truyền qua hàng trăm năm cho đến ngày nay.

Nhờ hồng không hạt mà nhiều hộ dân của tỉnh đã cải thiện được cuộc sống, phát triển kinh tế ngày càng vững vàng hơn. Sản phẩm hồng không hạt những năm gần đây không chỉ tiêu thụ bó hẹp trong địa phận  tỉnh Bắc Kạn mà theo chân lái buôn đi về mọi ngả đường đất nước. Đặc biệt trong những mâm cỗ Trung thu hồng không hạt đã trở thành một loại đặc sản không thể thiếu.

9. Bưởi da xanh không hạt

{keywords}

 

Với đam mê lai tạo giống để cho ra đời những cây, giống mới, biến những trái cây có hạt thành không hạt cho năng suất cao, “ông trùm cây không hạt” Lê Văn Xê (Bắc Tân Uyên, Bình Dương) mày mò nghiên cứu, chiết ghép thành công bưởi da xanh “có hạt” thành giống bưởi da xanh “không hạt” cho giá trị kinh tế cao gấp đôi vào năm 2003.

“Tôi hiện có 30 ha bưởi không hạt đã cho thu hoạch 6 năm, hơn 2 ha cây giống, 5 ha cây non liên kết với bà con nông dân và hàng nghìn ha thực hiện mô hình trợ giúp giống, kỹ thuật canh tác cho người nông dân khắp nơi trên cả nước. Với mỗi ha cho thu nhập bình quân từ 800 triệu đồng/năm, tổng thu nhập từ 30ha trên, mỗi năm tôi có thể thu về từ 15 tỷ đồng đến 18 tỷ đồng đã trừ chi phí”, lão nông chia sẻ.

(Theo Dân Việt)

Rate this post

Viết một bình luận