Đặc điểm của xoài Cát Chu để phân biệt với xoài Cát Hòa Lộc và các loại xoài khác
5 cách nhận biết xoài Cát Hòa Lộc chính xác để phân biệt với xoài Cát Chu và các loại xoài khác
Xoài Cát Hòa Lộc là giống xoài bắt nguồn từ xã Hoà Lộc, huyện Giáo Đức, Định Tường. Nay đã đổi thành xã Hòa Hưng, H. Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Là một trong nhiều loại quả thuộc hàng đặc sản nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Loại xoài này dễ bị nhầm lẫn với 1 loại xoài khác mang tên xoài Cát Chu. Trên thực tế có rất nhiều điểm khác nhau giữa xoài Cát Chu và xoài Cát Hòa Lộc. Hôm nay, hãy cùng ROOTS tìm hiểu cách phân biệt xoài Cát Chu và xoài Cát Hòa Lộc nhé!
Đặc điểm xoài Cát Hòa Lộc
Xoài Cát vùng Hoà Lộc có dạng thuôn dài, phần eo rốn quả rất rõ, mình tròn. Bầu tròn dần ở phía gần cuống, đỉnh quả nhọn. Lúc trái chín thì vỏ chuyển màu vàng tươi, vỏ rất mỏng và phủ phấn trắng mịn. Trên bề mặt vỏ có đốm tròn nhỏ và màu nâu đen. Xoài Cát Hòa Lộc sấy ăn cực kỳ ngon và cũng là món ăn vặt rất tốt cho sức khỏe.
Khi mua không để ý thật kỹ sẽ dễ bị nhầm xoài Cát Hoà Lộc với xoài Cát Chu Cao Lãnh. Sau đây là cách phân biệt xoài Cát Chu với xoài Cát Hòa Lộc đơn giản mà hiệu quả nhất.
5 cách nhận biết xoài Cát Hòa Lộc chính xác để phân biệt với xoài Cát Chu và các loại xoài khác
-
Quả xoài Cát Hòa Lộc rất dày, thuôn, bụng tròn, đầu nhọn nhưng vẫn có độ cong. Phần eo rốn của xoài khá là rõ và phần cuống của trái thì khá là tròn. Quả xoài có dún nằm cách phần đuôi khoảng 1cm.
-
Kích thước quả thường là khá to, cầm hơi nặng tay vì thịt quả dày. Trọng lượng trung bình mỗi quả xoài Cát Hòa Lộc thường từ 450 – 600g.
-
Khi quả xoài còn xanh thì vỏ sẽ có màu xanh ngọc. Lúc trái chín sẽ chuyển sang màu vàng ươm đồng đều, phần đầu có đốm đen nhỏ.
-
Thịt quả khi chín ăn vào rất dẻo, phần thịt dày, mịn và rất thơm, vị ngọt thanh. Nếu thưởng thức quả chín sẽ thấy ngon hơn rất nhiều so với quả còn xanh.
-
Thịt quả chín khi ăn không có nhiều chất xơ, sợi xơ như nhiều giống xoài khác.
Đặc điểm xoài Cát Hoà Lộc để phân biệt tại các vùng miền khác nhau
Tuy rằng cùng là một giống xoài với cái tên xoài Cát Hoà Lộc. Nhưng nếu giống cây đó được trồng ở mỗi tỉnh thành, vùng miền khác nhau. Thì sẽ lại đem lại mùi vị cũng thay đổi, đặc điểm cũng sẽ ít nhiều khác đi. Vì vậy, cách nhận biết xoài Cát Hoà Lộc ở trên cũng cần điều chỉnh phù hợp từng vùng miền. Và còn là để người mua không nhầm lẫn xoài Cát Hòa Lộc ở những vùng khác với xoài Cát Chu.
