Hoa atiso – Công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng

Hoa atiso dùng để làm gì – Giảm cholesterol trong máu

Hoa atiso có tác dụng gì với sức khỏe người dùng?

Hoa atiso được trồng rất nhiều tại các tỉnh thành ở Việt Nam. Đây là một thức trà thơm ngon, được nhiều người yêu thích. Ngoài ra, chúng còn là loại thảo dược quý trong y học cổ truyền, có tác dụng rất tốt cho sức khỏe người dùng. Tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách dùng để sử dụng dược liệu đạt được hiệu quả tốt nhất.

Những thông tin cơ bản của dược liệu

Atiso là loại cây xuất hiện nhiều ở nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những kiến thức về loại thực vật này. Dưới đây là một số thông tin cơ bản của cây hoa atiso tươi:

  • Tên dược liệu: Hoa atiso
  • Tên gọi khác: Atiso xanh, atiso Đà Lạt.
  • Tên gọi theo khoa học: Cynara Scolymus L
  • Dược liệu thuộc họ: Compositae (Hoa cúc)

Đặc điểm thực vật của dược liệu

Không chỉ là dược liệu có công dụng tốt với sức khỏe người dùng, atiso còn có vẻ đẹp khá độc đáo. Hoa atiso mang những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Dược liệu thuộc thực vật thân thảo, thấp, chiều cao trung bình của cây khi đã trưởng thành chỉ tầm 1 đến 2m. Xung quanh thân có lớp lông trắng bao phủ.
  • Lá cây to dài, phiến lá khía sâu, mọc so le nhau và có hình răng cưa không đều. Mặt dưới của lá màu xanh nhạt, có một lớp lông trắng mịn và mặt trên có màu xanh lục.
  • Hoa dược liệu mọc thành từng cụm ở đầu ngọn cây. Hoa có kích thước khá lớn, màu đỏ tím, xanh hoặc tím lơ nhạt. Phấn hoa atiso có mùi thơm đặc biệt, có màu vàng tươi và cũng được khai thác rất nhiều. Vậy, phấn hoa atiso có tác dụng gì trong điều trị bệnh? Những thông tin sau sẽ giải đáp câu hỏi này.
  • Quả atiso màu nâu sẫm, nhẵn bóng và có mào lông trắng.

Tìm hiểu hoa atiso có mấy loại?

Các chuyên gia về thực vật cho rằng, cây atiso chỉ có một loại duy nhất. Tuy nhiên, hiện nay có xuất hiện thêm một loại cây được gọi là atiso đỏ. Loại cây này thuộc họ Bông và chúng không có điểm chung với atiso Đà Lạt.

Hình ảnh atiso Đà Lạt và atiso đỏHình ảnh atiso Đà Lạt và atiso đỏ

Atiso đỏ có đặc điểm thân màu đỏ tím, quả hình búp, màu đỏ và mọc nhiều xung quanh thân cây. Chúng thường được sử dụng để làm siro. Tuy vậy, công dụng và dược tính của chúng khác hoàn toàn so với cây atiso Đà Lạt.

Bài viết dưới đây, chuyên trang sẽ không đề cập tới những thông tin về hoa atiso ngâm đường uống có tác dụng gì mà sẽ tìm hiểu chi tiết về công dụng và cách dùng của atiso xanh.

Dược liệu mọc ở đâu, khu vực phân bổ như thế nào?

Hoa atiso có nguồn gốc từ vùng đất Địa Trung Hải (miền Nam Châu Âu). Chúng đã di thực vào Việt Nam từ nhiều thập kỷ trước và sinh trưởng rất tốt tại vùng có khí hậu ôn đới như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt…

Hiện nay, hiểu được công dụng của dược liệu này nên nhu cầu sử dụng của khách hàng ngày càng tăng. Có rất nhiều vùng dược liệu sạch trên toàn quốc đã nuôi trồng thành công hoa atiso như: Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương…

Thu hái và bào chế dược liệu

Với atiso, hầu hết các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc bởi hàm lượng dinh dưỡng rất tốt như rễ, hoa, lá, phấn hoa, thân. Theo kinh nghiệm dân gian, thời điểm thu hoạch tốt nhất của dược liệu vào mùa hoa atiso.

Vậy, mùa hoa atiso vào tháng mấy? Khoảng tháng 5 hoặc tháng 6 hàng năm là thời điểm cây mới ra hoa và chưa nở rộ. Đây cũng là thời điểm thích hợp nhất để thu hái atiso. Với bộ phận lá, người dùng có thể thu hoạch vào lúc cây mới sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa.

Người dùng có thể thu hoạch dược liệu vào khoảng tháng 5 và tháng 6 hàng nămNgười dùng có thể thu hoạch dược liệu vào khoảng tháng 5 và tháng 6 hàng năm

Sau khi thu hái, người dùng phải làm sạch dược liệu, mở nhẹ các kẽ lá để loại hoàn toàn bụi bẩn. Sau đó, dược liệu có thể được sử dụng tươi hoặc phơi, sấy khô để dùng dần.

