Bí quyết nấu ăn ngon
Hướng dẫn chọn và chế biến sò huyết
Những ngày đầu đông, thời tiết bắt đầu chớm lạnh, nếu có món sò huyết thưởng thức thì còn gì tuyệt vời bằng. Chúng tôi xin mách bạn một số bí quyết chọn mua và chế biến sò huyết ngon nhé
Nội dung chi tiết
Để món ăn từ sò huyết của bạn được ngon hơn thì hãy thử tham khảo 2 bí quyết dưới đây nhé!
1. Chọn sò huyết
Sò huyết không phải là loại thực phẩm gì quá xa lạ, vì thế nó được bán khá nhiều tại các chợ lớn, chợ đầu mối, chợ hải sản trong nội thành. Hiện nay người ta đã nuôi được loại sò này nên giá của nó cũng không còn đắt như mấy năm về trước nữa.Trung bình giá sò huyết là 85.000 đồng/kg, loại sò cỡ nhỏ hơn giá sẽ rẻ hơn.
Sở dĩ có tên là sò huyết bởi vì ruột của nó có màu đỏ hồng như máu, ăn rất bổ. Bạn nên chọn loại sò nhìn còn tươi ngon. Nếu may mắn mua được loại sò sống ở vùng nước lợ thì sẽ thơm, ngọt, béo hơn sò nuôi tại các vùng nước khác.
2. Chế biến sò huyết
Có rất nhiều cách để chế biến sò huyết như: nướng, xào tỏi, xào xả ớt, xào me, rang muối, cháo sò huyết… Tuy nhiên, cái khó của món ăn này là phải biết cách chế biến để vừa đảm bảo vệ sinh, an toàn, vừa giữ lại được nhiều nhất các chất dinh dưỡng, chất bổ có sẵn trong sò.
Cách sơ chế sò như sau: đầu tiên lấy bàn chải đánh sạch đất cát và bụi bẩn bên ngoài, sau đó cho sò vào ngâm với nước có cắt vài lát ớt để sò nhả hết đất bên trong ra. Cuối cùng mình thấy các đầu bếp chần nhanh sò bằng nước sôi trong khoảng 4 – 5 giây để loại bỏ các vi khuẩn có khả năng lây nhiễm các loại bệnh viêm gan A, E, tuyến giáp…
Chần sò huyết: Sau khi chần sơ như vậy thì bạn có thể yên tâm dùng sò để chế biến các món khoái khẩu được rồi. Nếu thích ăn món sò chần cũng có thể chần lâu hơn một chút (lúc chần cho thêm sả đập dập vào cho thơm), nhưng chú ý đừng chần lâu quá mà khiến sò há miệng, vừa mất chất dinh dưỡng, lại vừa không còn ngon, ngọt. Món này mà cả nhà ngồi quây quần nhấm nháp cùng bia thì không còn gì để chê.
Tuy nhiên, bây giờ đang vào mùa lạnh nên bạn có thể chia đôi số sò mua được, một nửa làm món sò huyết xốt me cho bữa tối, còn một nửa mình sẽ để dành đến sáng mai nấu cháo.
Để món ăn từ sò huyết của bạn được ngon hơn thì hãy thử tham khảo 2 bí quyết dưới đây nhé!Sò huyết không phải là loại thực phẩm gì quá xa lạ, vì thế nó được bán khá nhiều tại các chợ lớn, chợ đầu mối, chợ hải sản trong nội thành. Hiện nay người ta đã nuôi được loại sò này nên giá của nó cũng không còn đắt như mấy năm về trước nữa.Trung bình giá sò huyết là 85.000 đồng/kg, loại sò cỡ nhỏ hơn giá sẽ rẻ hơn.Sở dĩ có tên là sò huyết bởi vì ruột của nó có màu đỏ hồng như máu, ăn rất bổ. Bạn nên chọn loại sò nhìn còn tươi ngon. Nếu may mắn mua được loại sò sống ở vùng nước lợ thì sẽ thơm, ngọt, béo hơn sò nuôi tại các vùng nước khác.Có rất nhiều cách để chế biến sò huyết như: nướng, xào tỏi, xào xả ớt, xào me, rang muối, cháo sò huyết… Tuy nhiên, cái khó của món ăn này là phải biết cách chế biến để vừa đảm bảo vệ sinh, an toàn, vừa giữ lại được nhiều nhất các chất dinh dưỡng, chất bổ có sẵn trong sò.đầu tiên lấy bàn chải đánh sạch đất cát và bụi bẩn bên ngoài, sau đó cho sò vào ngâm với nước có cắt vài lát ớt để sò nhả hết đất bên trong ra. Cuối cùng mình thấy các đầu bếp chần nhanh sò bằng nước sôi trong khoảng 4 – 5 giây để loại bỏ các vi khuẩn có khả năng lây nhiễm các loại bệnh viêm gan A, E, tuyến giáp…Sau khi chần sơ như vậy thì bạn có thể yên tâm dùng sò để chế biến các món khoái khẩu được rồi. Nếu thích ăn món sò chần cũng có thể chần lâu hơn một chút (lúc chần cho thêm sả đập dập vào cho thơm), nhưng chú ý đừng chần lâu quá mà khiến sò há miệng, vừa mất chất dinh dưỡng, lại vừa không còn ngon, ngọt. Món này mà cả nhà ngồi quây quần nhấm nháp cùng bia thì không còn gì để chê.Tuy nhiên, bây giờ đang vào mùa lạnh nên bạn có thể chia đôi số sò mua được, một nửa làm món sò huyết xốt me cho bữa tối, còn một nửa mình sẽ để dành đến sáng mai nấu cháo.