5 lễ vật tráp ăn hỏi không thể thiếu khi đi xin dâu

Đám hỏi là một trong những nghi thức quan trọng trước ngày cưới không thể bỏ qua. Vậy các cặp đôi có biết ý nghĩa của lễ ăn hỏi này là gì không? Để hiểu được ý nghĩa của lễ ăn hỏi, trước hết hãy cùng Cưới hỏi Phương Anh tìm hiểu về ý nghĩa của các tráp ăn hỏi – lễ vật không thể thiếu trong mọi lễ ăn hỏi. Vậy tráp ăn hỏi bao gồm những gì, theo như phong tục truyền thống của người Việt?

tráp ăn hỏi bao gồm những gìTráp ăn hỏi đủ đầy thể hiện sự tôn trọng đối với nhà gái cũng như sự sung túc của nhà trai, trong đó mỗi lễ vật đều có ý nghĩa tượng trưng khác nhau

Tiền đen

Phong bì tiền (hay còn gọi là lễ đen) được để vào một tráp riêng hoặc để chung vào với tráp trầu cau khi nhà trai mang sang nhà gái.

Số tiền trong tráp lễ đen tượng trưng cho việc thách cưới của nhà gái đối với nhà trai. Mặt khác, lễ đen cũng được coi như món quà của nhà trai dành cho nhà gái để tỏ lòng cảm ơn gia đình đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con dâu mới.

tráp lễ tiền đenTráp lễ tiền đen

Tráp trầu cau

Từ thuở xưa đến tận ngày nay, dù đám cưới theo phong tục của vùng miền nào thì cũng không thể thiếu tráp trầu cau trong mâm quả ngày lễ ăn hỏi,

“Miễn trầu là đầu câu chuyện”. Trầu cau xanh hòa quyện cùng vôi trắng sẽ tạo ra màu đỏ hồng như màu máu, tượng trưng cho sự son sắt bền chặt của cuộc sống gia đình sau này.

Tráp bánh kẹo

Bánh phu thê, bánh hồng, bánh pía, bánh kem, bánh cốm…  thường là các loại bánh truyền thống thường được sử dụng trong lễ ăn hỏi, trong đó bánh phu thê là phổ biến nhất bởi ý nghĩa trong câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng, mong ước về tình yêu mặn nồng, hòa quyện vào nhau.

tráp bánh kẹoNhững loại bánh này được đựng hoặc bọc trong giấy đỏ

Theo phong tục xưa, bánh cặp gồm hai thức bánh tượng trưng cho âm dương: bánh phu thê – tượng trưng cho Dương và bánh cốm – tượng trưng cho Âm, hoặc bánh chưng – bánh dày.

Ngày nay, nhiều gia đình thay thế tráp bánh kẹo bằng xôi gấc và lợn quay với ý nghĩa tương tự nhưng nhìn chung tráp bánh kẹo vẫn là một lễ vật không thể thiếu trong các lễ ăn hỏi.

Tráp rượu ăn hỏi

Tráp rượu ăn hỏi là một trong các tráp quan trọng, trong đó bao gồm thuốc và rượu. Rượu thuốc phổ biến dùng để kết tráp là Vodka và thuốc lá Vina. Ngoài ra, hiện nay các nhãn như Chiva , rượu vang, thuốc 3 số, thuốc ngoại cũng được hay dùng trong các lễ ăn hỏi sang trọng.

tráp rượu ăn hỏiMột trong những tráp rượu thuốc được kết bởi Cưới hỏi Phương Anh

Trà và rượu mang ý nghĩa tượng trưng cho lời xin phép của con cháu, mong ông bà tổ tiên sẽ về chứng giám cho đôi tình nhân để đám cưới được diễn ra vui vẻ và hạnh phúc. Bên cạnh đó, chất cay nồng của rượu và vị thơm đắng của trà góp thêm hương vị cho cuộc sống them sắc màu, tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân viên mãn.

Tráp hoa quả

Vào dịp cưới hỏi, tráp trái cây được xem như là một món sính lễ mà qua đó nhà trai sẽ thể hiện được sự trân trọng, tấm lòng thành của họ nhà trái đối với nhà gái.

Tùy thuộc vào phong tục tập quán mỗi vùng miền mà các loại trái cây cũng có sự thay đổi phù hợp nhằm làm tăng tính chất trang trọng, xứng đáng là một mâm sính lễ. Để buổi lễ diễn ra một cách suôn sẻ và được lòng cả hai họ, nhà trai thường chuẩn bị tráp quả ăn hỏi với các loại quả như: Xoài Cát, Na (Mãng Cầu), Thanh Long, Nho Mỹ, Táo Đỏ để thay thế cho các loại quả thường dùng trong thờ cúng hàng ngày.

tráp hoa quả ăn hỏiTráp trái cây thường được kết rất công phu và tỉ mỉ, thường được trang trí theo mẫu tráp cưới rồng phượng

Trái cây được xem là quà tặng từ thiên nhiên, vì vậy tráp trái cây mang ngụ ý mong cho tình yêu, cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ sẽ ngọt ngào và tươi mới suốt cuộc đời.

Hy vọng thông qua bài viết bạn có thể nắm rõ được tráp lễ ăn hỏi gồm những lễ vật gì, từ đó thuận tiện trong việc đặt lễ ăn hỏi đầy đủ, đẹp mặt nhất.

Để được tư vấn về dịch vụ cưới hỏi trọn gói, đặc biệt là dịch vụ đặt lễ tráp ăn hỏi tại Cưới hỏi trọn gói Phương Anh mời bạn gọi 0969136536 để được tư vấn tận tình.

Hoặc Đặt Lịch Hẹn, để lại số điện thoại cho Cưới hỏi Phương Anh, chúng tôi sẽ nhanh chóng liệc lạc và trao đổi cụ thể với bạn. 

Biên tập: Hoàng Phương

Rate this post

Viết một bình luận