Phần nhụy hoa cũng được khai thác triệt để khi hoa nở rộ. Nhụy hoa cần được phơi hoặc sấy khô nhẹ trước khi được sử dụng làm thuốc. Vậy, nhụy hoa atiso dùng để làm gì, chúng tôi sẽ giải đáp ở phần tiếp theo.

Atiso có khả năng hút ẩm mạnh nên phải được bảo quản trong lọ hoặc túi bóng kín, đặt tại khu vực thoáng mát, tránh ẩm ướt và mối mọt.

Hoa atiso có tác dụng gì với sức khỏe người dùng?

Không hề ngẫu nhiên khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm hoa atiso và sử dụng chúng nhiều như vậy. Thực tế, tác dụng của dược liệu đã được các tài liệu Đông y ghi chép lại và được kiểm chứng qua nghiên cứu khoa học hiện đại. Vậy, hoa atiso khô có tác dụng gì với sức khỏe người dùng?

Tác dụng trong Đông y

Nhiều người bệnh thường thắc mắc hoa atiso có vị gì? Các tài liệu của y học cổ truyền đã ghi chép rằng, hoa atiso có vị hơi đắng, tính mát. Với tính vị đó, sử dụng hoa atiso có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, trị thấp khớp, giải độc, thông mật…

Tác dụng trong y học hiện đại

Các nghiên cứu trong y học hiện đại cũng đã tìm ra những hoạt chất rất tốt với sức khỏe người dùng có trong dược liệu, cụ thể như:

  • Các loại vitamin cần thiết cho cơ thể như B1, C, B2, A…
  • Các acid hữu cơ có lợi như acid succinic, acid alcol, acid phenol,…
  • Hợp chất Flavonoid như Scolymozid, Cynarozid…
  • Chất đắng như K, Canxi, Natri, Inulin, Cynarin, Tanin…

Với những hoạt chất đó, hoa atiso sấy khô có công dụng như thế nào?

  • Có hiệu quả làm giảm cholesterol trong máu, từ đó giảm lượng mỡ máu và ngăn ngừa những bệnh lý về tim mạch.
  • Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, cải thiện giấc ngủ, làm giảm căng thẳng, an thần…
  • Cung cấp và bổ sung chất xơ cho cơ thể, có tác dụng điều trị bệnh thấp khớp và bệnh phù.
  • Có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa và giảm triệu chứng buồn nôn.
  • Có khả năng làm đẹp da, trị mụn, tàn nhang, xóa vết thâm và chống lão hóa.
  • Hỗ trợ cân bằng đường huyết và tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh lý tiểu đường.
  • Thanh lọc cơ thể, giải rượu, mát gan, giải độc và tăng cường chức năng gan.

Cách chế biến và những bài thuốc từ dược liệu

Hoa atiso làm gì là câu hỏi của nhiều người dùng khi tìm hiểu về dược liệu này. Thực chất, cách chế biến và cách ăn hoa atiso ảnh hưởng không nhỏ dưới công dụng và dược tính của dược liệu. Vậy, hoa atiso khô và hoa atiso tươi làm gì và cách chế biến như thế nào?

Cách chế biến dược liệu ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụngCách chế biến dược liệu ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng

Sử dụng hoa atiso nấu món gì?

Hoa atiso có ăn được không và nấu thành món ăn bổ dưỡng, thơm ngon như thế nào? Người dùng có thể kết hợp với các nguyên liệu khác như thịt băm, móng giò lợn… để chế biến thành những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.

Nguyên liệu chuẩn bị: Hoa atiso, tỏi, chanh tươi và lá nguyệt quế.

Cách thực hiện: 

  • Đun nước sôi cùng tỏi, chanh và lá nguyệt quá, để nhỏ lửa cho tới khi nước sôi thì cho dược liệu vào đun cùng khoảng 30 đến 45 phút.
  • Nếu người dùng nấu cùng xương hoặc móng giò lợn, sau khi nguyên liệu chín mềm thì mới cho dược liệu vào đun cùng.

Hoa atiso dùng để làm gì – Giảm cholesterol trong máu

Nguyên liệu chuẩn bị: 40gr thân, 40gr rễ atiso và 20gr hoa khô atiso.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch rồi phơi, sấy khô dược liệu và tán nhỏ thành bột mịn.
  • Mỗi lần chỉ dùng khoảng 2gr bột và hòa tan cùng nước sôi để uống hàng ngày.

Bài thuốc đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng liên tục để loại bỏ các cholesterol xấu, giúp giảm lượng mỡ máu và ngăn ngừa những bệnh lý về tim mạch.