Khu vực Đông Nam Bộ
Giống xoài Cát Hòa Lộc được trồng tại Đông Nam Bộ thường có dạng thuôn dài. Đặc điểm là đỉnh trái tròn, trái to đều, màu trái xoài nhạt, không đều lúc còn xanh. Khi chín có vị ngọt không được quá đậm đà, không thơm vào lúc chín. Màu trái xoài khi đã chín thường là màu vàng cam nhạt. Xoài Cát Hòa Lộc tại Đông Nam Bộ có hàm lượng vitamin thấp, độ Brix khoảng 14-16%
Tỉnh Tiền Giang
Trái có dạng thuôn dài, đỉnh trái nhọn, trái ốm hơn loại được trồng ở Đông Nam Bộ. Vỏ có màu đậm hơn và đều toàn bộ trái xoài khi xoài chua chín. Xoài Cát Hòa Lộc trồng ở Tiền Giang sẽ có vị ngọt vừa, có độ thơm lúc chín. Nhưng khi ăn sẽ cảm nhận được có mùi nhựa xoài, xoài có màu vàng chanh khi chín. Hàm lượng vitamin cao của xoài này khá là cao với độ Brix khoảng 16-18%.
Cao Lãnh
Xoài Cát Hòa Lộc trồng ở Cao Lãnh có dạng thuôn dài, đỉnh trái thường nhọn, hầu hết các trái dài và tròn quả. Khi còn xanh thì màu sáng và đều trái hơn khi so với giống xoài này tại khu vực Đông Nam Bộ và Tiền Giang. Người mua nên để ý là xoài Cát Hòa Lộc trồng tại Cao Lãnh và xoài Cát Chu Cao Lãnh là 2 loại khác nhau nhé!
Khi thường thức, xoài cho vị ngọt đậm đà và mùi thơm rất dịu
Lúc chín, quả cho màu vàng chanh
Hàm lượng vitamin cao hơn giống xoài Cát Hoà Lộc trồng tại khu vực Đông Nam Bộ.
Xoài Cát Chu là gì và tại sao dễ nhầm với xoài Cát Hòa Lộc?
Xoài Cát chu
Xoài Cát Chu (Mangifera indica) vốn là giống xoài truyền thống đến từ Đồng Tháp. Có thể nói nó là giống xoài thuần chung 100%. Xoài Cát Chu với xoài Cát Hòa Lộc đều được nhận xét là rất ít xơ. Với hương thơm nồng nàn quyến rũ và vị ngọt đậm đà khó quên. Ăn vừa mềm mà lại hơi dai, cảm giác miếng xoài tan dần trong miệng. Và vị ngọt dịu vẫn đọng lại trên đầu lưỡi thật khó có thể chối từ.
Đặc điểm của xoài Cát Chu để phân biệt với xoài Cát Hòa Lộc và các loại xoài khác
Xoài Cát Chu hình thon dài, khi chín vỏ chuyển màu vàng nhạt, khác với màu vàng ươm của xoài Cát Hòa Lộc. So sánh xoài Cát Chu và xoài Cát Hòa Lộc cũng có thể thấy sự khác biệt là xoài Cát Chu nhỏ hơn. Thịt xoài rất rất ít xơ, mềm nhưng hơi dai, vị ngọt sâu và đậm hương thơm. Để phân biệt với xoài Cát Hòa Lộc thì thịt quả xoài Cát Chu dày, đậm màu, khác với màu sắc ngả cam như xoài Cát Hòa Lộc.
Quả xoài Cát Chu thông thường sẽ có trọng lượng trung bình 350 – 450g. Đặc biệt, xoài Cát Chu được trồng ở vùng đất Cao Lãnh (xoài Cát Chu Cao Lãnh). Sẽ có vị ngọt đậm đà hơn, mang nét đặc trưng rất riêng mà không nơi nào có được. Xoài Cát Chu đã trở thành thương hiệu được yêu thích trong cả nước ta. Và không dừng lại ở đó, nó còn được xuất khẩu sang nước ngoài trên 85 tấn. Cho các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông.
Lời Kết
Trên đây là các thông tin về xoài Cát Hòa Lộc và Xoài Cát Chu để bạn có thể dễ dàng phân biệt 2 loại xoài khác nhau này và lựa chọn theo khẩu vị của mình, cũng như tránh việc bị người bán lừa vì 2 loại xoài này nhìn vẻ ngoài khá giống nhau. Cảm ơn bạn đọc vì đã quan tâm đến các bài viết về thực phẩm của Roots! Chúc bạn một ngày tốt lành!