Hoa atiso hầm sườn lợn chữa tiểu đường

Nguyên liệu chuẩn bị: 50gr hoa atiso khô, 150gr sườn lợn, khoai tây, cà rốt và các gia vị khác.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu đã chuẩn bị, khoai tây và cà rốt cắt thành từng miếng vuông vừa miệng ăn. Sườn lợn chặt thành từng khúc khoảng 2 đốt ngón tay.
  • Xương lợn hầm kỹ, nêm gia vị cho vừa miệng rồi thêm các nguyên liệu khác vào hầm cùng.

Có thể áp dụng bài thuốc hàng ngày và liên tục sử dụng trong khoảng thời gian 5 – 10 ngày để thấy được hiệu quả tích cực của chúng.

Pha trà atiso

Trà atiso được nhiều người dùng áp dụng bởi sự tiện lợi, dễ sử dụng và rất tốt cho sức khỏe cơ thể. Người bệnh có thể làm theo hai công thức sau đây:

Pha trà tươi

Chuẩn bị nguyên liệu: Hoa atiso tươi và lá dứa.

Cách thực hiện:

  • Đun lá dứa và atiso cho tới khi hoa mềm thì vớt ra ngoài.
  • Thêm đường vào trà, đun để đường hòa tan hoàn toàn với nước thì đổ ra bình nước và để nguội.

Trà hoa atiso là thức uống được nhiều người yêu thích bởi hiệu quả mang lại cho sức khỏeTrà hoa atiso là thức uống được nhiều người yêu thích bởi hiệu quả mang lại cho sức khỏe

Pha trà khô

Nguyên liệu chuẩn bị: 10gr atiso khô.

Cách thực hiện: 

  • Tráng qua hoa atiso khô với một lượt nước sôi rồi bỏ phần nước đó đi.
  • Đổ thêm khoảng 2 lít nước vào ấm, ủ trà khoảng 5 phút thì có thể sử dụng.

Người dùng có thể sử dụng ngay khi trà còn ấm hoặc bảo quản trong tủ lạnh và dùng trong ngày. Sử dụng trà atiso thay nước uống hàng ngày có tác dụng bồi bổ cơ thể, thanh nhiệt, giải độc rất tốt.

Những lưu ý khi sử dụng hoa atiso

Cây hoa atiso là dược liệu mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho người dùng. Để sử dụng vị thuốc này đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý những vấn đề cơ bản sau đây:

  • Sử dụng dược liệu theo đúng liều lượng được chỉ định, không nên quá lạm dụng dược liệu. Điều này sẽ khiến người bệnh gặp một số tác dụng phụ như mệt mỏi, suy nhược chức năng gan, trướng bụng…
  • Người dùng cần phải nắm rõ được cách phân biệt atiso Đà Lạt với atiso đỏ để tránh việc sử dụng sai cách.
  • Những đối tượng mắc bệnh lý về sỏi mật, tắc ống mật, những bệnh nhân dị ứng với thành phần của vị thuốc thì không nên sử dụng.
  • Người dùng có thể bị kích ứng khi tiếp xúc với cây.
  • Sử dụng hoa atiso có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ muối và sắt của cơ thể. Vậy nên, người bệnh không nên sử dụng đồng thời cả hai.

Tìm hiểu hoa atiso giá bao nhiêu và hoa atiso mua ở đâu?

Hoa atiso tươi giá bao nhiêu và hoa atiso khô giá bao nhiêu là vấn đề được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về dược liệu.

Hiện nay, có rất nhiều hiệu thuốc, cơ sở dược liệu trên toàn quốc kinh doanh mặt hàng này. Theo khảo sát thị trường, giá hoa atiso sấy khô dao động từ 800.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ/ kg. Giá dược liệu không hề rẻ nên người dùng cần phải thận trọng khi mua sản phẩm, tránh trường hợp mua phải hàng kém chất lượng.

Những năm gần đây, Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Vietfarm được biết tới là địa chỉ quen thuộc cho nhiều khách hàng có nhu cầu về dược liệu. Trong đó, hoa atiso tại Vietfarm được nuôi trồng, chăm sóc, bào chế và đóng gói trong môi trường khép kín, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO.

Dược liệu tại Vietfarm được nuôi trồng, chăm sóc và bào chế trong môi trường khép kínDược liệu tại Vietfarm được nuôi trồng, chăm sóc và bào chế trong môi trường khép kín

Hiện hoa atiso được bán với giá 435.000 VNĐ/ 0.5kg. Đặc biệt khi mua 1kg dược liệu, khách hàng sẽ được miễn phí vận chuyển trên toàn quốc.

Hoa atiso là vị thuốc có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, được ứng dụng vào những bài thuốc, món ăn và pha trà. Hiểu rõ được cách dùng và những lưu ý sẽ giúp người bệnh sử dụng hoa atiso hiệu quả và mang lại sức khỏe tốt cho cơ thể.

Rate this post

Viết một bình luận